Cú sốc thuế quan với quốc gia ‘chưa ai từng nghe đến’
Nhờ Tổng thống Trump, giờ đây chúng ta biết rằng Maseru là thủ đô của Lesotho, rằng đói nghèo đang hoành hành một nửa dân số của quốc gia này, và rằng tỷ lệ mắc HIV/AIDS tại đây thuộc loại cao nhất thế giới.
Công nhân dệt may ở Lesotho. Ảnh: peoplesdispatch
Đầu tháng 3, Tổng thống Donald Trump đã gọi Lesotho là một nơi “chưa ai từng nghe đến”. Một tháng sau, quốc gia nhỏ bé ở phía nam châu Phi này trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau khi bị đánh thuế 50% đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ, mức thuế cao nhất mà Washington công bố đối với một đất nước nhỏ bé, nơi sinh sống của 2,3 triệu người và có GDP chỉ hơn 2 tỷ USD mỗi năm.
Theo tờ El Pais, trong vài ngày qua, và nhờ ông Trump, giờ đây chúng ta biết rằng Maseru là thủ đô của Lesotho, rằng đói nghèo đang hoành hành một nửa dân số của quốc gia này, rằng hàng nghìn chiếc quần jeans Levi’s được bán ở Mỹ được sản xuất tại các nhà máy dệt ở nước này và rằng tỷ lệ mắc HIV/AIDS tại đây là một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới.
Nhưng tại sao lại là Lesotho?
Đó chính xác là điều mà Bộ trưởng Thương mại Lesotho, Mokhethi Shelile, đã tự hỏi, với sự kinh ngạc, trong lần xuất hiện ngắn ngủi trước giới truyền thông vào tối 10/4.
“Chúng ta cần phải khẩn trương đến Mỹ để trao đổi với chính quyền của họ và bảo vệ lợi ích của chúng ta”, ông Shelile nói. Vị quan chức này dự đoán rằng một số trong 11 nhà máy dệt của Lesotho sẽ phải đóng cửa và một phần lực lượng lao động gồm 12.000 người của họ sẽ mất việc, mặc dù hiện tại hoạt động của họ vẫn không thay đổi trong khi chính phủ “tìm kiếm giải pháp”, bao gồm “đa dạng hóa” các điểm đến xuất khẩu của mình.
“Mỹ là đối tác thương mại quan trọng đối với châu Phi, nhưng trong những năm gần đây, một số quốc gia trên lục địa này đã chuyển sang các điểm đến khác, chẳng hạn như Trung Quốc, điều này chắc chắn sẽ tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực của chúng tôi sau các quyết định của ông Trump”, Kwami Ossadzifo Wonyra, nhà kinh tế học và giáo sư tại Đại học Kara, ở Togo, giải thích trong một cuộc phỏng vấn.
Lesotho, một vương quốc nhỏ vùng núi, phụ thuộc vào xuất khẩu kim cương, quần áo – đặc biệt là quần jean – và nước khoáng. Điều đặc biệt là Lesotho nằm lọt thỏm hoàn toàn trong lãnh thổ của một quốc gia khác là Nam Phi. Sau Nam Phi, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của nước này, chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu sang Mỹ chiếm 10% GDP của Lesotho. Xét đến những con số này, thiệt hại mà mức thuế 50% gây ra rõ ràng nghiêm trọng hơn ở một quốc gia không gây ra mối đe dọa thương mại nào đối với Mỹ.
“Có lẽ quyết định của ông Trump là do người Mỹ muốn bảo vệ những người sản xuất bông của họ. Đó là lý do hợp lý duy nhất mà người ta có thể tìm thấy”, Giáo sư Ossadzifo Wonyra nói.
Nhưng theo các nhà kinh tế khác, câu trả lời có thể khác.
Lesotho bất lực trong phản ứng
Liệu có phải Lesotho đã áp dụng mức thuế cắt cổ đối với các sản phẩm của Mỹ và Washington chỉ đơn giản là áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”? Có vẻ như không phải vậy. Lesotho là thành viên của Liên minh Hải quan Nam Phi (SACU), bao gồm cả Nam Phi, Namibia, Eswatini và Botswana. Tất cả đều áp dụng một mức thuế quan chung đối với hàng xuất khẩu của họ, nhưng Washington sẽ áp dụng các mức thuế khác nhau: 30% cho Nam Phi, 37% cho Botswana, 21% cho Namibia và 10% cho Eswatini.
Video đang HOT
Nền kinh tế Lesotho phụ thuộc vào xuất khẩu kim cương và quần áo. Ảnh: peoplesdispatch
Các tính toán của chính quyền Tổng thống Trump đối với một quốc gia như Lesotho chủ yếu dựa trên sự bất bình đẳng trong thương mại của quốc gia này, cụ thể hơn là sự mất cân bằng so với Washington. Do đó, các quốc gia nhỏ, nghèo tài nguyên không đủ khả năng nhập khẩu từ Mỹ đã bị phạt nặng hơn. Vào năm 2024, trong khi Mỹ chỉ xuất khẩu 2,8 triệu USD hàng hóa sang quốc gia châu Phi nhỏ bé này, thì lượng hàng nhập khẩu của họ từ Lesotho lên tới 237,3 triệu USD.
“Lesotho không thể làm gì về vấn đề này: họ không thể thay đổi mức thuế mà họ bị cáo buộc áp dụng đối với Mỹ để giảm mức thuế mà Mỹ ‘đáp lại’ vì mức thuế này cũng không dựa trên bất kỳ mức thuế nào mà họ áp dụng. Tương tự như vậy, Lesotho không thể làm được gì nhiều để giảm thâm hụt thương mại với Mỹ vì, một lần nữa, họ đơn giản là không có đủ tiền để mua hàng hóa Mỹ”, nhà phân tích kinh tế Arnaud Bertrand nói, nhấn mạnh rằng đây là ví dụ điển hình nhất về “sự bất nhất về kinh tế” của những thông báo của từ Washington, rằng “thay vì giải quyết các rào cản thương mại thực tế, lại trừng phạt các quốc gia dựa trên thâm hụt thương mại”.
Một số loại quần bò Levi’s mà người Mỹ mặc được sản xuất tại Lesotho và được xuất khẩu nhờ Đạo luật Tăng trưởng và Cơ hội của châu Phi (AGOA), cho phép một số quốc gia châu Phi xuất sản phẩm đến Mỹ mà không phải chịu thuế. AGOA, được cựu Tổng thống Bill Clinton ký thành luật vào năm 2000, nhằm mục đích kích thích nền kinh tế của các quốc gia này và dự kiến sẽ được gia hạn vào tháng 9 năm sau, nhưng các quyết định của chính quyền Tổng thống Trump dường như đánh dấu sự kết thúc của nó.
Nhà kinh tế Kwami Ossadzifo Wonyra cho rằng: “Có lẽ đã đến lúc các nước châu Phi tập trung vào việc thúc đẩy một khu vực thương mại tự do cho lục địa của chúng ta. Chúng ta cần phát triển theo khu vực để đáp ứng nhu cầu của mình. Đây có thể là cơ hội để định hướng lại hoạt động thương mại của chúng ta hướng tới các nước láng giềng và cả thị trường châu Á”.
Thực tế là cả Lesotho và hầu hết các quốc gia châu Phi đều không quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ. Năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ các quốc gia châu Phi đạt 39,5 tỷ đô la (trong đó 50% thuộc về Nam Phi và Nigeria), chỉ gần bằng số lượng mà Mỹ mua từ một quốc gia như Mexico trong một tháng. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang châu Phi đạt 32,1 tỷ USD, theo số liệu chính thức.
Bệnh nhân AIDS bị bỏ rơi?
Mức thuế quan nặng nề có hiệu lực vào thời điểm nhiều quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với những tác động từ việc cắt giảm viện trợ nước ngoài của Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Trong số này có Lesotho, nơi có khoảng 260.000 người được chẩn đoán mắc HIV. Loại virus này đã cướp đi sinh mạng của 4.000 người vào năm 2023, khiến nó trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Lesotho.
Kể từ khi ông Trump tuyên bố rằng hầu hết các chương trình của USAID sẽ bị đình chỉ trong 90 ngày để đánh giá tính phù hợp của chúng, 72% hỗ trợ mà Lesotho nhận được từ Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về AIDS (PEPFAR) đã biến mất. Vào năm 2024, USAID đã đầu tư 44 triệu USD vào cuộc chiến chống lại HIV/AIDS tại Lesotho.
Phố Wall lại trượt dốc khi Mỹ tiếp tục áp thuế 104% đối với Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong phiên 8/4, đánh dấu phiên giảm thứ tư liên tiếp kể từ sau thông báo về thuế quan của ông Trump vào tuần trước.
Lần đầu tiên trong gần một năm, Chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới ngưỡng 5.000 điểm.
Hoạt động giao dịch tại sàn chứng khoán New York, Mỹ ngày 3/4/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Reuters, Chính phủ Hoa Kỳ ngày 8/4 cho biết mức thuế 104% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có hiệu lực ngay từ 0h01 ngày 9/4 (theo giờ địa phương), trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump có động thái nhanh chóng bắt đầu các cuộc đàm phán với các đối tác thương mại bị nhắm mục tiêu trong kế hoạch áp thuế toàn diện.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong phiên 8/4, đánh dấu phiên giảm thứ tư liên tiếp kể từ sau thông báo về thuế quan của ông Trump vào tuần trước. Chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới ngưỡng 5.000 điểm - lần đầu tiên trong gần một năm. Hiện tại, chỉ số này đã giảm 18,9% so với mức đỉnh gần nhất vào ngày 19/2, tiến sát ngưỡng giảm 20% - mức thường được xem là ranh giới của một thị trường giá xuống ("thị trường gấu")
Theo dữ liệu từ LSEG, các công ty trong chỉ số S&P 500 đã mất 5,8 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường kể từ khi ông Trump công bố kế hoạch áp thuế hôm 2/4 - mức sụt giảm trong 4 ngày sâu nhất kể từ khi chỉ số này được tạo ra vào những năm 1950.
"Quy mô và tác động gây gián đoạn từ các chính sách thương mại của Mỹ, nếu được duy trì, sẽ đủ để đẩy Mỹ và toàn cầu vào suy thoái", tờ New York Times dẫn cảnh báo của các nhà kinh tế tại JPMorgan vào cuối tuần trước.
Trước đó, thị trường toàn cầu từng ghi nhận đà tăng nhờ kỳ vọng rằng ông Trump có thể sẵn sàng đàm phán để điều chỉnh các hàng rào thuế quan theo từng quốc gia và mặt hàng - vốn đang được thiết lập xung quanh thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Chính quyền Mỹ đã lên lịch đàm phán với Hàn Quốc và Nhật Bản - hai đồng minh thân cận và cũng là đối tác thương mại lớn. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cũng sẽ có chuyến thăm Mỹ vào tuần tới.
"Tất cả các thỏa thuận này đều rất đặc thù, được thiết kế riêng", ông Trump phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng ngày 8/4, nơi ông ký sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp than. "Chúng tôi đã có cuộc đàm phán với rất nhiều quốc gia - hơn 70 nước - và tất cả đều muốn tham gia. Vấn đề là chúng tôi không thể xử lý nhiều nước cùng lúc."
Tuy nhiên, Nhà Trắng khẳng định các mức thuế quan riêng biệt đối với từng quốc gia - lên tới 50% - vẫn sẽ được áp dụng đúng kế hoạch, từ 0h01 sáng 9/4 theo giờ miền Đông Mỹ (tức 11h01 ngày 9/4 theo giờ Việt Nam).
Container hàng hoá tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc ngày 8/4/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Các mức thuế này đặc biệt cao đối với Trung Quốc, khi ông Trump nâng thuế nhập khẩu đối với nước này lên tới 104% nhằm đáp trả loạt thuế trả đũa mà Bắc Kinh công bố hồi tuần trước. Trung Quốc từ chối nhượng bộ trước điều họ gọi là "sự tống tiền" và tuyên bố sẽ "chiến đấu đến cùng".
Đáp lại, các quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết họ sẽ không ưu tiên đàm phán với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Loạt thuế quan quy mô lớn của ông Trump đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái và phá vỡ trật tự thương mại toàn cầu đã được duy trì suốt nhiều thập kỷ qua.
"Hiện tại, chúng tôi đã nhận chỉ đạo rằng cần ưu tiên cho các đồng minh và đối tác thương mại như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác," cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett chia sẻ trên Fox News.
Người phát ngôn Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, phương pháp đàm phán riêng biệt với từng nước của ông Trump "sẽ cân nhắc cả yếu tố viện trợ quân sự, viện trợ nước ngoài lẫn các vấn đề kinh tế".
Trưởng đoàn đàm phán thương mại của Tổng thống Trump, Jamieson Greer, phát biểu với Quốc hội rằng văn phòng của ông đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình, nhưng "không bị ràng buộc bởi bất kỳ thời hạn cụ thể nào".
"Tổng thống đã nói rõ - ít nhất trong ngắn hạn - rằng ông sẽ không đưa ra miễn trừ hay ngoại lệ", ông Greer nhấn mạnh.
Trong khi đó, Trung Quốc đang chuẩn bị cho một "cuộc chiến tiêu hao", bất chấp các nhà sản xuất cảnh báo về sụt giảm lợi nhuận và ráo riết lên kế hoạch xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Viện dẫn các rủi ro bên ngoài gia tăng, Ngân hàng Citi đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2025 từ 4,7% xuống còn 4,2%.
Trong diễn biến khác, Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết mức thuế 25% của nước này đối với một số loại xe nhập từ Mỹ - một biện pháp đối phó để phù hợp với cách tiếp cận của ông Trump - sẽ có hiệu lực ngay sau nửa đêm 8/4.
"Tổng thống Trump đã gây ra cuộc khủng hoảng thương mại này - và Canada đang phản ứng có mục đích và mạnh mẽ", ông Carney cho biết trên mạng X.
Thủ tướng Canada Mark Carney lên án thuế quan của Mỹ là "cuộc tấn công trực tiếp" vào người lao động Canada và cam kết hành động vì lợi ích cộng đồng. Ảnh: THX/TTXVN
Canada và Mexico được miễn trừ khỏi đợt thuế quan mới mà Trump công bố vào tuần trước, nhưng các khoản thuế trước đó vẫn được áp dụng. Hầu hết các mặt hàng tuân thủ thỏa thuận thương mại hiện hành giữa ba nước đều không phải chịu mức thuế mới.
Trong khi đó, Reuters cho biết, người Mỹ đang lo lắng về giá cả gia tăng trong nước. 3/4 người Mỹ được hỏi dự đoán giá cả sẽ tăng khi thuế quan của Trump có hiệu lực, theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos.
Nhà sản xuất chip Micron thông báo với khách hàng rằng họ sẽ áp dụng phụ phí liên quan đến thuế quan bắt đầu từ 9/4, trong khi các nhà bán lẻ quần áo cho biết họ đang trì hoãn đơn đặt hàng và hoãn tuyển dụng.
Theo một hiệp hội ngành hàng, giá bán lẻ của giày chạy bộ sản xuất tại Việt Nam sẽ tăng từ 155 USD lên 220 USD khi mức thuế 46% của ông Trump có hiệu lực.
Người tiêu dùng đang tranh thủ tích trữ hàng hóa khi còn có thể. "Tôi mua gấp đôi mọi thứ - đậu, đồ hộp, bột mì, bất cứ thứ gì", ông Thomas Jennings, 53 tuổi, chia sẻ khi đang đẩy xe hàng trong một siêu thị Walmart ở New Jersey.
Các đợt tăng giá diện rộng có thể chưa xuất hiện ngay lập tức, do mức thuế mới không áp dụng cho hàng hóa đã vận chuyển trước thời điểm có hiệu lực.
Ngành đồ chơi Mỹ 'khóc ròng' vì thuế nhập khẩu 145% Đối với nhiều gia đình Mỹ, những món đồ chơi giá phải chăng có thể trở thành hàng xa xỉ. Đó là bởi vì gần 80% tất cả đồ chơi được bán ở Mỹ được nhập khẩu từ Trung Quốc, và không dễ để đưa chúng về sản xuất nội địa. Công nhân tại một nhà máy sản xuất đồ chơi ở Liên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ: Sự cố thiết bị gây gián đoạn nghiêm trọng tại sân bay Newark

Tàu ngầm Yasen-M của Nga thách thức ưu thế hải quân Mỹ và NATO

Các công ty toàn cầu tìm giải pháp ứng phó thuế quan của Mỹ

ECB cảnh báo tác động đa chiều của chiến tranh thương mại lên Eurozone

IMF: Hàn Quốc sắp tụt hậu so với Đài Loan về GDP bình quân đầu người

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu: Tâm điểm trong đề xuất hòa bình của Mỹ

FBI sử dụng máy phát hiện nói dối để điều tra các vụ rò rỉ thông tin

Iran đã kiểm soát được đám cháy sau vụ nổ ở cảng Shahid Rajaee khiến ít nhất 65 người chết

Chiến sự lan tới tỉnh mới Dnipropetrovsk, người Ukraine vội sơ tán khi quân đội Nga áp sát

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua
Có thể bạn quan tâm

Cạnh tranh trực tiếp với Tencent, NetEase chính thức giới thiệu dự án FPS siêu phẩm mới
Mọt game
09:12:30 30/04/2025
Thiều Bảo Trâm được khen đẹp hơn cả Lisa (BLACKPINK)
Sao việt
09:10:08 30/04/2025
Hầu hết người dùng xe điện không muốn quay về với xe động cơ đốt trong
Ôtô
09:09:54 30/04/2025
Phơi bày nhan sắc quá khứ của đại mỹ nhân 2K2 bị đồn "sửa mặt để giống Jennie (BLACKPINK)"
Sao châu á
09:03:50 30/04/2025
Rosé có da có thịt rồi bạo tới cỡ này, MXH được một phen chấn động!
Phong cách sao
08:59:49 30/04/2025
Điểm danh 4 món thời trang công sở trẻ trung nhất
Thời trang
08:50:21 30/04/2025
Loạt cán bộ "dính chàm" vụ biến đất công thành tư ở Vũng Tàu
Pháp luật
08:44:32 30/04/2025
Bàn thờ có 3 thứ này Chặn Cửa Tài Lộc: Càng giữ lại càng nghèo khổ, vứt ngay còn kịp
Trắc nghiệm
08:25:14 30/04/2025
iPhone 17 sắp được sản xuất hàng loạt
Đồ 2-tek
08:23:06 30/04/2025
Sóng 5G có gây hại sức khỏe?
Sức khỏe
08:10:14 30/04/2025