Cú thử sống còn của Thủ tướng Nhật
Thông báo ngày 1/2 về vụ hành quyết con tin Kenji Goto, người Nhật thứ 2 bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt cóc và giết hại, đang đặt ra một thách thức chính trị lớn cho chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe.
Theo hãng tin BBC, vụ Kenji Goto nêu ra nhiều câu hỏi về sự an toàn của người Nhật ở trong và ngoài nước trong tương lai, mức độ ủng hộ của dân chúng Nhật đối với một chính sách đối ngoại ngày càng năng nổ, và các triển vọng lập pháp trong năm 2015 nhằm cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật (SDF) đóng một vai trò tích cực hơn ở nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang đối mặt nhiều thách thức
Người Nhật xưa nay thường ác cảm với ý kiến tham gia vào các cuộc xung đột ở nước ngoài dù là tối thiểu, phản ánh các khái niệm hòa bình trong Hiến pháp 1947 và một ý niệm rằng Nhật tương đối miễn nhiễm với các thách thức của an ninh quốc gia.
Những năm gần đây, Chính phủ Nhật bắt đầu xa rời dần chính sách ngoại giao kiểu này. Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi đã cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ về hậu cần, tài chính và cả khẩu khí cho nỗ lực tái thiết Iraq của liên quân do Mỹ đứng đầu. Năm 2004, ông từ chối yêu sách của khủng bố là rút lực lượng SDF gìn giữ hòa bình khỏi Iraq, dẫn đến vụ hành quyết Shosei Koda.
Ngày nay, ông Abe càng củng cố chủ trương này, tuyên bố rõ ràng rằng “Nhật sẽ không nhượng bộ trước khủng bố” và quốc đảo này sẽ “hợp tác cùng cộng đồng quốc tế để buộc chúng (quân khủng bố) phải trả giá cho tội lỗi của mình”.
Abe cũng cam kết Nhật sẽ tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ về nhân đạo và kinh tế cho những nước trong khu vực bị kẹt giữa cuộc chiến chống IS.
Trước khi Goto bị IS xử tử, một số chính trị gia đối lập ở Nhật lên án chính phủ cầm quyền, cho rằng thông báo của Thủ tướng Abe về gói viện trợ 200 triệu USD cho khu vực ngày 17/1 khi ông thăm Cairo có thể đã dẫn tới cuộc khủng hoảng con tin. Nhưng cáo buộc này dường như là cường điệu hóa.
Video đang HOT
Nhìn chung, cách tiếp cận của Abe rất trọng tâm và cân đối. Ông quyết theo đuổi một lập trường cứng rắn, kiên định với chính sách ngoại giao và an ninh năng nổ hơn mà ông đã phát triển kể từ năm 2012. Ông cũng quyết tâm ràng buộc Nhật với đồng minh quan trọng nhất của nước này là Mỹ, quốc gia cùng với Anh luôn công khai chống lại bất kỳ một nhượng bộ nào trước yêu sách khủng bố.
Sau thông báo ngày 20/1 của IS rằng tổ chức này sẽ chặt đầu hai con tin, Thủ tướn Abe đã triệu tập hội đồng an ninh quốc gia và lập ra một ban quản lý khủng hoảng để hợp tác với các nước chủ chốt trong khu vực, trong đó có Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Mục đích là giải quyết xung đột thông qua đàm phán với các bộ tộc địa phương ở Iraq hoặc có thể qua một bên trung gian với nhóm bắt cóc con tin.
Nhưng để giữ vững vị thế thống nhất với Mỹ không cúi đầu trước yêu sách khủng bố, Abe dường như có rất ít lựa chọn hành động theo cách mà ông có.
Thủ tướng Nhật mới đây tuyên bố rõ rằng ông sẽ nỗ lực ban hành luật cho phép SDF tham gia vào các nỗ lực giải cứu các công dân Nhật gặp nguy hiểm ở nước ngoài. Sự thay đổi này cũng là một phản ứng cần thiết trước môi trường quốc tế ngày càng bị đe dọa, và chính phủ gần như chắc chắn nhận được đủ phiếu ở cả Thượng viện và Hạ viện thông qua các biện pháp mới.
Tuy nhiên, chưa chắc chắn người dân Nhật, vốn vẫn hoài nghi và lo lắng về quan điểm quân Nhật tham gia vào các tình huống xung đột, có vui vẻ ủng hộ vai trò mới và mở rộng này hay không. Ngoài ra còn có lo ngại rằng Abe có thể đang thúc đẩy một chương trình thay đổi hiến pháp rộng lớn hơn.Và bất kỳ một pháp chế mới nào cũng sẽ là tiền đề cho một nghị trình bao gồm một chính sách xét lại lịch sử gây tranh cãi, cùng với chính sách an ninh rõ nét hơn.
Với nền tảng này, cộng với sức ép từ cái chết của hai con tin Nhật trong tay IS, Thủ tướng Abe sẽ cần đến sự sắc sảo và khéo léo về chính trị để lôi kéo công chúng về phía mình, trong khi vẫn thể hiện được rằng ông đang có được sự tin tưởng và các kỹ năng cần thiết để gìn giữ an toàn cho đất nước và con người Nhật Bản.
Theo Thanh Hảo
Triều Tiên - "bạn" mới của ông Putin?
Nga và Triều Tiên đang xích lại gần nhau hơn khi chuẩn bị thiết lập một hội đồng kinh doanh song phương nhằm "cải thiện sự tương tác giữa các cộng đồng kinh doanh Triều Tiên và Nga".
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Đại sứ Triều Tiên Kim Hyun-joon
Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga Vladimir Strashko nói trong một cuộc họp báo gần đây về điều trên.
RIA Novosti dẫn lời ông này cho biết, hai nước sẽ "xây dựng Hội đồng Kinh doanh để tạo điều kiện hợp tác thoải mái nhất cho giới kinh doanh hai nước".
Hãng tin tức này cũng cho hay Nga và Triều Tiên đã "đạt được nhiều tiến triển trong các vấn đề song phương phức tạp" như Triều Tiên bắt đầu cung cấp visa ra vào nhiều lần cho công dân Nga. Trong khi đó các cuộc thương thảo về một ủy ban đặc biệt phụ trách giám sát các dự án chung giữa Nga và Triều Tiên đang diễn ra.
Trước đó, Bộ Phát triển vùng Viễn Đông của Nga đã thông báo rằng, các doanh nghiệp Nga làm ăn thông qua Ngân hàng Ngoại thương của Triều Tiên có thể thanh toán bằng đồng rúp. Hồi tháng 10/2014, bộ này cho biết, Nga đang tìm cách mở rộng trao đổi kinh tế với Bình Nhưỡng.
Trước đó, hai bên đã duy trì một mối quan hệ đặc biệt. Triều Tiên cho thuê lực lượng lao động làm việc ở Siberia với nỗ lực kiếm ngoại tệ, quân đội nước này cũng sử dụng nhiều hàng hóa và thiết bị từ thời Liên Xô. Moscow và Bình Nhưỡng gần đây đang không ngừng thúc đẩy quan hệ quân sự.
Giới quan sát nhận định, với động thái thành lập "Hội đồng kinh doanh song phương", cả Nga và Triều Tiên đều đang lặng lẽ thực hiện chiến lược đa dạng hóa, giảm phụ thuộc phương Tây.
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hôm 28/1 dẫn lời người phát ngôn Kremlin cho biết, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã xác nhận sẽ tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Hồng quân Liên Xô chiến thắng phát xít Đức (9/5/1945 - 9/5/2015) trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, diễn ra tại Moscow vào tháng 5.
Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Kim từ khi ông nắm quyền lực năm 2011. "Khoảng 20 nguyên thủ các nước xác nhận tham dự, trong đó có Triều Tiên", Yonhap dẫn lời người phát ngôn như vậy.
Trong khi quan hệ giữa Moscow và Bình Nhưỡng ấm dần thì ngược lại, quan hệ của Triều Tiên với TQ có phần "nguội đi" nhất là từ năm 2013, khi Bình Nhưỡng bất chấp cảnh báo quốc tế và các biện pháp trừng phạt của LHQ mà tiến hành vụ thử hạt nhân lần ba.
"Không có quy tắc nào nói rằng Kim Jong Un phải tới TQ trước", Cheong Seong-chang nhà nghiên cứu tại Viện Sejong, Hàn Quốc nói. "Theo phía TQ, Bình Nhưỡng cần cam kết phi hạt nhân hóa trước khả năng diễn ra một cuộc gặp thượng đỉnh. Điều này là khó với Kim Jong Un".
Về phần mình, Nga vẫn đang thúc đẩy các dự án cung cấp khí đốt và vận tải với Triều Tiên trong hy vọng mở rộng xuất khẩu năng lượng sang châu Á.
Hồi đầu tháng 1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói, Bình Nhưỡng có tín hiệu tích cực sau khi ông Putin mời lãnh đạo của họ tham dự lễ kỷ niệm nói trên. Cha ông Kim từng được mời tham dự sự kiện này vào năm 2005 nhưng không có mặt.
Theo Thái An/businessinsider, csmonitor
Vietnamnet
Kiện đường lưỡi bò: 2015 sẽ có bước ngoặt lớn? Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) mới đây đưa ra dự báo 5 sự kiện sẽ làm thay đổi diện mạo Đông Nam Á năm 2015, trong đó có Phán quyết cho vụ kiện của Philippines. Bầu cử ở Myanmar Các cuộc bầu cử quốc hội Myanmar dự kiến diễn ra cuối năm 2015 sẽ là một cuộc kiểm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA

Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào sinh nhật ông Trump, thị trưởng Washington lo ngại

Quân đội Mỹ lập khu quân sự mới sát Mexico

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay
Sao âu mỹ
21:21:28 04/05/2025