Cuba phản đối Mỹ đưa nước này vào danh sách tài trợ khủng bố
Cuba cho rằng, đây vẫn là những luận điệu cũ và không có bằng chứng của Mỹ
Ngày 19/8, các phương tiện truyền thông của Cuba đã phản đối mạnh mẽ quyết định của Mỹ đã tiếp tục liệt Cuba vào danh sách các nước tài trợ cho khủng bố.
Một góc thành phố La Havana, Cuba (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Tờ báo điện tử Cubadebate của Cuba đã khẳng định, trong Báo cáo của Mỹ về khủng bố năm 2010 được công bố ngày 18/8, Mỹ vẫn sử dụng “những luận điệu cũ và không có bằng chứng” để đưa Cuba vào trong sách các nước tài trợ cho khủng bố cùng với các nước như Iran, Syria, Sudan.
Việc Mỹ đưa Cuba vào trong danh sách này đã làm ảnh hưởng đến đất nước và nhân dân Cuba. Từ năm 1982 đến nay, Mỹ luôn cho rằng Cuba là một nước tài trợ khủng bố, tuy nhiên Cuba đã cực lực phản đối việc làm này của Mỹ./.
Theo VOVnew
Vai trò Trung Quốc ở Nam Sudan và châu Phi
Ngay sau khi Nam Sudan tuyên bố độc lập, Bắc Kinh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia trẻ nhất thế giới này.
Theo Thời báo Hoàn Cầu đưa tin: "Trung Quốc là nước lớn, có trách nhiệm và là một người bạn thân thiết của cả hai miền Bắc và Nam Sudan. Trung Quốc đóng vài trò đặc biệt trong xây dựng và thúc đẩy hòa bình và phát triển tại Sudan hiện tại và trong nhiều năm tiếp theo.
Trung Quốc cũng chính là người làm chứng cho hiệp định hòa bình toàn diện giữa hai miền Sudan. Trong một thời gian dài, Trung Quốc cùng với cộng đồng quốc tế, tôn trọng ý chí và sự lựa chọn của người dân hai miền, và nỗ lực một cách đầy khó khăn để giúp hai miền Sudan nhận ra giá trị của hòa bình để kết thúc chiến tranh.
Trung Quốc đã tích cực tham gia cùng với Liên Hiệp Quốc trong nỗ lực gìn giữ hòa bình, gửi đến đây một nhóm quan sát viên để tiến hành trưng cầu dân ý. Với sự ra đời của quốc gia Nam Sudan, Trung Quốc cam kết sẽ giúp đỡ hết mình cho nỗ lực phát triển đất nước Nam Sudan cũng như xây dựng hòa bình, ổn định lâu dài ở Sudan".
Trung Quốc được ví như "đấng cứu rỗi" tại Sudan và cả châu Phi.
Hòa bình và dầu mỏ?
Trong số các nước viện trợ nhân đạo cho Sudan, Trung Quốc dù là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên, đóng góp về tài chính của Bắc Kinh được liệt vào nhóm thấp nhất. Theo một báo cáo của Wahington Post, tuy viện trợ nhân đạo thì ít, nhưng Trung Quốc lại là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho quân đội chính phủ Sudan.
Trong hợp tác kinh tế với Sudan, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Sudan chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Sudan, dầu mỏ chiếm từ 70-90%, có gần một nửa con số này được xuất sang Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cũng là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Sudan, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Sudan chiến 20,3%..
Cũng theo Washington Post, Sudan là quốc gia có dự án dầu mỏ ở nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc. Toàn bộ người lao động của Trung Quốc được bảo vệ nghiêm ngặt bởi quân đội chính phủ Sudan.
"Sudan chìm trong nội chiến trong nhiều năm, điều đó cũng biến Sudan thành con nợ lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã thành công trong việc trói chặt nền kinh tế của Sudan vào Trung Quốc", báo cáo của Wahington Post nhận xét.
Bài báo cũng nhận định: Trung Quốc đang nắm "quyền sinh - sát" đối với nền kinh tế châu Phi này. Có nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc đã thò tay chia đôi đất nước này bằng hiệp định hòa bình.
Nam Sudan là quốc gia trẻ nhất thế giới, kém phát triển nhất thế giới, mọi thứ đối với họ gần như là con số 0, họ cần sự trợ giúp, dẫn dắt của những nền kinh tế lớn. Trong khi Mỹ không mấy mặn mà đối với cuộc xung đột tại Sudan, đó là cơ hội không thể tốt hơn cho Trung Quốc.
Theo một báo cáo được đăng tải bởi Csmonitor, 70% trữ lượng và hơn 70% lượng sản xuất dầu mỏ của Sudan nằm tại miền Nam nước này.
"Trò chơi nguy hiểm"
Trong những năm qua, Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào khu vực được gọi là "thế giới thứ 3" này. Đầu tư của Trung Quốc chủ yếu vào lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản tại các quốc gia châu Phi, trong đó chủ yếu là dầu mỏ.
Theo một báo cáo được đăng tải bởi Cfr, kim ngạch thương mại Trung Quốc - Châu Phi đã đạt con số ấn tượng 50 tỷ USD vào năm 2006. Trung Quốc cũng đã tạo ra một "cơn sóng thần" hàng dệt may đổ bộ từ Trung Quốc vào châu Phi.
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phi ngày một lan rộng.
Trong chuyến công du châu Phi vào tháng 3/2011 của Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, AFP Princeton (American Foreign Policy, ĐH Princeton) đã đăng tải một bài viết với tiêu đề " Đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi, trò chơi nguy hiểm" tác giả Raymond cho biết.
Thời gian qua, Trung Quốc đã cung cấp những khoản viện trợ "không ràng buộc" cho các quốc gia châu Phi. Điều đó đã làm lu mờ hình ảnh thiện chí của phương Tây trong con mắt các nhà lãnh đạo châu Phi.
Nhiều nhà lãnh đạo châu Phi ca ngợi và hoan nghênh những khoản đầu tư của Trung Quốc tại đây. Trung Quốc được coi như là "đấng cứu rỗi" đối với châu Phi, một sự thay thế cho các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, những khoản viện trợ "không ràng buộc" chỉ là bề nỗi của "tảng băng chìm".
Nếu nhìn một cách tổng thể vào các dự án đầu tư của Trung Quốc tại đây, đa phần là khai khoáng sử dụng các công nghệ thô sơ và lạc hậu so với thế giới, nhưng vẫn là quá tốt đối với châu Phi.
Trung Quốc rất hạn chế trong việc sử dụng lao động bản địa mà chú trọng đến việc đưa lao động từ Trung Quốc sang làm việc tại châu Phi. Đó cũng là một cách để xây dựng văn hóa Trung Quốc tại châu Phi.
Sự sụp đổ chuỗi cung ứng dầu mỏ từ Libya đã tạo ra một cú sốc đối với kinh tế Trung Quốc. Để tránh điều tương tự, Bắc Kinh đã nỗ lực để gia tăng sự ảnh hưởng của mình lên các chính phủ châu Phi, nhằm duy trì ảnh hưởng của mình tại khu vực. Quan trọng hơn của là đảm bảo nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế khổng lồ đang ngày một trở nên "khát" năng lượng.
Theo Báo Đất Việt
Nam Sudan mừng ngày "chào đời" Kể từ hm nay, 9/7, Nam Sudanc gia mi nhất của thế gii, chính thức tách khỏi Sudan sau 2 cuc nn kéo dài hơn 50 năm vốn cpi sinh mạng của hàng triệu ngi. Xuống ănng từm Niềm vui ngàyp. Cng hòa Nam Sudan chính thức 12h01 ngày 9/7, chia Sudan - quốc gia ln nhất châu Phi -mi. Các hoạta Nam...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Cháy nhà tại Ấn Độ làm ít nhất 17 người tử vong

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu lớn của Đại học Columbia

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Xu hướng của một số đồng tiền châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Hamas đề nghị trao trả một nửa số con tin còn sống

ASEAN lên kế hoạch thành lập quỹ tiền tệ riêng

Syria sáp nhập các nhóm vũ trang vào Bộ Quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ: Washington phản đối "đàm phán vô tận" về Ukraine

ASEAN tìm cách mở rộng tư cách thành viên trong RCEP và CPTPP

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart 'gánh chịu thuế quan' thay vì tăng giá
Có thể bạn quan tâm

Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Clip viral: Quốc bảo nhan sắc bị ngó lơ ở thảm đỏ Cannes 2025, pose dáng với máy hút bụi trước hàng trăm người
Hậu trường phim
23:46:01 18/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
Sao việt
23:25:35 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025