Cục Thú y chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm chất cấm trong thịt trâu, thịt bò
Cục Thú y chỉ đạo các đơn vị triển khai lấy mẫu xét nghiệm chất cấm trong thịt bò, thịt trâu tại Hà Nội và cung cấp kit test nhanh cho các địa phương giám sát chặt chẽ các cơ sở giết mổ trâu, bò trên toàn quốc.
Đó là thông tin ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) thông tin tại cuộc họp báo về kết quả sản xuất nông nghiệp và xuất nhập khẩu nông, lâm sản năm 2022 của Bộ NN-PTNT diễn ra ngày 30.12, tại Hà Nội.
Cục Thú y yêu cầu giám sát chặt chẽ cơ sở giết mổ trâu, bò và lấy mẫu để phát hiện chất cấm. Ảnh MINH HẢI
Liên quan đến thông tin trâu, bò nhập lậu từ Thái Lan, Campuchia và Lào đưa về Việt Nam có sử dụng chất tạo nạc để vỗ béo, ông Long cho biết, từ tháng 5.2022, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đã gửi văn bản đến cơ quan thú y các nước này đề nghị thông tin về tình hình dịch bệnh, kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi trâu, bò. Gần đây nhất, cuối tháng 11, Cục Thú y tiếp tục thành lập đoàn sang Thái Lan kiểm tra thực tế.
Đến nay, Cục Thú y đã chỉ đạo Chi cục Thú y vùng 3 – là cơ quan kiểm dịch cửa khẩu tại các tỉnh miền Trung không thực hiện kiểm dịch đối với trâu, bò nhập khẩu từ các quốc gia này khi chưa có văn bản hướng dẫn từ Cục Thú y và Bộ NN-PTNT.
Ngoài ra, Cục Thú y đang phối hợp với cơ quan công an thành lập chuyên án điều tra để xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu trâu, bò.
“Sau khi có thông tin phản ánh trâu, bò nhập lậu có sử dụng chất tạo nạc trong quá trình chăn nuôi, Cục Thú y chỉ đạo các đơn vị lấy mẫu ở cơ sở nghi nhập lậu và các lò mổ tại Hà Nội để xét nghiệm, truy tìm chất cấm trên thịt trâu, thịt bò. Ngoài ra, Cục Thú y đã cung cấp 5.000 kit test nhanh cho các địa phương để giám sát chặt chẽ các cơ sở giết mổ trâu, bò trên toàn quốc”, ông Long nói.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, vấn đề nhập lậu trâu, bò từ Thái Lan, Lào và Campuchia đang được Bộ NN-PTNT “xử lý kiên quyết”.
Trong nước, Bộ NN-PTNT chỉ đạo toàn bộ hệ thống thú y, đặc biệt là các tỉnh miền Trung phải tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phối hợp với cơ quan chức năng để ngăn chặn nhập lậu trâu, bò.
Bộ NN-PTNT đang xem xét gửi văn bản chính thức đến Lào, Campuchia, Thái Lan thông báo, nếu không chấm dứt được tình trạng nhập lậu trâu, bò thì ngay trong đầu năm 2023 sẽ tạm dừng nhập khẩu trâu, bò từ các quốc gia này vào Việt Nam.
Trước đó, hồi tháng 6, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã có công văn gửi các địa phương yêu cầu kiểm soát, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò từ nước ngoài vào Việt Nam.
Video đang HOT
Cách chăn trâu bò kỳ lạ: Thả vào... rừng để thịt ngon, bà con đôi lần mất lòng nhau
Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân tại thôn Đất Đỏ (xã Quảng Châu, H.Quảng Trạch, Quảng Bình) có "tập tục" nuôi trâu, bò rất lạ: thả chúng về... rừng.
Thịt ngon vì cách nuôi "nhờ trời"
Đất Đỏ, một thôn nhỏ thuộc xã Quảng Châu (H.Quảng Trạch, Quảng Bình), dân cư thưa thớt, xung quanh chỉ toàn là ruộng lúa, rừng cao su, rừng tràm.
Thoạt nhìn qua không có gì nổi bật, thế nhưng ở đây lại hút khách mỗi khi trâu bò của thôn này được mổ thịt.
Bởi cả xã chỉ thấy ở thôn Đất Đỏ mới có thứ thịt trâu, thịt bò ngon đặc biệt hơn cả. Khác biệt đó lại đến từ cách nuôi kỳ lạ của người dân.
Thôn Đất Đỏ, nơi bà con có cách nuôi trâu bò khác thường.. Ảnh BÁ CƯỜNG
PV Thanh Niên đã tìm gặp ông Đàm Văn Đô (60 tuổi, thôn Đất Đỏ, xã Quảng Châu), người nắm giữ nhiều câu chuyện bi hài về cách nuôi trâu bò thả hoang để tìm hiểu rõ hơn về cách nuôi trâu, bò kỳ lạ này.
Theo ông Đô, trâu bò được người dân thả hoang đã duy trì vài chục năm. Nguyên do, theo ông, là bởi người dân muốn nuôi được nhiều mà không phải tốn thức ăn và công chăm sóc.
"Nếu nuôi theo cách truyền thống, cho chúng ở quanh ruộng nhà, sáng dắt ra đến tối lại dắt vào, mỗi nhà chỉ có thể nuôi 3-4 con là hết "đát". Số lượng không nhiều mà lợi ích cũng không cao. Còn nuôi thả hoang thì địa bàn "sinh hoạt" của trâu được mở rộng, mỗi nhà có thể nuôi 10 - 15 con", ông Đô nói,
Một con trâu trong đàn thả hoang của ông Đô vừa được ông lùa về sau khi phát hiện con trâu này đang có bệnh.Ảnh BÁ CƯỜNG
Theo cách nuôi này, bà con cũng không phải tốn tiền, tốn công sức gặt cỏ, múc nước chăm sóc chúng mỗi ngày. Chỉ cần thả chúng ngủ lại giữa rừng, 1 - 2 tuần lại lên kiểm tra. Con nào có bệnh hay mắc bẫy thú rừng thì lùa về chuồng để chữa trị. Việc thả trâu, bò hoang dần dần sẽ tập cho chúng cách sinh tồn.
Ông Đặng Công Hồng (51 tuổi, trưởng thôn Đất Đỏ) cũng chia sẻ, nuôi theo cách này thu lời hơn rất nhiều so với cách nuôi truyền thống. "Trâu, bò nhờ thả hoang, vận động nhiều cùng với ăn lá cây rừng, uống nước suối sạch nên thịt của chúng cũng săn chắc, ngon hơn trâu bò bình thường", ông nói.
Bi hài chuyện tìm trâu bắt bò
Nuôi trâu bò kiểu thả hoang đem lại rất nhiều lợi ích cho các hộ dân, nhưng họ cũng không ít lần phải trả giá cho cách nuôi ngược đời này.
Người dân phải lặn lội vào rừng sâu để tìm đàn trâu, bò đã ở trong rừng gần 10 năm nay.Ảnh BÁ CƯỜNG
Ông Đô cho biết, trên địa bàn thôn có khoảng 20 con bò đã "biến thành" bò hoang sau một biến cố dở khóc dở cười.
Chuyện là, hơn 10 năm trước, 50 con trâu bò của nhiều hộ dân thôn Đất Đỏ được thả hoang trên khu vực đồi thông gần trung tâm thôn để tiện cho việc lùa đàn mỗi khi cần.
Năm 2012, khu đồi đó được quy hoạch làm diện tích đất trồng cây cao su. Dù đã trồng cây mới nhưng đàn trâu bò vẫn tập trung lên khu vực cũ theo thói quen. Lo sợ chúng phá cây, nhiều công nhân đã xua đuổi cho chúng chạy vào rừng sâu...
"Đàn trâu bò này ở trong rừng cũng đã 10 năm rồi, bây giờ biến thành thú hoang. Chúng vẫn thuộc tài sản của chúng tôi, nhưng để bắt về rất khó. Vì đã hoàn toàn là thú hoang nên rất nhát, thấy người sẽ bỏ chạy. Lần gần nhất tôi nhìn thấy cả đàn là vào tháng 8 năm ngoái, từ đó đến nay đã nhiều lần vào kiểm tra nhưng không gặp", ông Đô kể.
Một số con khác lại tự tìm về ăn lúa khi mùa gặt đến, ảnh hưởng đến mùa màng của bà con. Ảnh BÁ CƯỜNG
Cũng theo ông Đô, thỉnh thoảng đến mùa gặt, một số con tự tìm đường về ruộng để ăn lúa. Giống với thú hoang, nên chúng chỉ về ban đêm, trời sáng lại quay vào rừng.
Để truy bắt, bà con phải lặn lội 5 -6 km vào rừng tìm kiếm, nếu may mắn gặp đàn họ tiến hành đặt bẫy. Bẫy được, họ cột chặt bốn chân chúng và đưa lên xe kéo về thôn mổ thịt.
Bò để con - tranh nhau nhận, bò chết - ngó lơ
Đây cũng là câu chuyện khiến ông Hồng nhiều lần phải mất công giải quyết giữa các hộ nuôi trâu thả hoang giữa rừng.
Trâu, bò thả hoang sẽ sinh sản nhưng không cùng một đàn, từ đó cũng nảy sinh ra các vấn đề tranh chấp bê con, nghé con. Đã nhiều lần công an, chính quyền xã phải can thiệp.
Ông Hồng không ít lần phải nhờ chính quyền xã can thiệp xử lý các vụ tranh chấp trâu, bò. Ảnh BÁ CƯỜNG
"Không ít lần bà con trong thôn mất lòng nhau vì cách nuôi trâu bò thả hoang này. Mỗi khi phát hiện có bê, nghé con trong đàn, nhiều người tranh nhau, phải nhờ đến chính quyền xã. Ngược lại, mỗi khi có trâu, bò chết thì chả ai chịu nhận là của mình, xã phải huy động người đến chôn cất để tránh gây ô nhiễm môi trường", ông Hồng chia sẻ.
Ông Đàm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND xã Quảng Châu, cho biết trong nhiều năm qua chính quyền xã đã nhiều lần huy động bà con thay đổi cách nuôi để tránh hệ lụy xảy ra, gây thiệt hại cho bà con nông dân.
Qua vận động của chính quyền xã Quảng Châu, nhiều hộ dân tại thôn Đất Đỏ đã dần thay đổi cách nuôi trâu bò. Ảnh BÁ CƯỜNG
"Nuôi theo cách này đàn trâu bò sẽ không được tiêm phòng, nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Cùng với đó, việc tranh chấp mỗi khi có bê, nghé con trong đàn sẽ làm mất đoàn kết trong thôn, về lâu sẽ còn nảy sinh nhiều vấn đề. Nhiều năm qua xã đã kêu gọi bà con thay đổi cách nuôi và phần lớn bà con đã nghe theo. Đến thời điểm hiện tại, còn khoảng 10 hộ dân vẫn duy trì cách nuôi này", ông Vinh nói.
Giá tăng chóng mặt: Vừa ra đến chợ đã hết sạch tiền Cầm 300.000 đồng đi chợ, chị Hoa giật mình khi chỉ vừa mới đảo qua hai hàng thực phẩm đã hết sạch tiền. Chị Nguyễn Thị Hoa, 33 tuổi (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: " Cái gì cũng lên giá, nhưng đây là tính huống mà tôi không ngờ đến, hết sạch 300.000 ngàn đồng khi mới chỉ ghé qua hàng thịt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế

Xử phạt tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy ở Nghệ An

Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

Phú Quốc truy tìm kẻ lạ mặt cầm roi điện tấn công nhiều người

Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân giảm áp mức độ nặng

Tìm người thợ hàn trong vụ nổ gây cháy khiến 3 người thương vong

Nhầm chân ga, người đàn ông lái ô tô lao thẳng vào quán bánh cuốn ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Thu nhập của mẹ chồng 50 triệu/tháng nhưng ngày nằm viện, bà nhắc chúng tôi đóng viện phí, 2 tuần sau, bà mới công bố lý do
Góc tâm tình
20:59:24 11/05/2025
Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập, Palestine thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn và kế hoạch tái thiết Gaza
Uncat
20:55:11 11/05/2025
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc
Thế giới
20:53:52 11/05/2025
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắng
Sao châu á
20:36:49 11/05/2025
Nhà Becks 'mỗi người mỗi ngả'
Sao thể thao
20:36:43 11/05/2025
Hiền Thục kể mối tình thời thanh xuân, khóc khi nhắc về anh trai
Sao việt
20:28:48 11/05/2025
Bà mẹ ở Vĩnh Long tiết lộ chiêu "thao túng tâm lý" giúp con mê học: Con trai 10 tuổi đạt loạt thành tích đáng ngưỡng mộ
Netizen
20:14:51 11/05/2025
So sắc vóc em gái Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn
Phong cách sao
20:07:01 11/05/2025
Vì sao thiếu ngủ, căng thẳng khiến da dầu luôn bóng nhờn, nhiều trứng cá?
Làm đẹp
19:49:27 11/05/2025
Bắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ em
Pháp luật
19:43:57 11/05/2025