Cùng con đi trọn ước mơ
Chăm lo cho con ăn học thành tài luôn là mong ước của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là vì vấn đề kinh tế mà đôi khi mong ước này ‘giữa đường gãy gánh’…
Chạnh lòng những con số
Theo thống kê thì mức thu nhập bình quân của người dân cả nước năm 2012 khoảng 32,3 triệu đồng/năm (tương đương thu nhập của một hộ gia đình gồm 2 lao động chính là 64,5 triệu đồng/năm). Trong khi đó, để hoàn thành giấc mơ đại học cho con, ước tính mỗi năm các ông bố bà mẹ sẽ phải bỏ ra từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng tiền học phí, chưa kể đến phí sinh hoạt như tiền thuê nhà trọ, tiền ăn, điện nước, tiêu dùng…
Ảnh: Manulife
Hằng năm, nhà nước vẫn có các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên nhà nước cũng mới chỉ hỗ trợ được khoảng 20% nhu cầu. Theo Bộ GD-ĐT, vẫn còn nhiều sinh viên nghèo phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, trong số đó có đến 88% phải nghỉ học từ năm thứ nhất hoặc năm thứ hai.
Video đang HOT
Với mức thu nhập bình quân chưa cao, cũng dễ hiểu tại sao “cơm áo gạo tiền” vẫn luôn là gánh nặng cho các bậc cha mẹ có con ở tuổi học đại học. Vì thế, việc hoạch định một kế hoạch tài chính lâu dài cho chặng đường học hành của con trẻ và để “tự cứu mình trước khi trời cứu” vẫn là phương án hữu hiệu nhất cho các bậc cha mẹ.
Tìm giải pháp ‘n trong một’
Nếu chỉ nhìn vào những con số trên, rất dễ đi đến kết luận rằng biết bao mong ước và kế hoạch của các ông bố bà mẹ sẽ mãi chỉ là mong ước. Với mong muốn cho con học đại học ở Việt Nam, ngay từ khi con gái mới 10 tháng tuổi, anh Nguyễn Trần Tuấn – 35 tuổi ở TP.HCM đã lên kế hoạch thực hiện mong ước này. Với tổng thu nhập của cả gia đình khoảng 14 triệu đồng/tháng, ngoài khoản tiết kiệm cho những nhu cầu ngắn hạn, vợ chồng anh Tuấn còn dự tính dành riêng 1 triệu đồng mỗi tháng để lo cho việc học đại học của con gái yêu sau này. Tuy nhiên, có một điều khiến anh chưa yên tâm là các khoản chi phí cho học tập có thể thay đổi theo thời gian (học phí và lạm phát luôn tăng hằng năm), bên cạnh đó những rủi ro hay biến cố không may xảy đến với cha mẹ cũng khiến gia đình khó bảo toàn hay duy trì quỹ giáo dục này cho con như dự tính, khả năng con gái bị gián đoạn việc học vẫn có thể xảy ra.
Sau một thời gian hỏi thăm và tự tìm hiểu, vợ chồng anh Tuấn đã tìm ra được một kế hoạch tài chính toàn diện hơn, có thể giúp anh phần nào an tâm với những mối lo ngại trên. Anh quyết định “đầu tư” vào sản phẩm bảo hiểm giáo dục Manulife – Điểm Tựa Tài Năng với mệnh giá 200 triệu đồng. Chỉ với khoản tích góp nhỏ đều đặn để đóng phí hằng năm là 11,9 triệu đồng, tương đương 1 triệu đồng mỗi tháng, anh sẽ tạo được một quỹ giáo dục lớn cho con sau này. Con anh có thể nhận dần các khoản tiền từ năm 18 tuổi đến năm 22 tuổi để trang trải các chi phí học hành. Còn nếu không muốn nhận theo hằng năm thì gia đình có thể duy trì tích lãi đến năm con 22 tuổi, tổng quỹ giáo dục nhận được có thể lên đến 490 triệu đồng.
Quyền lợi tiết kiệm của sản phẩm rất hấp dẫn, nhưng lý do quan trọng hơn khiến anh chọn Manulife – Điểm Tựa Tài Năng chính là quyền lợi miễn nộp phí và trợ cấp thu nhập. Nếu không may có rủi ro lớn xảy ra với cha mẹ (như qua đời hoặc bị thương tật toàn bộ hoặc vĩnh viễn), quỹ giáo dục của con vẫn được duy trì đến năm con 18 tuổi với đầy đủ các quyền lợi mà không phải đóng phí hằng năm. Thêm vào đó, con trẻ còn nhận được một khoản hỗ trợ tiền mặt 20 triệu đồng/năm liên tục cho đến khi con 18 tuổi. “Với ngân sách 1 triệu đồng/tháng dành cho bảo hiểm, tôi có thể chăm lo chu toàn hơn cho con gái”, anh Tuấn chia sẻ.
Theo TNO
Chọn trường sao cho đúng ?
Chọn trường cho con luôn là chủ đề nóng trước khi năm học mới bắt đầu. Để các bậc phụ huynh bớt "rối và khổ" như trong bài báo Chọn trường cho con, khổ ơi là khổ! đăng trên Thanh Niên số ra ngày 22.8, các nhà giáo dục và chuyên gia tâm lý đã chia sẻ về vấn đề này.
PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý học, Trường ĐHSP TP.HCM:
Một trong những nguyên tắc cơ bản giúp đứa trẻ phát triển toàn diện đó chính là tính vừa sức trong việc học. Khi chọn trường cho con, phụ huynh cần căn cứ vào năng lực học tập của trẻ so với chương trình giảng dạy của trường. Vì thế, khái niệm trường điểm, lớp chọn không phải lúc nào cũng là tốt cho con của mình như mọi người vẫn lầm tưởng.
Ngoài ra, cần tìm hiểu một cách kỹ càng những yếu tố cực kỳ quan trọng như: chương trình giáo dục, định hướng giáo dục nhà trường có phù hợp với xu hướng phát triển của trẻ, năng lực của trẻ có thể phát huy tốt nếu học ở trường đó hay không, môi trường giáo dục, môi trường sinh hoạt, vui chơi, thời gian học, áp lực học tập của trường, trẻ có "chịu đựng" nổi hay không?...
Chưa kể đến chuyện phụ huynh rất thương con, chọn trường rất tốt cho con nhưng phải gồng mình làm việc mới có thể trang trải đủ học phí cao ngất. Không ít gia đình không có kế hoạch tài chính rõ ràng và dài hạn nên chỉ có thể "đua" đến nửa đường rồi buộc phải chuyển trường cho con. Điều này nhắc nhở các bậc phụ huynh cần phải có một bài toán kinh tế rõ ràng và hợp lý để có thể đầu tư đúng đắn trong việc lựa chọn trường học cho con mình, tránh làm ảnh hưởng đến việc học của trẻ và tạo áp lực với chính bản thân mình.
Thạc sĩ Đào Lê Hòa An, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo kỹ năng sống và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt:
Việc chọn cho con vào được ngôi trường chất lượng, uy tín hẳn nhiên là ước mong của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, qua nhiều ca tham vấn trực tiếp, tôi thấy rất nhiều phụ huynh đã vỡ mộng khi cho con vào học ở các trường quốc tế, trường chuyên, lớp chọn khi không lường trước được về môi trường giáo dục, nội dung chương trình và trình độ thực tại của con cũng như điều kiện kinh tế gia đình. Việc học là việc lâu dài, điều quan trọng là trang bị cho con phương pháp chiếm lĩnh tri thức, trang bị cho con "cần câu xịn" để khi con trưởng thành có thể câu được nhiều "con cá ngon". Con diều nhờ ngược gió mà bay cao, hãy để tính cách con trẻ trưởng thành từ những cơn gió ngược, khi ấy chúng mới vững vàng và có thể bay cao, bay xa.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tâm lý học xã hội VN:
Khi chọn trường cho con, các bậc phụ huynh cần nên chú ý đến những nguyên tắc cơ bản của việc chọn trường cho con: khả năng đích thực của con, xu hướng phát triển của con, sở thích của con (có thể bằng quan sát hoặc nhờ chuyên gia giáo dục tư vấn); tìm hiểu kỹ về trường học thông qua chương trình giáo dục, điều kiện cơ sở vật chất; điều kiện tài chính gia đình, các yếu tố khác có liên quan như: thời gian đưa đón, người đưa đón, tuyến đường, dự đoán những thay đổi trong tương lai về công việc, chỗ ở của gia đình... Nếu tìm hiểu kỹ những yếu tố trên, chắc hẳn rằng phụ huynh không phải đau đầu khi mỗi năm học chuẩn bị bắt đầu.
Theo TNO
Chọn trường cho con, khổ ơi là khổ ! Chọn trường cho con là bài toán không dễ đối của nhiều bậc phụ huynh. Vậy giải bài toán khó này bằng cách nào? Rối và khổ ! Anh Lý Văn An, Giám đốc một công ty chế tạo máy ở Q.Bình Tân, TP.HCM, tâm sự: "Có 1.001 phép toán khó để chế tạo một chiếc máy, cũng như những việc hằng ngày...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Diễn viên "lùn nhất" Việt Nam được chồng Tây cưng như trứng, lóa mắt trước nhẫn kim cương cỡ khủng
Sao việt
14:39:47 17/05/2025
Xe tay ga thương hiệu Ý được nâng cấp tại Việt Nam, sẽ tắt máy khi bị đổ
Xe máy
14:35:33 17/05/2025
Phim Hàn 18+ lập kỷ lục 6 năm mới có 1 lần, nam chính đẹp mê mẩn nhưng nhìn mặt là thấy buồn cười
Phim châu á
14:32:51 17/05/2025
Mỹ nam Trung Quốc là "hoàng tử nước mắt" gây sốt: Cả thế giới có lỗi khi anh khóc, phim mới nhất định phải xem
Hậu trường phim
13:57:06 17/05/2025
Nawat ưu ái 'gà cưng' ở Cannes, Thùy Tiên bị đá, hết giá trị thương mại?
Sao châu á
13:53:18 17/05/2025
Phim ATVNCG vừa ra mắt đã tranh cãi, 1 nhà báo tố bị vu oan phát ngôn hết thời
Phim việt
13:44:28 17/05/2025
Top 3 chòm sao vận may cực thịnh ngày 18/5
Trắc nghiệm
13:43:35 17/05/2025
4 loại giường không nên mua dù thích đến mấy
Sáng tạo
13:42:10 17/05/2025
Lisa lại lộ "da thịt" nóng bỏng mắt, nhan sắc thăng hạng "chặt đẹp" IT girl thế hệ mới
Nhạc quốc tế
13:30:16 17/05/2025
Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm "tưởng như đã chết"
Thế giới
13:07:18 17/05/2025