Cuộc chiến giữa các hiệu sách Pháp và đế chế quyền lực Hachette
Nhiều hiệu sách tại Pháp đang phản đối sức ảnh hưởng của tỷ phú sở hữu Hachette bằng cách hạn chế đơn đặt hàng của công ty này, theo The Guardian.
Hàng chục hiệu sách độc lập tại Pháp đang cố gắng chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Vincent Bollore, người sở hữu đế chế truyền thông rộng lớn bao gồm truyền hình, phát thanh, tờ báo chủ nhật Le Journal du Dimanche và thêm tập đoàn xuất bản, phân phối sách lớn nhất tại Pháp Hachette Livre kể từ năm 2023.
Đế chế truyền thông lớn của Bollore. Ảnh: altermidi.org.
Phản ánh sự chia rẽ
Bollore gần đây trở nên nổi tiếng ở Pháp vì tập đoàn của ông sở hữu CNews, kênh tin tức được xem nhiều nhất trên TV tại Pháp. Kênh này đang bị nhiều nhân vật cánh tả chỉ trích vì là diễn đàn cho những tiếng nói ủng hộ phe cực hữu. Cựu Bộ trưởng Giáo dục Pap Ndiaye từng mô tả Bollore “rất gần với phe cực hữu cấp tiến”.
Trong phiên điều trần tại Thượng viện Pháp năm 2022, Bollore phủ nhận bất kỳ ý định chính trị nào, nói rằng mục đích của ông trong việc mua lại CNews hoàn toàn là về lợi nhuận và muốn xây dựng đế chế văn hóa để thúc đẩy quyền lực mềm của Pháp. Ông cho biết tập đoàn của ông rất lớn và các đơn vị truyền thông bao trùm mọi quan điểm chính trị.
Tuy nhiên, một số hiệu sách độc lập cho rằng thật nguy hiểm khi một tập đoàn có ảnh hưởng quá lớn đến các sản phẩm văn hóa. Hachette Livre, trực thuộc tập đoàn Lagardere, đã được nhà xuất bản Vivendi của Bollore mua lại vào năm 2023. Hiện Hachette Livre là nhà xuất bản và phân phối sách số một tại Pháp.
Ngành sách Pháp hành động tập thể
Video đang HOT
Thibaut Willems, chủ sở hữu hiệu sách độc lập Le Pied a Terre ở quận 18 của Paris là một trong những người bày tỏ phản đối bằng cách hạn chế đơn đặt hàng sách Hachette Livre và đặt chúng ở các kệ thấp hơn. Ông chia sẻ: “Ngành sách rất quan trọng”.
Các nhóm phản đối cũng phối hợp với động thái này bằng cách bỏ các thanh đánh dấu trang có dòng chữ “tẩy chay Hachette” và nêu chi tiết về quy mô của đế chế Bollore trong các cuốn sách.
Những cuốn sách thường được chọn là hồi ký của cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson, được Hachette xuất bản tại Pháp hay sách của Jordan Bardella, lãnh đạo trẻ của đảng cực hữu National Rally. Ông này có tác phẩm Ce que je cherche (What I’m Looking For) đã bán được hơn 150.000 bản nhờ sức mạnh của cỗ máy quảng cáo do Bollore đứng sau.
Tại Lyon, Martin Beddeleem, chủ hiệu sách độc lập La Virevolte cho biết: “Trong thế giới sách, chúng tôi lâu nay đã lo lắng về sự tập trung quyền sở hữu quá mức từ khâu biên tập sách đến xuất bản và phân phối”. Trong bối cảnh chính trị phân cực hiện tại ở Pháp, ông cảm thấy rằng sách có thể trở thành “vũ khí”.
Beddeleem cho biết việc ngừng mua sách từ một gã khổng lồ như Hachette là điều không thể và sẽ “giết chết hiệu sách của chúng tôi”. Vì vậy thay vào đó, những bước đi nhỏ, bao gồm không đặt mua loạt truyện tranh thiếu nhi, giảm mua sách khoa học xã hội của Hachette và thay vào đó chọn các nhà xuất bản khác.
“Một hiệu sách nhỏ như chúng tôi làm điều này sẽ không gây ra thiệt hại gì nhiều [cho Hachette], nhưng ít nhất thì chúng tôi cảm thấy điều đó có ý nghĩa”, ông cho biết. Hiệu sách của ông sẽ tổ chức một cuộc tranh luận công khai về vấn đề này vào tháng 6.
Tiểu thuyết gia người Pháp đoạt giải Nobel Annie Ernaux cũng từng lên tiếng rằng sẽ từ chối xuất bản sách với tập đoàn này.
Tuần này, đơn vị đại diện cho lực lượng lao động tại Hachette Livre cũng đã bày tỏ lo ngại về điều họ gọi là đường lối biên tập thiên về lập trường cực hữu trong các đơn vị truyền thông và truyền hình trực thuộc sự lãnh đạo của Bollore.
Jean-Yves Mollier, một nhà sử học về xuất bản tiếng Pháp và là giáo sư tại Đại học Versailles-Saint-Quentin-en-Yvelines, cho biết quá trình mở rộng sức ảnh hưởng của Bollore đã đưa thêm “một tập đoàn xuất bản khổng lồ” vào thế lực của một đế chế truyền thông.
Mollier ví điều này giống như sự lớn mạnh của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch sang lĩnh vực xuất bản sách tại Mỹ. Ông cho biết: “Tôi nghĩ rằng đối với quyền tự do biểu đạt và chủ nghĩa đa nguyên thì xu hướng này có thể gây ra rủi ro”.
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
Sau 2 tuần đàm phán khó khăn và nhiều lần trì hoãn, cuối cùng thành phần chính phủ của tân Thủ tướng Michel Barnier đã được chính thức công bố.
Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier (phải) phát biểu tại lễ nhậm chức ở Paris ngày 5/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng cộng có 39 chức vụ bộ trưởng thực quyền, bộ trưởng ủy nhiệm và quốc vụ khanh được phân bổ giữa đảng Những người Cộng hòa (LR) của Thủ tướng Michel Barnier, các đảng thuộc đa số mãn nhiệm ủng hộ Tổng thống Emmanuel Macron, gồm Phục hưng (Renaissance), Phong trào Dân chủ (Modem) và Những chân trời (Horizons) cùng một vài đảng nhỏ hơn.
Với sự tham gia của nhiều đảng như vậy, chính phủ của Thủ tướng Barnier đã trở thành một liên minh cầm quyền chưa từng có dưới thời Đệ ngũ Cộng hòa Pháp. Trong số 16 bộ trưởng chính thức có 3 thành viên của đảng LR, phần còn lại chủ yếu là các thành viên thuộc phe ủng hộ Tổng thống Macron.
Như vậy, liên minh cầm quyền có thể nhận được sự ủng hộ của 235 đại biểu, cách xa đa số tuyệt đối cần thiết 289 đại biểu trong trong Quốc hội gồm 577 ghế. Điều này cho thấy một sự thật rằng thay vì đảm bảo được sự ổn định và lâu dài, liên minh này có thể gặp những nguy cơ thường trực trong quá trình điều hành đất nước.
Theo Thượng nghị sĩ Patrick Kanner, Chủ tịch nhóm Xã hội trong Thượng viện Pháp, đây là sự chuyển đổi "từ một êkíp trung hữu và cánh hữu sang một êkíp cánh hữu và trung hữu khác". Thậm chí chính phủ mới còn thiên hữu hơn so với chính phủ tiền nhiệm của ông Gabriel Attal khi hầu hết các bộ trưởng mới của LR đều nổi tiếng với quan điểm rất bảo thủ.
Dù từng nhiều lần tuyên bố sẽ không tham gia bất cứ chính phủ nào và trên thực tế chỉ giành vị trí thứ năm trong cuộc bầu cử sớm đầu tháng 7, LR đã chiếm tới 10 vị trí trong liên minh cầm quyền, trong đó có vị trí thủ tướng và một vị trí quan trọng khác là bộ trưởng Nội vụ (ông Bruno Retailleau).
Xuất hiện với số đông, phe của Tổng thống Macron giành các vị trí quan trọng hàng đầu trong chính phủ, gồm các bộ châu Âu và Ngoại giao (ông Jean-Nol Barrot); Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp (ông Antoine Armand); Quân đội và Cựu chiến binh (ông Sébastien Lecornu); Chuyển đổi Sinh thái, Năng lượng, Khí hậu... Những nhân sự này sẽ tiếp tục đảm bảo ảnh hưởng của Tổng thống Macron trong liên minh cầm quyền.
Thành phần chính phủ mới được công bố trong bối cảnh diễn ra hàng loạt cuộc biểu tình do cánh tả và các hiệp hội, nghiệp đoàn tổ chức tại nhiều thành phố lớn như Paris, Marseille, Bordeaux, Toulouse... Cánh tả cho biết phong trào biểu tình sẽ được tiếp tục trong những ngày tới để phản đối việc Tổng thống Macron bỏ qua vai trò của Mặt trận Bình dân mới (NFP), lực lượng giành vị trí dẫn đầu trong cuộc bầu cử sớm, và bổ nhiệm thủ tướng và chính phủ mới thiên hữu.
Cuối tháng 8, Tổng thống Macron đã từ chối bổ nhiệm bà Lucie Castets, ứng cử viên do NFP thống nhất đề cử vị trí thủ tướng. Do vậy, việc bổ nhiệm ông Michel Barnier không chỉ là "sự quay lưng lại với lực lượng chính trị dẫn đầu trong cuộc bầu cử lập pháp" khiến cánh tả vô cùng bất mãn mà còn đánh dấu sự cáo chung của "Mặt trận Cộng hòa", một liên minh được hình thành tạm thời trước vòng hai của cuộc bầu cử để ngăn chặn phe cực hữu lên ngôi số một.
Sau khi thành lập chính phủ, Thủ tướng Barnier sẽ phải gấp rút tham vấn và đàm phán với các đảng trong liên minh để có thể chính thức công bố một chính sách tổng thể và dung hòa vào ngày đầu tháng 10, khi Quốc hội Pháp bắt đầu các phiên họp thường lệ. Trước đó, ông cho biết chính phủ sẽ dành ưu tiên cho các vấn đề cải thiện mức sống của người dân và hoạt động của các dịch vụ công, đảm bảo an ninh và kiểm soát nhập cư, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân, nâng cao sức hút cho nền kinh tế Pháp và đặc biệt là kiểm soát tài chính và xử lý nợ công.
Sau hơn 2 tháng không có chính phủ, nước Pháp đang đứng trước rất nhiều vấn đề cấp bách và hóc búa cần phải giải quyết nhanh chóng. Trước hết là bài toán cân bằng ngân sách, Pháp bắt buộc phải giảm thâm hụt từ mức thực tế khoảng 6% trong năm nay xuống thấp dần qua các năm và chỉ còn dưới 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2027 nếu không muốn bị Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt. Áp lực là rất lớn khi Thủ tướng Barnier cam kết sẽ không tăng thuế nhằm vào các tầng lớp trung lưu và người lao động. Tăng thuế là điều "cấm kỵ" đối với các đảng ủng hộ Tổng thống Macron.
Vấn đề thứ hai liên quan đến tương lai của cải cách hưu trí, vốn cũng là một "lằn ranh đỏ" mà đảng Phục hưng của Tổng thống Macron đã đặt ra khi tham gia liên minh cầm quyền.
Trong khi Thủ tướng Barnier muốn người lao động nghỉ hưu ở tuổi 64 như luật cải cách hưu trí đã được thông qua, liên minh cánh tả và phe cực hữu lại muốn tìm mọi cách để bãi bỏ dự án quan trọng này.
Một thách thức lớn nữa chính là lợi ích của người nông dân, một vấn đề có thể lại gây bùng nổ xã hội bất cứ lúc nào. Những bức bối chưa được giải quyết thấu đáo sau phong trào phản kháng kéo dài vừa qua, người nông dân đang chờ đợi chính phủ có những biện pháp giảm thuế, cho vay ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nới lỏng các quy định sinh thái - môi trường... Tất cả diễn ra khi chính phủ phải công bố Dự luật Ngân sách 2025 trong tháng 10, với hàng loạt mức cắt giảm thuộc tất cả các lĩnh vực nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thâm hụt ngân sách và nợ công của EU.
Chính phủ của Thủ tướng Michel Barnier cũng sẽ phải khẩn trương xem xét tình hình kinh tế đang đứng trước nguy cơ sụp đổ của vùng lãnh thổ New Caledonia. Kể từ khi xảy ra các cuộc bạo loạn, nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và hạ tầng kinh tế địa phương đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Chính phủ tiền nhiệm đã nâng mức hỗ trợ khẩn cấp cho New Caledonia lên 400 triệu euro nhưng điều đó là không đủ.
Cuối tháng 8, cơ quan lập pháp địa phương đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Nhà nước Pháp hỗ trợ 4,2 tỷ euro để xây dựng lại quần đảo. Một khoản tiền quá lớn khi Pháp đang bị đẩy vào tình thế buộc phải tiết kiệm từng đồng. Chưa hết, Thủ tướng Barnier cũng phải nỗ lực sớm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại quần đảo này, trong khi phe ly khai vừa bầu ra một người có đường lối cứng rắn đứng đầu Mặt trận Giải phóng dân tộc Kanak (FLNKS) - một liên minh đang đòi rút lại cuộc các đề xuất cải cách bầu cử vốn châm ngòi cho cuộc xung đột tại địa phương.
Có vô số khó khăn và thách thức đặt ra cho liên minh mới thành lập. Không có hoa hồng, chỉ có những chông gai bày ra trên chặng đường trước mắt: một đất nước thâm hụt ngân sách và nợ công nặng nề, một tổng thống trên đà suy yếu bởi chính các quyết định của mình, một quốc hội bị chia rẽ thành 3 khối với sự bất mãn của cánh tả và thái độ chờ thời của phe cực hữu, một xã hội phân mảnh bởi những tầm nhìn khác biệt. Câu hỏi được đặt ra là một thủ tướng đến từ phe thiểu số có thể làm gì để lãnh đạo một liên minh "kiểu Đức" vượt qua chừng ấy khó khăn?
Bầu cử Mỹ 2024: Chiến lược và rủi ro với bà Harris khi chọn 'phó tướng' Trong cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2024, việc Phó Tổng thống Kamala Harris chọn Thống đốc Minnesota Tim Walz làm người đồng hành tranh cử đã tạo ra nhiều chú ý. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) và Thống đốc bang Minnesota Tim Walz trong cuộc vận động tranh cử ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, ngày 6/8/2024. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào
Có thể bạn quan tâm

Khám phá 'menu' vui chơi ngày nắng nóng
Du lịch
09:43:43 18/05/2025
Thanh niên 20 tuổi bỏ lại xe máy, gieo mình xuống sông Vàm Cỏ Đông
Tin nổi bật
09:22:15 18/05/2025
Đề nghị truy tố Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 41 bị can
Pháp luật
09:19:38 18/05/2025
Sau 3 tháng về chung nhà, chồng H'Hen Niê chính thức khoe tin vui đặc biệt
Sao việt
09:08:43 18/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 5: Châu Dã đọ sắc "chị đại" Chompoo Araya, nữ diễn viên Trung Quốc bị tóm khoảnh khắc đáng xấu hổ
Sao âu mỹ
09:06:04 18/05/2025
Bị điều tra khẩn khi đang nô nức dự Cannes 2025, sao nữ hạng A Cbiz hiện ra sao?
Sao châu á
08:41:58 18/05/2025
Mỹ nhân đẹp chấn động thế gian náo loạn thảm đỏ Cannes, bước xuống cầu thang cũng đẹp như cổ tích thần tiên
Hậu trường phim
08:27:37 18/05/2025
Cha đẻ của Genshin Impact lộ kế hoạch tới năm 2030, sẽ không còn "chỉ làm game" như trước
Mọt game
08:15:43 18/05/2025
6 cách bảo vệ làn da khi ở trong phòng điều hòa
Làm đẹp
08:06:16 18/05/2025
3 không khi dùng mật ong
Sức khỏe
08:00:07 18/05/2025