Cuộc chiến thuế quan: Châu Âu chuẩn bị đòn phản công đầu tiên
Các quan chức Liên minh châu Âu sẽ thẩm định và bỏ phiếu cho danh sách thuế quan trả đũa trong tuần này, đồng thời cân nhắc về những hành động tiếp theo.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen phát biểu trong cuộc họp báo về các biện pháp ứng phó của EU đối với thuế quan của Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Các quan chức Liên minh châu Âu đang áp dụng cách tiếp cận hai phần đối với cuộc chiến thương mại đang diễn ra của Tổng thống Trump, đề xuất cắt giảm thuế đối với ô tô và các sản phẩm công nghiệp do Mỹ sản xuất nhưng cũng cùng lúc chuẩn bị trả đũa ngay lập tức bằng các khoản thuế rộng khắp.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm 6/4 cho biết, khối 27 quốc gia này sẽ sẵn sàng áp dụng cách tiếp cận “0 đổi 0″ đối với các sản phẩm bao gồm ô tô, xóa bỏ thuế đối với hàng hóa nếu Mỹ cũng làm như vậy. Thuế ô tô của EU hiện được ấn định ở mức 10%.
Nhưng đồng thời, cả bà Leyen và ủy viên thương mại EU, Maros Sefcovic, đều nói rõ rằng các quan chức châu Âu đang chuẩn bị triển khai thuế quan và có khả năng là các rào cản thương mại khác để đáp trả Mỹ nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận. Các mức thuế đó sẽ bắt đầu được áp trong vài ngày tới.
Tối 6/4, các quan chức EU đã lưu hành tại Brussels một danh sách các sản phẩm mà họ dự định áp dụng thuế quan trả đũa – theo Olof Gill, phát ngôn viên thương mại của Ủy ban châu Âu. Các đại diện từ khắp các quốc gia thành viên của khối sẽ bỏ phiếu cho danh sách đó trong ngày 9/4. Nếu được chấp thuận, mức thuế quan mới sẽ có hiệu lực trong hai đợt đợt một vào ngày 15/4, đợt thứ hai vào một tháng sau đó.
Quyết định thuế quan này sẽ đánh dấu phản ứng cụ thể đầu tiên của EU đối với loạt biện pháp thương mại gần đây của ông Trump. Họ sẽ phản ứng cụ thể đối với mức thuế thép và nhôm của Mỹ có hiệu lực từ giữa tháng 3 và các quan chức EU cho biết đây chỉ là bước đầu tiên. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đang cân nhắc cách phản ứng với các động thái tiếp theo của ông Trump, bao gồm mức thuế 25% đối với ô tô và mức thuế 20% đối với hàng hóa của EU mà ông đã công bố vào tuần trước.
Đợt thuế trả đũa đầu tiên của EU được kỳ vọng sẽ bao trùm nhiều loại hàng hóa, mặc dù đã có phần giảm nhẹ so với kế hoạch ban đầu.
Trước đó, các quan chức EU dự định đánh thuế khoảng 28,4 tỷ USD trị giá hàng hóa và danh sách sơ bộ của họ bao gồm các mặt hàng nhập khẩu như rượu bourbon, thuyền, quần áo và sản phẩm nông nghiệp.
Tuy nhiên, ngày 6/4, một quan chức cấp cao của EU quan chức đã đề xuất rằng rượu bourbon có thể bị loại khỏi danh sách. Mặt hàng này đã gây chú ý sau khi ông Trump đe dọa áp thuế 200% đối với rượu vang và các loại rượu khác của châu Âu để đáp trả. Ông Sefcovic, Ủy viên thương mại EU, cho biết số lượng hàng hóa bị nhắm mục tiêu cuối cùng sẽ nhỏ hơn, sau khi có phản hồi từ các quốc gia thành viên EU.
Tuy nhiên, việc châu Âu đánh cược vào việc sử dụng cả gậy và cà rốt để thúc đẩy chính quyền Tổng thống Trump ngồi vào bàn đàm phán có thể gây ra tác động lớn đến nền kinh tế thế giới.
Nếu đạt được thỏa thuận, nó có thể thúc đẩy nhiều luồng thương mại không bị hạn chế hơn giữa hai thị trường lớn nhất thế giới và là những đối tác thương mại quan trọng nhất. Còn nếu căng thẳng leo thang và quan hệ xấu đi, nó có thể góp phần thúc đẩy một cuộc chiến thương mại gây ra hậu quả đau đớn cho người tiêu dùng và các công ty ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ để ngồi vào bàn đàm phán bất cứ khi nào các đối tác Mỹ của chúng tôi sẵn sàng”, ông Sefcovic cho biết hôm 6/4 tại Luxembourg. Ông đã có cuộc họp kéo dài hai giờ mà ông mô tả là “thẳng thắn” với các đối tác Mỹ vào cuối tuần trước.
“Mặc dù EU vẫn cởi mở và muốn đàm phán, nhưng chúng tôi sẽ không chờ đợi”, ông nói thêm. “Chúng tôi đã chuẩn bị sử dụng mọi công cụ trong kho vũ khí phòng thủ thương mại của mình”.
Các quan chức châu Âu cũng nhận thức được rằng một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện có thể gây tổn hại cho cả hai bờ Đại Tây Dương.
“Cho đến nay, họ đã chơi rất thông minh khi không bị kéo vào vòng xoáy leo thang”, Jorn Fleck, giám đốc cấp cao của Trung tâm Châu Âu tại Hội đồng Đại Tây Dương, nói. Ông giải thích rằng đối với châu Âu, một phần của “trò chơi” là chờ đợi cho đến khi nỗi đau của sự gián đoạn thương mại bắt đầu ảnh hưởng đến Mỹ, đồng thời thể hiện sự sẵn sàng phản ứng mạnh mẽ.
Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố Pháp và Đức cần hành động vì một châu Âu “mạnh mẽ” sau cuộc gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại thủ đô Paris, ngày 22/1/2025. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Các quan chức đã dành thời gian để chỉnh sửa bộ danh sách trả đũa đầu tiên vì họ muốn xem xét phản hồi từ khắp lục địa.
Một phần của danh sách ban đầu dự kiến có hiệu lực vào ngày 31/3. Thay vào đó, nó đã bị trì hoãn để điều chỉnh thêm sau khi ông Trump đe dọa áp thuế 200% đối với tất cả các loại rượu của châu Âu.
Một động thái như vậy sẽ gây tổn hại cho các nhà sản xuất rượu vang Pháp và Italy, và các nhà hoạch định chính sách từ các quốc gia đó đã lên tiếng báo động.
Rượu whisky, thứ đã gây ra phản ứng đó, hiện được nhiều người mong đợi sẽ bị loại khỏi danh sách cuối cùng. Stéphane Séjourné, phó chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu, cho biết rằng ông hy vọng “tin tốt” là nó sẽ bị cắt giảm.
Diễn biến này nhấn mạnh thách thức với EU trong việc duy trì một mặt trận vững chắc và thống nhất trong việc phản ứng với thuế quan. Các quốc gia trên khắp lục địa có các ưu tiên kinh tế khác nhau và mong muốn khác nhau trong phản ứng đáp trả Mỹ
Một số quốc gia Bắc Âu đã kiên quyết rằng EU phải phản ứng mạnh mẽ – thậm chí thúc đẩy EU sử dụng một công cụ thương mại mới mạnh mẽ để dựng lên các rào cản thương mại đối với các dịch vụ, có khả năng nhắm vào các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google.
Nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu khác lại không muốn đáp trả mạnh mẽ như vậy. Thủ tướng Italy, Giorgia Meloni, đã gọi ý tưởng rằng Italy phải lựa chọn giữa Mỹ và EU là “trẻ con”.
Các quan chức từ khắp khối 27 thành viên chỉ thống nhất về một điểm: Họ muốn đàm phán. Nhưng một phần của thách thức là Mỹ tỏ ra không mấy mặn mà với một thỏa thuận nhanh chóng.
Các quan chức Mỹ dường như coi thuế quan “không phải là một bước đi chiến thuật, mà là một biện pháp khắc phục”, ông Sefcovic nói.
Thuế quan nổi sóng, Tesla vẫn ung dung nhờ các siêu nhà máy 'địa phương'?
Các nhà sản xuất ô tô đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Tesla cũng vậy. Nhưng người khổng lồ này có một con át chủ bài trong tay: các siêu nhà máy sản xuất ô tô, nơi hầu hết các linh kiện đều đến từ các nhà cung cấp khu vực.
Mẫu ô tô của Tesla được giới thiệu tại Triển lãm ô tô Brussels, Bỉ, ngày 10/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ El Pais, công ty Tesla của Elon Musk sản xuất xe tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc thông qua các nhà cung cấp khu vực, điều này sẽ cho phép công ty tránh được một phần thuế quan. Tuy vậy, định giá cực cao và hiệu suất bán hàng kém đã khiến công ty lỗ 750 tỷ USD trên thị trường chứng khoán kể từ tháng 12 năm ngoái.
Cuộc chiến thuế quan là một thực tế khắc nghiệt. Việc Mỹ công bố mức thuế cụ thể sẽ áp cho từng quốc gia mà nước này nhập khẩu hàng hóa - từ 10% đến 49% - đã gây ra một cơn địa chấn trên thị trường tài chính, lo ngại rằng biện pháp này sẽ tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu và gây ra sự gia tăng đột biến về lạm phát.
Các nhà sản xuất ô tô đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Tesla cũng vậy, dù ông chủ Elon Musk là cố vấn hàng đầu của Tổng thống Donald Trump. Nhưng công ty ô tô điện này có một con át chủ bài trong tay: đó là các siêu nhà máy sản xuất ô tô, nơi hầu hết linh kiện đều đến từ các nhà cung cấp khu vực.
Ví dụ điển hình nhất về cách tiếp cận này là nhà máy khổng lồ mà Musk cho xây dựng tại Brandenburg, phía đông Berlin, với công suất 500.000 xe mỗi năm và có thể sớm đạt 1 triệu chiếc. Nhà máy sản xuất ô tô điện khổng lồ này đã tăng đáng kể nguồn cung ứng từ các nhà cung cấp châu Âu cho hầu hết các thành phần. Với mẫu Model Y mới, khoảng 92% phụ tùng được cung cấp bởi các công ty trong Liên minh châu Âu (Litva, Bỉ, Séc, Đan Mạch, Đức, Pháp, Hà Lan, Áo và Ba Lan).
Emérito Quintana, cố vấn cho quỹ đầu tư Numantia Patrimonio, đặt Tesla ở vị trí hàng đầu trong danh mục đầu tư của mình. Ông bắt đầu đầu tư vào công ty này cách đây 8 năm. Đối với ông, "việc Musk lựa chọn mô hình tích hợp toàn bộ chuỗi cung ứng và các nhà cung cấp địa phương sẽ là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong cuộc chiến thương mại này".
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu từ các quốc gia khác và một số đối tác cũ như Canada đã đáp trả bằng mức thuế tương đương đối với xe của Mỹ. Trung Quốc công bố mức thuế 34% đối với ô tô Mỹ và dự kiến phản ứng của châu Âu sẽ diễn ra trong những ngày tới. Trong bối cảnh đó, Tesla, mặc dù có đà tăng trưởng chứng khoán kém, lại là nhà sản xuất phương Tây duy nhất có giá trị tăng khi Tổng thống Trump công bố mức thuế đối ứng đối với các loại xe không phải của Mỹ.
Lợi thế cạnh tranh
Trong ngành công nghiệp ô tô đầy phức tạp, mỗi bộ phận thường đến từ một địa điểm khác nhau. Ví dụ, một chiếc Chevrolet được lắp ráp và bán tại Mỹ có thể có các bộ phận được sản xuất tại Đức, Tây Ban Nha, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Đài Loan/Trung Quốc. Tất cả những yếu tố này sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế quan mới, điều này sẽ làm tăng giá của xe. Như vậy có nghĩa là thuế quan không chỉ gây tổn hại cho các nhà sản xuất nước ngoài mà còn cả các nhà sản xuất Mỹ.
"Musk nhận thấy rằng việc có chuỗi cung ứng dài và phân tán là một điểm yếu, như đã chứng minh vào năm 2021, sau đại dịch. Đó là lý do tại sao ông quyết định rằng nhà máy khổng lồ ở Berlin sẽ có các nhà cung cấp châu Âu, nhà máy ở Thượng Hải sẽ có các thành phần của Trung Quốc và nhà máy ở Texas sẽ có các nhà cung cấp của Mỹ", ông Quintana lưu ý. Tesla có ý định sản xuất các bộ phận như ghế, cản và vỏ gương tại chỗ hoặc hợp tác với các công ty địa phương.
Chuyên gia Juan Gómez Bada, tại quỹ Avantage Capital, cũng nhấn mạnh rằng việc có các chuỗi cung ứng tích hợp hơn này "đã giảm thiểu những rủi ro có thể ảnh hưởng đến các đối thủ cạnh tranh khác mạnh mẽ hơn".
Ngoài ra, là một công ty tương đối trẻ so với các đối thủ cạnh tranh như General Motors, Stellantis hay BMW, Tesla có tính linh hoạt cao hơn. Do bức tranh cuối cùng về cuộc chiến thuế quan trong ngành ô tô vẫn chưa được xác định, nên vẫn còn quá sớm để biết tác động đến giá của từng loại xe, "nhưng điều rõ ràng là trong trường hợp của Tesla, nó sẽ không dữ dội bằng các đối thủ cạnh tranh", ông Quintana nhấn mạnh.
Nhà máy của hãng Tesla tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Những câu hỏi về tài chính
Tuy nhiên, cổ phiếu của Tesla đã mất gần một nửa giá trị kể từ giữa tháng 12/2024, giảm 750 tỷ USD.
Có một số lý do cho điều đó, bắt đầu với những lý do đơn giản nhất: dự báo lợi nhuận cho năm 2025 đã giảm 33% trong năm ngoái và năm 2026 là 29%. Hoạt động kinh doanh không tăng trưởng nhanh như mong đợi, như các báo cáo trong hai quý gần đây nhất cho thấy. Báo cáo mới nhất, được công bố vào tuần trước, cho thấy doanh số giảm 13% - điều không thể tha thứ đối với một công ty mà doanh thu vẫn được dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân.
Mặc dù các dấu hỏi về tài chính đã tồn tại từ lâu với Tesla, nhưng sự liên kết của tỷ phú Elon Musk với chính quyền Tổng thống Trump đã chính trị hóa thương hiệu và gây ra một loạt các cuộc tẩy chay.
Tuy nhiên, những người hâm mộ trung thành của Tesla thì không nản lòng. Đối với những người, như Emérito Quintana, thì "những khó khăn mà công ty phải đối mặt hiện nay ít nghiêm trọng hơn nhiều so với những khó khăn mà Tesla từng đối mặt vào năm 2018, với số nợ khổng lồ và tổn thất lớn".
Theo ông Quintana, khi Musk bắt đầu vượt qua các biện pháp cắt giảm ngân sách của Chính phủ, xe tự lái hoàn toàn trở nên phổ biến ở Texas (dự kiến vào tháng 6) và phiên bản mới của Model Y chiếc xe bán chạy nhất thế giới - bắt đầu được tiếp thị, "doanh số của Tesla sẽ quay trở lại mức tăng trưởng mạnh mẽ".
Tất nhiên, những người quan sát kém nhiệt tình hơn lại có quan điểm rất khác. Một số nhà đầu tư đã cảnh báo trong nhiều tháng và thậm chí nhiều năm qua rằng mức định giá mà công ty đang giao dịch, ngay cả bây giờ, là quá cao, điển hình của bong bóng và không thể biện minh được chỉ dựa trên dự báo doanh số trong tương lai và khi so sánh với giá cổ phiếu của các đối thủ cạnh tranh.
Tesla giao dịch ở tỷ lệ giá trên thu nhập (giá đóng cửa mới nhất chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu gần đây nhất) là 90, cao hơn 10 lần so với các công ty ô tô khác và cao hơn 4,5 lần so với công ty dẫn đầu về chip AI là Nvidia.
Ryan Brinkman, nhà phân tích tại J.P. Morgan, người từ lâu đã chỉ trích công ty của Elon Musk, tin rằng "thiệt hại về danh tiếng mà Musk gây ra cho thương hiệu vẫn chưa được định giá đúng mức".
Hai công ty lớn khác do tỷ phú công nghệ này kiểm soát, SpaceX (sản xuất tên lửa, tổ chức các sứ mệnh không gian và là nhà cung cấp đặc quyền của NASA) và Starlink (đã phóng 7.000 vệ tinh liên lạc vào không gian) cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thuế quan. Mặc dù hoạt động kinh doanh chính của họ diễn ra tại Mỹ, nhưng trong những năm gần đây, các công ty này đã mở rộng hoạt động và ký kết hợp đồng với các chính phủ và công ty ở các nước thứ ba.
Mua sắm hay chờ đợi? Người Mỹ 'lạc lối' giữa cơn bão thuế quan Dịp cuối tuần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Trump công bố các mức "thuế quan toàn cầu", nhiều người Mỹ đã tìm cách đi trước làn sóng tăng giá dự kiến, trong khi những người khác tỏ ra kiên nhẫn. Một người mua sắm vào cuối tuần qua ở Marina del Rey, bang California. Ảnh: New York Times Ông bà Charlene...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Có thể bạn quan tâm

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?
Sao âu mỹ
23:20:55 30/04/2025
Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025
Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông
Netizen
20:12:34 30/04/2025