Cuộc chơi năng lượng tái tạo của Trường Thành Group
Trong bối cảnh tình hình thủy văn bất lợi, hiện tượng El Nino làm lượng nước tại các hồ thủy điện ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, chiến lược phát triển các dự án điện mặt trời, phong điện của Trường Thành Group giai đoạn 2020 – 2025 được kỳ vọng sẽ trở thành nhân tố mới thúc đẩy sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận.
Ngày 18/9 tới, 135 triệu cổ phiếu Trường Thành Group sẽ niêm yết lên sàn HOSE với mã là TTA, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 18.000 đồng/cổ phiếu.
Trường Thành Group dù là cái tên có phần xa lạ, nhưng lại là một “ông lớn” khi sở hữu danh mục 6 dự án năng lượng với tổng vốn lên đến 6.791 tỷ đồng. Không những vậy, Trường Thành Group còn lên kế hoạch đầu tư, nâng công suất điện tái tạo lên 992 MW tới năm 2025.
Hành trình đến “cuộc chơi” năng lượng tái tạo
Khởi sự từ thành công của dự án nhà máy thủy điện Suối Sập 2 (huyện Phú Yên, tỉnh Sơn La) trong giai đoạn 2004 – 2007, các nhân sự chủ chốt của Công ty TNHH Xây dựng Trường Thành (chủ đầu tư dự án) vào năm 2008 đã quyết định thành lập CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (Trường Thành Group). Động thái mở đường bước vào lĩnh vực sản xuất, vận hành các công trình điện năng.
Với những kinh nghiệm tích lũy từ thực hiện dự án thủy điện Suối Sập 2, Trường Thành Group đã có dự án đầu tay là nhà máy thủy điện Ngòi Hút 2, tổng kinh phí đầu tư 1.501 tỷ, công suất lắp máy 48 MW. Đầu năm 2015, dự án đã chính thức đi vào vận hành.
Nối tiếp thành công của thủy điện Ngòi Hút 2, vào năm 2016, dự án thủy điện Ngòi Hút 2A của Trường Thành Group được vận hành với công suất 8,4MW, cung cấp sản lượng điện 30 triệu Kwh/năm.
Cũng trong khoảng thời gian này, năng lượng tái tạo (hay còn gọi là năng lượng sạch) đã dần trở thành xu thế phát triển mới khi có nhiều ưu thế vượt trội so với nguồn năng lượng truyền thống. Nắm bắt được điều này, Trường Thành Group là số ít các công ty tư nhân trong ngành điện Việt Nam chuyển mình và đẩy mạnh phát triển, đa dạng nguồn điện từ nguồn năng lượng tái tạo.
Dấu mốc là vào năm 2018, khi Trường Thành Group khởi công xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ, công suất 61,776 MWp. Khoảng 1 năm sau, cụ thể là vào quý IV/2019, dự án đã bắt đầu vận hành thương mại.
Chưa dừng lại ở đó, công ty còn thực hiện 2 dự án năng lượng tái tạo khác là điện mặt trời Hồ Núi Một 1 công suất 50 MWp và điện gió Phương Mai 1 công suất 30 MW (dự kiến sẽ đưa vào vận hành giai đoạn 2020-2021). Ngoài ra, Trường Thành Group cũng dự kiến đưa nhà máy Thủy điện Pá Hu hòa vào lưới điện quốc gia với công suất 26 MW vào ngày 20/9/2020, ngay sau khi niêm yết.
Với những kế hoạch kể trên, giới đầu tư nhận định, việc niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE của Trường Thành Group là bước đi hợp lý trong bối cảnh doanh nghiệp cần tiếp cận các kênh huy động vốn nhằm hiện thực hóa nhiều dự án triển vọng trong tầm nhìn 2020 – 2025.
Mặt khác, được chấp thuận lên sàn HOSE (đáp ứng các quy định khắt khe về chất lượng doanh nghiệp niêm yết) đồng nghĩa Trường Thành Group đã nhận thêm điểm cộng trong mắt giới đầu tư, qua đó vị thế và giá trị thương hiệu doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
“Cú huých” lợi nhuận từ dự án năng lượng tái tạo
Như đã nói, sản xuất điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo trong những năm gần đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi xu hướng phát triển xanh, sạch, bền vững ngày càng được chú trọng.
Đặc biệt, trong bối cảnh mảng kinh doanh thủy điện chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do El Nino, phát triển các dự án điện mặt trời và phong điện được đánh giá là nước đi hợp lý khi vừa giúp Trường Thành Group tận dụng những biến động thất thường của thời tiết, vừa đảm bảo dòng tiền kinh doanh ổn định trong tương lai.
Video đang HOT
Được biết, dự án Điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ và Điện mặt trời Hồ Núi Một 1 của công ty đều được xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, một trong những tỉnh có nguồn bức xạ lớn nhất cả nước – điều kiện thuận lợi cho việc khai thác hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời trong khu vực.
Bên cạnh đó, tất cả các dự án đã hoàn thành của Trường Thành Group đều nhận được ưu đãi về thuế. Đơn cử, dự án Ngòi Hút 2 được áp dụng thuế suất TNDN 10% và được giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm, năm 2019 là năm đầu dự án được hưởng ưu đãi thuế này; dự án Ngòi Hút 2A áp dụng thuế suất TNDN 10%, miễn thuế TNDN đến năm 2021, 9 năm tiếp theo từ năm 2021 giảm 50% thuế TNDN.
Trong khi đó, do thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường, dự án nhà máy điện Hồ Núi Một 1 được áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động dự án; được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; nhà máy điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ được áp dụng thuế suất 10%, miễn thuế TNDN đến năm 2022 và giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo.
Ngoài ra, 2 dự án kể trên còn được cộng hưởng một số ưu đãi trong phát triển điện mặt trời.
Cụ thể, nhà máy điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ, giá bán điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 9,35 UScents/kWh, theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10/4/2017 là 22.316 đồng/USD). Giá bán điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD và được áp dụng tới 20 năm kể từ thời điểm bắt đầu vận hành.
Trong khi đó, dự án điện mặt trời Hồ Núi Một 1 của công ty bắt đầu vận hành thương mại vào tháng 10/2020. Đáng chú ý, dự án cũng sẽ được áp dụng ưu đãi như nhà máy điện mặt trời hồ Bầu Ngứ.
Sau nửa đầu năm 2020, dự án nhà máy Điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ được đánh giá là nhân tố giúp doanh thu/lợi nhuận Trường Thành Group tăng trưởng, bất chấp các ảnh hưởng tiêu cực từ El Nino và đại dịch COVID-19.
Cụ thể, BCTC bán niên 2020 của Trường Thành Group cho biết, doanh thu (100% doanh thu bán điện) đạt hơn 169,6 tỷ đồng, tăng gần 59% so với cùng kỳ năm 2019. Nhờ đó, lãi sau thuế công ty đã tăng hơn 91,5% lên gần 42,2 tỷ đồng.
Cũng bởi vậy, việc dự án Điện mặt trời Hồ Núi Một 1 dự kiến đi vào vận hành thương mại vào tháng 10/2020 được kỳ vọng sẽ trở thành “cú huých” doanh thu/lợi nhuận tiếp theo của Trường Thành Group.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đề ra kế hoạch tăng cường đầu tư dự án điện gió Phương Mai 1, đặt mục tiêu hoàn thành trong quý IV/2021 để hưởng những ưu đãi trong chính sách phát triển điện gió của Chính phủ, khẳng định vị thế của Trường Thành Group trong lĩnh vực năng lượng tái tạo./.
Trường Thành Group (TTA): Hiệu quả kinh doanh thấp, nợ vay cao
Đầu tư nhiều dự án phát điện, Trường Thành Group đang nợ lớn cùng những nỗi lo từ "đầu vào" tới "đầu ra".
Tập trung phát triển điện "xanh"
Ngày 20/8 vừa qua, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã chấp thuận cho 135 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư xây dựng và Phát triển Trường Thành (Trường Thành Group) niêm yết lần đầu.
Tân binh sàn HOSE đang gây chú ý với giới đầu tư bởi hai lý do: được CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) tư vấn niêm yết và là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển điện năng, lĩnh vực đang có tiềm năng phát triển rất tốt.
Công ty đang sở hữu và vận hành 3 nhà máy phát điện, bao gồm 2 nhà máy thủy điện tại Yên Bái là Ngòi Hút 2 (48 MW) vận hành từ đầu năm 2015) và Ngòi Hút 2A (8,4 MW) vận hành từ quý IV/2016.
Bên cạnh đó là trang trại điện mặt trời hồ Bầu Ngứ tại Ninh Thuận (61,8 MW), mới phát điện từ cuối năm 2019.
Xét ở mảng thủy điện, công suất hiện hữu của Trường Thành Group ở mức trung bình, thấp hơn so với một số doanh nghiệp đã niêm yết như Thủy điện Thác Bà (120 MW), Thủy điện Miền Trung (170 MW), Vĩnh Sơn-Sông Hinh (136 MW), Thủy điện Thác Mơ (150 MW), Thủy điện Miền Nam (122,5 MW), Thủy điện Cần Đơn (104 MW).
Tuy vậy, nếu tính thêm mảng điện mặt trời, Trường Thành Group nằm trong nhóm dẫn đầu về công suất trong số các doanh nghiệp có mảng năng lượng tái tạo.
Hiện Công ty đang đầu tư vào Nhà máy Thủy điện Pá Hu (Yên Bái), công suất 26 MW, dự kiến vận hành cuối năm nay; dự án điện mặt trời Hồ Núi Một 1 (Ninh Thuận), công suất 50 MW, dự kiến vận hành quý IV/2020; và dự án điện gió Phương Mai 1 (Bình Định), công suất 30 MW, dự kiến vận hành trong 2021.
Khi các dự án này hoàn tất, Trường Thành Group sẽ vươn lên là một trong những doanh nghiệp năng lượng tái tạo công suất lớn nhất trên sàn chứng khoán.
Trong số các dự án này, điện gió Phương Mai 1 do CTCP Phong điện Phương Mai, đơn vị liên kết của Trường Thành Group đầu tư. Năm 2018, Công ty đã góp 183,9 tỷ đồng vào Phong điện Phương Mai.
Đến tháng 4/2020, công ty này giảm vốn điều lệ từ 400 tỷ đồng về 330 tỷ đồng, nên Trường Thành Group thu hồi lại 21,5 tỷ đồng vốn góp, đồng thời chuyển nhượng 4 triệu cổ phần cho CTCP Đầu tư công nghiệp xây dựng Hà Nội, khiến tỷ lệ sở hữu giảm xuống còn 35%.
Hiệu quả kinh doanh thấp, nợ vay cao
Nửa đầu năm nay, Trường Thành Group đạt doanh thu thuần 169,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 42 tỷ đồng, lần lượt tăng 58,9% và 91% so với cùng kỳ năm ngoái. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ dự án điện mặt trời hồ Bầu Ngứ được đưa vào phát điện từ cuối quý IV/2019.
So với kế hoạch kinh doanh cả năm đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Công ty thông qua, mức thực hiện trong nửa đầu năm mới chỉ tương đương 37,8% chỉ tiêu doanh thu và 30% lợi nhuận.
Quý III này, tình hình kinh doanh của Công ty nói riêng cũng như các doanh nghiệp thủy điện nói chung được kỳ vọng sẽ được cải thiện khi thời tiết miền Bắc bước vào cao điểm mùa mưa, lượng nước về nhiều giúp tăng công suất phát điện của nhà máy thủy điện.
Tuy vậy, giả định Công ty có thể tăng trưởng đột biến về lợi nhuận trong nửa cuối năm nay để hoàn thành kế hoạch đề ra, các chỉ số hiệu suất so với quy mô tài sản, nguồn vốn hiện vẫn còn khá thấp.
Cụ thể, với quy mô tổng tài sản 4.113 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu 1.583 tỷ đồng đến cuối quý II/2020, các chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 1,07% và 2,8%.
Giả định Công ty hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm đề ra với 140 tỷ đồng, ở quy mô tài sản hiện tại, các chỉ số ROA và ROE cũng mới tăng lên 4,4% và 8,8%.
Lý do thì có nhiều. Thứ nhất, các dự án mới đi vào vận hành, nguyên giá còn lớn, khấu hao chưa nhiều.
Thứ hai, các tài sản dở dang chưa đưa vào hoạt động còn lớn, với số dư khoản mục xây dựng cơ bản dở dang lên đến 981 tỷ đồng đến cuối quý II/2020, chiếm gần 1/4 tổng tài sản.
Thứ ba là gánh nặng nợ vay khiến chi phí lãi vay ăn mòn đáng kể lợi nhuận với dư nợ vay lên đến 2.334,2 tỷ đồng đến cuối quý II/2020, tăng 62 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Trước đó, dư nợ vay ròng của Công ty tăng 795 tỷ đồng trong năm 2019 và 494 tỷ đồng năm 2018.
Riêng trong nửa đầu năm nay, chi phí lãi vay là 63,8 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước và chiếm đến 59% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mang lại. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng khi các dự án dở dang đưa vào vận hành, tương ứng với chi phí lãi vay không còn được vốn hóa như giai đoạn đầu tư.
Khó mong sớm có cổ tức tiền mặt
Nhu cầu đầu tư còn lớn trong khi chưa có nguồn lực dự trữ, ưu tiên trước mắt của Trường Thành Group vẫn là tiếp tục đầu tư vào các dự án dở dang và trả nợ sẽ khiến nguồn tiền thặng dư của Công ty mỏng. Với thực tế đó, Công ty khó có khả năng trả cổ tức tiền mặt trong tương lai gần.
Một điểm cũng cần lưu ý là hoạt động của các nhà máy thủy điện phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, cụ thể là lượng mưa tại khu vực đặt nhà máy.
Cả ba nhà máy thủy điện của Trường Thành Group (2 nhà máy đã vận hành, 1 nhà máy chuẩn bị vận hành) đều đặt tại Yên Bái nên hiệu quả kinh doanh của Công ty phụ thuộc vào biến động thời tiết tại khu vực này.
Đối với các dự án điện mặt trời đặt tại Ninh Thuận, ngoài thời tiết còn là sự ổn định của hệ thống truyền tải.
Báo cáo của Công ty cũng cho biết, trong nửa đầu năm 2020, doanh thu đã bị ảnh hưởng khi lượng nước thiếu hụt do hiện tượng El Nino dẫn đến doanh thu của 2 nhà máy Ngòi Hút 2 và 2A đều giảm.
Trong khi đó, nhà máy điện mặt trời hồ Bầu Ngứ cũng chỉ chạy được 60% công suất do tình trạng quá tải đường dây truyền tải tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận.
Công suất của nhà máy này chỉ mới được giải tỏa từ cuối tháng 6 khi trạm biến áp 220 KV Ninh Phước đi vào vận hành. Với tình trạng phát triển ồ ạt của điện mặt trời và sự phát triển không đồng bộ của hệ thống truyền tải điện, nỗi lo dư cung vẫn hiện hữu với các nhà máy điện mặt trời và điện gió mà Trường Thành Group đang đầu tư.
Cổ đông lớn là nhà thầu chính tại Trường Thành Group
Tại thời điểm cuối năm 2019, 7 cổ đông lớn nắm tới 99,37% vốn điều lệ của Công ty. Cụ thể, ông Trần Huy Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị giữ 50,08%; Công ty TNHH Xây dựng Trường Thành (đơn vị do ông Trần Huy Đức làm Chủ tịch Hội đồng thành viên) giữ 23,63%; bà Nguyễn Thị Ngọc giữ 11,63%; ông Trần Huy Thiệu - Thành viên Hội đồng quản trị, em trai ông Đức, giữ 6,52%; ông Cao Đăng Mùi giữ 5,7% và ông Nguyễn Duy Viễn - Thành viên Hội đồng quản trị, giữ 2,44%.
Ngay trước khi trở thành công ty đại chúng vào đầu tháng 7/2020, cơ cấu cổ đông của Công ty đã có sự thay đổi đáng kể. Các cổ đông lớn hiện nắm giữ 65,04% vốn, phần còn lại do 401 cổ đông khác nắm giữ.
Xây dựng Trường Thành chính là đơn vị ký hợp đồng thi công cả ba dự án thủy điện cho Trường Thành Group là Ngòi Hút 2 năm 2010, trị giá 512 tỷ đồng, Ngòi Hút 2A năm 2014, trị giá 120 tỷ đồng và Pá Hu năm 2017, giá trị 614 tỷ đồng.
Triển vọng khả quan cho ngành thủy điện trong nửa cuối năm Sau những tháng đầu năm thời tiết không mấy thuận lợi thì từ tháng 5 vừa qua mực nước dự trữ của các nhà máy thủy điện đã tăng trở lại, giúp triển vọng kinh doanh của các công ty thủy điện được dự báo sẽ khả quan hơn trong nửa cuối năm 2020. Nửa đầu năm không thuận lợi Theo phân tích...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Đức Phúc làm từ thiện nửa tỷ đồng tỏ lòng biết ơn hậu đại lễ 30/4
Sao việt
22:50:07 04/05/2025
Harry Kane vô cùng thất vọng vì chưa vô địch ở Bayern
Sao thể thao
22:42:16 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
Tạ Đình Phong chuyển nhượng khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng cho con
Sao châu á
21:55:31 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay
Sao âu mỹ
21:21:28 04/05/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 5/5 11/5: Thiên Bình quý nhân phù trợ, Ma Kết làm đâu thắng đó, Kim Ngưu đổi đời
Trắc nghiệm
20:46:58 04/05/2025
Người đàn ông bị rắn cắn hơn 200 lần
Lạ vui
19:32:38 04/05/2025