Cuộc sống kỳ lạ của “Kumari”
Người dân Nepal, dù theo đạo Hindu hay đạo Phật, đều tôn kính Kumari vì cho rằng nhân vật này mang lại sự thịnh vượng và hòa bình cho đất nước
Từ giã vai trò của một Kumari (thần trinh nữ sống) của TP Bhaktapur – Nepal, bé Junisha Shakya, vừa mừng sinh nhật thứ 10, mong trở lại cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác, dành nhiều thời gian hơn cho việc học và hoạt động tại trường.
Trở lại đời thường
Được chọn làm Kumari của TP Bhaktapur năm 7 tuổi, bé Shakya hồi cuối tháng 3 vừa qua đã hoàn thành vai trò này sau một nghi thức truyền thống của người Newar. “Con thích khoảng thời gian được làm nữ thần và sẽ mãi mãi trân trọng 3 năm rưỡi đó. Con sẽ dành nhiều thời gian cho việc học và hoạt động ở trường” – Shakya, hiện là học sinh lớp 4 tại một ngôi trường ở TP Bhaktapur, nói với báo Kathmandu Post.
Trong thời gian này, gia đình Shakya đang cố gắng giúp em hòa nhập trở lại với cuộc sống theo cách dễ dàng nhất có thể. Ông Juju Ratna Shaky, cha của Shakya, chia sẻ: “Để trở lại cuộc sống bình thường sau thời gian làm nữ thần, con bé cần thay đổi một số thứ và chúng tôi muốn mọi chuyện diễn ra trơn tru”.
Chanira Bajracharya, một cựu Kumari năm nay 19 tuổi, thừa nhận không dễ để hòa nhập cuộc sống mới sau khi đột ngột kết thúc vai trò này. Bajracharya trở thành Kumari của TP Patan lúc 5 tuổi và kết thúc cuộc sống đặc biệt này ngay khi bắt đầu dậy thì ở tuổi 15. “Khi ra khỏi nhà lần đầu tiên sau thời gian dài là một Kumari, tôi không biết phải bước đi như thế nào. Cha mẹ đã nắm tay và tập cho tôi cách đi lại” – Bajracharya, hiện là nữ sinh ngành kinh doanh tại Trường ĐH Kathmandu, nhớ lại.
Trong những năm làm Kumari, Bajracharya đều được gia sư dạy riêng tại nhà nên cô không khỏi sốc khi bắt đầu đến trường học với những đứa trẻ khác. Ngoài ra, Bajracharya còn cảm thấy mình “không còn được tôn trọng” khi các tín đồ không cúi đầu và chạm vào chân cô như từng làm trong nhiều năm.
Cô Chanira Bajracharya bên cạnh những tấm hình chụp mình khi còn là một Kumari Ảnh: South China Morning Post
Tuyển chọn gắt gao
Tại TP Bhaktapur, một quá trình công phu nhằm tuyển chọn người thay thế Shakya đã bắt đầu. Các ứng viên phải đáp ứng đủ phẩm chất của một Kumari, như có một cơ thể không tì vết cũng như chưa bao giờ bị thương và bệnh nặng. Bajracharya kể lại mình phải trải qua một vòng kiểm tra “32 đặc điểm” để bảo đảm có một cơ thể hoàn hảo trước khi trở thành Kumari.
Video đang HOT
Người dân Nepal, dù theo đạo Hindu hay đạo Phật, đều tôn kính Kumari vì cho rằng nhân vật này mang lại sự thịnh vượng và hòa bình. Gánh trên mình nhiệm vụ tâm linh thiêng liêng như thế, một Kumari phải hy sinh cuộc sống thường ngày của họ.
Chẳng hạn, theo báo Daily Mail (Anh), Kumari buộc phải rời xa gia đình đến ẩn cư trong đền thờ như một vị thần sống và chỉ có thể ra ngoài khi tham gia lễ hội hoặc các buổi thờ cúng. Trong những dịp này, chân của Kumari không được chạm đất. Họ cũng không được đến trường và không được phép nói chuyện với người khác, trừ người nhà và bạn bè thân thiết… Kumari chỉ được phép xuất hiện bên ngoài ngôi nhà hoặc đền thờ tối đa 13 lần mỗi năm.
Bà Shobha Bajracharya, mẹ của cựu Kumari tên Samita Bajracharya, chia sẻ: “Tôi vừa hạnh phúc vừa buồn. Tôi cảm thấy vui vì con gái trở thành Kumari nhưng sợ vì không chắc chúng tôi có thể làm đúng tất cả mọi quy tắc”. Có khá nhiều quy tắc cần tuân thủ. Ngoài những gì được nói đến ở trên, người mẹ này còn phải trang điểm cầu kỳ cho con gái.
Xuân Mai
Theo_Người lao động
Đặc sắc những lễ hội tưởng nhớ tổ tiên
Dù theo tín ngưỡng nào, người dân các nước trên thế giới cũng có những ngày lễ riêng để tưởng nhớ về tổ tiên và truyền thống văn hoá lâu đời của họ.
Lễ hội Pitru Paksha của người theo đạo Hindu
Đây là một lễ hội truyền thống của đạo Hindu, kéo dài 15 ngày trong tháng Ashwin. Đây là thời điểm để tưởng nhớ và cúng kính tổ tiên. Trong thần thoại Hindu, khi linh hồn của chiến binh Karna lên đến thiên đường, ngài không tìm được bất kỳ thứ gì để ăn ngoài vàng. Không thể chịu nổi, Karna hỏi Đức Chúa trời Indra rằng thức ăn ở đâu. Đức Chúa trời Indra đáp rằng Karna chỉ được ăn vàng bởi khi còn sống, ông chẳng bao giờ chú ý đến việc cúng kính tổ tiên.
Để có được thức ăn, Karna buộc phải trở trở về trần gian trong 15 ngày để chuộc lỗi bằng cách phân phát thức ăn và nước uống cho chúng sinh. Kể từ đó, ngày lễ Pitru Paksha ra đời. Trong ngày lễ này, con cháu phải cầu nguyện và thực hiện đầy đủ các nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, đồng thời đây cũng là dịp để người theo đạo Hindu cầu an, cầu sức khỏe và tiền đồ, sự nghiệp.
Lễ hội Bisket tôn vinh 2 vị thần
Lễ hội Bisket diễn ra trong 9 ngày, đó là ngày đầu năm mới của người Nepal, lễ hội chính thức diễn ra từ ngày 9.4. Trong 9 ngày lễ hội, thần Bhairava và nữ thần Bhadrakali được rước trên hai cỗ xe lớn, được kéo trên một quảng trường lớn, sau đó là nghi thức ban phước lành năm mới cho mọi người.
Nepal là một trong số các quốc gia có nhiều lễ hội nhất thế giới. Ở đây có tới 120 ngày lễ trong 1 năm, phần lớn là lễ hội tôn giáo. Mỗi lễ hội như vậy thường kéo dài hàng tuần, thậm chí cả tháng. Gần như ngày nào thành phố Kathmandu cũng tràn ngập không khí của lễ hội.
Người Nhật tổ chức lễ hội O-Bon nhớ tổ tiên
O-Bon là một lễ hội truyền thống ở Nhật Bản đã có từ 500 năm nay. Tại lễ hội Bon Odori của người Nhật, mọi người trong gia đình tập trung lại và tổ chức lễ tưởng niệm ông bà tổ tiên của họ. Nghi thức này xuất phát từ truyền thống Phật giáo Trung Quốc, đó là một sự pha trộn của niềm tin Phật giáo và thờ cúng tổ tiên. Trong suốt 1 tuần lễ đó, người ta treo đèn lồng với mục đích để hướng dẫn những linh hồn trở về.
Ngày lễ Vu lan hay "Xá tội vong nhân" của Phật giáo, ở Nhật gọi là Urabon hoặc O-Bon. Lễ O-Bon kết hợp những truyền thống của Nhật Bản và Ấn Độ, tạo thành một lễ hội Phật giáo mang đặc trưng riêng của Nhật Bản.
Lễ hội O-Bon ở Nhật Bản thường được tổ chức trong 3 ngày, có khi kéo dài cả tuần lễ, nên được gọi là Tuần lễ O-Bon. Ngày đầu tiên là ngày đón mừng lễ hội, còn ngày cuối cùng được xem là ngày tạm biệt lễ hội.
Vào dịp lễ hội O-Bon, mọi người dù có đi đâu cũng đều trở về quê hương của mình, đoàn tụ với người thân trong gia đình để cùng bày tỏ lòng thành kính tri ân, lòng hiếu thảo đến tổ tiên, ông bà. Cũng trong những ngày này, người Nhật dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, dâng cúng hoa quả, phẩm vật lên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên ở trong nhà.
Trong ngày đầu tiên của lễ hội O-Bon, người ta treo và thắp sáng các lồng đèn ở phía trước căn nhà, đi thăm viếng lăng mộ của người thân đã quá cố và vệ sinh, tu sửa lăng mộ rồi mời linh hồn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng về đoàn tụ với con cháu. Ở một số vùng, lồng đèn không những được treo ở trong nhà mà còn được treo dọc theo các con đường dẫn vào nhà để hướng dẫn linh hồn người quá vãng.
Rước Thánh Rắn để... rắn cắn không chết
Hàng năm, cứ vào thứ 5 đầu tiên của tháng 5, người dân tại thị trấn Cocullo thuộc miền trung Italia lại tiến hành một lễ rước để tưởng nhớ Thánh Domenico, được mệnh danh là "Thánh Rắn". Trong truyền thuyết, Thánh Domenico được tin là đã cứu mạng nhiều người từng bị rắn cắn.
Người dân quan niệm rằng rước Thánh Rắn khắp thị trấn sẽ giúp họ tăng khả năng miễn dịch với nọc độc rắn cắn trong năm sau. Đây là một trong những lễ hội lạ lùng nhất ở Italia.
Lễ các Thánh kết nối con người và những linh hồn
Lễ các Thánh (còn gọi là Lễ Chư Thánh hoặc Lễ các Thánh Nam Nữ) là một lễ được tổ chức trọng đại vào ngày 1.11 hàng năm trong Kito giáo phương Tây hoặc Chủ nhật đầu tiên sau Lễ Ngũ tuần trong Kito giáo phương Đông, nhằm tôn vinh tất cả các vị Thánh Kito giáo đang hưởng phúc trên thiên đàng. Ở nhiều quốc gia có truyền thống Công giáo, Lễ các Thánh là một ngày lễ nghỉ.
Trong Giáo hội Công giáo Roma và nhiều giáo hội Anh giáo, tiếp theo sau ngày Lễ các Thánh là ngày Lễ các Đẳng (hoặc Lễ các Đẳng Linh Hồn) vì họ tin rằng có sự cầu nguyện hiệp thông giữa những người đang sống ở trần thế và những người đã được lên thiên đàng.
Lễ Thánh Patrick
Lễ Thánh Patrick là lễ hội truyền thống của người dân Ireland, được tổ chức hàng năm vào Chủ nhật gần ngày 17.3 nhất để tưởng nhớ Saint Patrick, vị Thánh của đất nước này. Việc tổ chức Lễ hội Thánh Patrick hoành tráng ở nhiều nơi trên thế giới là do cộng đồng người Ireland tiến hành để tưởng nhớ vị thánh của quê hương họ. Tương truyền lúc sinh thời, ông thường dùng cây cỏ 3 lá để giải thích cho thuyết "Ba ngôi một thể" của Thiên Chúa: Cha, Con và các đức Thánh thần. Ngày nay, màu xanh lá cây và hình ảnh cỏ 3 lá là đặc trưng của Lễ hội Thánh Patrick.
Theo Danviet
Pakistan tố Ấn Độ âm mưu phá hoại Con đường tơ lụa Một tướng quân đội Pakistan tố Ấn Độ đang cố gắng phá hoại dự án xây dựng hành lang kinh tế của Trung Quốc đi qua cảng nước sâu của Pakistan, dự án này nhằm vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc sang phía Tây. Tổng tham mưu trưởng liên quân Pakistan, tướng Raheel Sharif tố Ấn Độ gây bất ổn cho Pakistan...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine đi nước cờ đàm phán, xung đột sẽ chấm dứt sau 3 năm?

Ukraine lên tiếng sau khi Nga công bố phái đoàn đàm phán

"Giải mã" mục đích của ông Putin khi chọn phái đoàn đàm phán với Ukraine

Nga chỉ trích Pháp định mở rộng "ô hạt nhân" ở châu Âu

Mỹ tiết lộ kế hoạch triển khai lực lượng NATO tới Ukraine

Tổng thống Macron: Pháp đã cạn kiệt vũ khí để viện trợ cho Ukraine

Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ

Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

Kịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung Quốc

Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ
Có thể bạn quan tâm

Trước lùm xùm tình ái, Wren Evans ghi điểm với phong cách độc lạ
Phong cách sao
11:47:16 15/05/2025
Những đôi giày đẹp nhất khi diện cùng quần jeans xanh
Thời trang
11:31:53 15/05/2025
Bí quyết để có một làn da như sương mai
Làm đẹp
11:30:34 15/05/2025
Thêm 1 cách làm món hấp siêu nhanh trong 15 phút mà kết cấu giòn, ngọt, mềm mướt, thực sự rất ngon
Ẩm thực
11:20:47 15/05/2025
Bị bạn trai "quỵt" hơn 700 triệu đồng tiền thách cưới, người phụ nữ 35 tuổi có quyết định gây sốc
Netizen
11:04:57 15/05/2025
Cách để kiểm tra phong thủy căn nhà khiến gia chủ dễ thành công, yên tâm làm ăn, nhiều lộc
Sáng tạo
11:01:34 15/05/2025
"Sóng gió gia tộc" Beckham: Mâu thuẫn của 1 người đàn ông trưởng thành với gia đình đổ lên đầu 3 người phụ nữ?
Sao thể thao
10:57:26 15/05/2025
Trên tay Sony Xperia 1 VII: Giá cao ngất ngưởng, có gì để so kè cùng iPhone 16 Pro Max, Samsung Galaxy S25 Ultra?
Đồ 2-tek
10:44:56 15/05/2025
2 cựu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân hầu tòa phúc thẩm
Pháp luật
10:40:48 15/05/2025
Google DeepMind công bố AI khoa học 'đột phá'
Thế giới số
10:35:07 15/05/2025