Cuộc sống mới của 13 hộ dân khu biệt thự sập ở Hà Nội
Tính đến trưa 23/9 đã có 13 hộ dân với khoảng 61 nhân khẩu bị ảnh hưởng do vụ sập biệt thự cổ trên phố Trần Hưng Đạo chuyển đến tạm cư tại khu nhà CT1 Định Công – Hà Nội .
Cuộc sống mới của 13 hộ dân khu biệt thự sập ở Hà Nội
Khu nhà đang trong quá trình hoàn thiện thi công nên vẫn còn khá ngổn ngang. Khi chúng tôi có mặt tại đây, người dân đang tất bật quét dọn và sắp xếp đồ dùng để sớm ổn định chỗ ở. Hầu hết đồ đạc sinh hoạt cá nhân của các hộ gia đình vẫn mắc kẹt tại hiện trường vụ sập biệt thự.
Đồ ăn qua ngày của nhiều người dân bị ảnh hưởng sau vụ sập biệt thự
Gia đình Bà Trần Thị Sửu 57 tuổi, được chuyển đến khu tạm cư từ khoảng 23h đêm 22/9. Vẫn chưa hết hoảng loạn sau khi trải qua một tai nạn kinh hoàng, bà Sửu cho hay từ đêm qua đến giờ bà gần như không thể chợp mắt. Nỗi ám ảnh về vụ sập nhà vẫn luôn hiện hữu.
“Tất cả diễn ra chỉ trong tích tắc. Tôi chỉ nghe thấy một tiếng nổ như bom và sau đó là đồ đạc vung vãi khắp nơi. Vụ sập nhà xảy ra tôi bị mắc kẹt tại tầng 1 và chỉ được giải cứu khi lực lượng chức năng đến hiện trường…”.
Dù đã chuyển đến khu nhà tạm cư an toàn, bà Sửu vẫn không thể có nổi giấc ngủ trọn ven khi tương lai sắp tới không biết sẽ đến đâu, khi toàn bộ nhà cửa và đồ đạc căn nhà đã bị hư hỏng. “Hai chiếc xe máy của khách gửi bị hỏng nặng do sập nhà, đồ đạc bị hư hỏng, chôn vùi trong vụ sập là của chủ nhà, giờ hỏng hóc không biết có phải đền bù gì không”, bà Sửu buồn bã nói.
Khu nhà CT1 khu đô thị Định Công, nơi những người dân phải di dời sau khi sự cố sập nhà.
Tương tự, gia đình chị Trịnh Thị Vui (40 tuổi) cũng được bố trí ở tạm trong một căn phòng tại tầng 3 của khu nhà CT1. Vụ sập nhà đã làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống của gia đình chị.
Video đang HOT
“Đêm qua gia đình tôi mỗi người phải di tản một nơi, các cháu thì đến ở nhà người quen còn vợ chồng tôi phải thuê nhà nghỉ để ở tạm…”. Chị Vui cho hay, cơ quan chức năng chưa có thông báo việc ở tạm này sẽ kéo dài trong bao lâu, do đó điều chị Vui lo lắng nhất là chỗ ăn, ở chưa ổn định sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình, đặc biệt là việc ăn học của các cháu nhỏ.
Người dân tranh thủ dọn dẹp nơi ở mới, khu nhà CT1 vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng.
Tại căn phòng bên cạnh, anh Hiếu (24 tuổi) vừa dọn dẹp vừa sắp xếp lại một vài đồ đạc để ổn định chỗ ở. Hiếu cho biết, hiện tại người thân của anh vẫn phải túc trực tại hiện trường vụ sập để thu dọn đồ đạc. Căn nhà Hiếu ở may mắn nằm cách xa vụ sập nên chỉ bị ảnh hưởng nhẹ.
Từ hôm qua đến giờ do chưa có bếp nấu ăn nên anh cùng với các hộ dân xung quanh khắc phục bằng cách ăn cơm bụi hoặc bánh mỳ: “Hiện tại trong giờ phút này, được bố trí căn nhà ở tạm cũng đã là may mắn lắm rồi. Chỉ mong chính quyền nhanh chóng khắc phục sự cố để người dân ổn định chỗ ở và công việc làm ăn…”.
Đến chiều 23/9, người dân vẫn xếp hàng đợi vào lấy đồ trong khu vực nhà bị sập.
Trong khi đó, một số hộ dân phản ánh họ chưa nhận được thông báo cụ thể về việc hỗ trợ thiệt hại, bố trí chỗ ở nên rất hoang mang. Có mặt tại hiện trường vụ sập nhà, chị Trần Thị Minh Nguyệt thất thần kể, từ đêm qua đến giờ, gia đình sơ tán khắp nơi.
Hiện đồ đạc trong nhà vẫn chưa được di chuyển ra hết: “Tôi chỉ được chính quyền địa phương gọi lên đăng ký số điện thoại, một cán bộ nói có gì sẽ thông báo cụ thể sau. Nhưng hiện tại trong khi các hộ được bố trí nhà ở thì gia đình tôi vẫn không được thông báo gì”, chị Nguyệt nói.
Người dân vận chuyển đồ đạc đến nơi ở mới bằng xe máy.
Các hộ dân ở đây cho biết, hàng chục năm nay chưa bao giờ nhận được cảnh báo của BQL tòa nhà 107 về tình trạng xuống cấp của căn biệt thự. Bà Tâm – một cư dân của tòa nhà kể: “Chúng tôi chỉ biết là căn nhà được xây dựng từ thời Pháp còn chất lượng ra sao, xuống cấp thế nào cũng không được biết. Khoảng 10 phút trước khi nhà sập, tấm thạch trần của tòa nhà rơi xuống nên mọi người mới hô hoán nhau chạy…”.
Cuộc sống của 13 hộ gia đình với 61 nhân khẩu bị đảo lộn hoàn toàn sau sự cố sập nhà.
Theo ông Hải – bảo vệ tòa nhà CT1B, trong đêm 22/9 có khoảng 13 hộ gia đình đến tạm trú và phải đến gần 1h sáng 23/9, công tác ký nhận phòng mới hoàn thành. Nhiều hộ đến nhận phòng nhưng lại di tản đến nhà người quen tá túc chứ không ở lại.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, hiện trường vụ sập biệt thự cổ trên phố Trần Hưng Đạo vẫn được phong tỏa nghiêm ngặt. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực dọn dẹp và khắc phục sự cố. Một số hộ dân đã được tạo điều kiện để di chuyển các vật dụng cần thiết đến nơi ở mới.
Trọng Trinh – Hà Trang
Theo Dantri
Sập biệt thự cổ: Đường sắt đã báo cáo Hà Nội về sự xuống cấp
Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt cho biết, trước khi sập biệt thự số 107 Trần Hưng Đạo, đơn vị này đã báo cáo Hà Nội về sự xuống cấp của ngôi nhà.
Bộ Tài chính từng yêu cầu di dời
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, do điều kiện khó khăn về nhà ở của cán bộ công nhân, Tổng công ty Đường sắt đã ký hợp đồng thuê nhà ở cho 62 hộ dân tại nhà 107 Trần Hưng Đạo. Ngày 20.9.2013, Bộ Tài chính có văn bản số 12859/BTC-QLCS thống nhất để Tổng công ty giữ lại tiếp tục làm trụ sở làm việc theo quy hoạch của thành phố, liên hệ với Sở Xây dựng thành phố Hà Nội để được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đề nghị Tổng công ty Đường sắt di dời, chấm dứt việc cho thuê tại cơ sở nhà đất để quản lý, sử dụng theo đúng quy định.
Hiện trường vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo - Ảnh: Lê Nam
Trong khi đó, Tổng công ty Đường sắt lại cho rằng do thời gian sử dụng đã lâu, công trình (ngôi số 1) bị hư hỏng nặng có nguy cơ sụp đổ, úng ngập toàn bộ tầng hầm, do đó năm 2008, 2009, Tổng công ty đã có nhiều văn bản báo cáo UBND, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cho phép di dời các hộ gia đình trong khuôn viên 107 và phá dỡ để xây dựng trụ sở làm việc của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Cơ quan này cũng cho biết, đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội để thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính (văn bản số 2999/ĐS-VP ngày 27.11.2013, số 2130/ĐS-VP ngày 30.7.2015, số 2217/ĐS-VP ngày 5.8.2015), đến nay đang được các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
"Tổng công ty muốn di dời các hộ dân hợp pháp ra chỗ khác và đầu tư xây dựng 31 Láng Hạ làm khu tái định cư, dành cho đường sắt đầu tư trụ sở làm việc tại khu đất 107 Trần Hưng Đạo. Hà Nội đồng ý cho ngành đường sắt đầu tư xây dựng chỗ 31 Láng Hạ, nhưng tại số 107 Trần Hưng Đạo thì thủ tục pháp lý tòa nhà còn vướng mắc vì là bảo tồn cổ nên Hà Nội chưa chấp thuận và Sở Xây dựng cũng không phản hồi dù đã có nhiều văn bản gửi đi", ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt khẳng định.
Nhà đã 3 lần sửa chữa
Theo ông Hoạch, tòa nhà đã 3 lần sửa chữa, lần gần nhất năm 2010 tu bổ chống dột và dùng vật liệu nhẹ ngăn phòng hội trường chứ không thể cải tạo thay đổi kết cấu. Mái tôn thì được sửa từ năm 1996 khi nhà dột.
"Ngành đường sắt thấy căn nhà 107 không thể sử dụng lâu dài nhưng cũng chưa từng thuê đơn vị nào kiểm định về đảm bảo an toàn nhà. Trong quá trình sử dụng không phát hiện nguy cơ mất an toàn hay nguy cơ khẩn cấp về đổ sập. Chỉ trước 5 phút tòa nhà sập, cán bộ công nhân viên mới thấy rung, nghiêng và hô hào mọi người tháo chạy. Thời gian nhà sập xuống là quá nhanh," ông Hoạch thông tin thêm.
Đề cập đến trách nhiệm của đường sắt trong việc sử dụng ngôi nhà này, ông Hoạch khẳng định, Tổng công ty Đường sắt đã báo cáo với thành phố sự xuống cấp của ngôi nhà. Đường sắt chưa có quyền sở hữu ngôi nhà đó bởi hiện không có giấy tờ gì về ngôi nhà. Sở hữu tòa biệt thự cổ này thuộc Hà Nội, còn đường sắt được sử dụng.
Mai Hà
Theo Thanhnien
Sống sợ hãi trong những biệt thự cổ Hà Nội Vụ sập nhà cổ số 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm đang khiến những người dân sinh sống trong những biệt thự cổ khác của Hà Nội sợ hãi. Sáng 23.9, chúng tôi trở lại ngõ Tức Mạc, đường Trần Hưng Đạo, con ngõ sát khu nhà cổ số 107. Tại đây hàng trăm hộ gia đình đang sinh sống trong những...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhân

Diễn biến bất ngờ vụ xây nhầm nhà 3 tầng trên đất người khác

Nữ sinh "không mặc hở là khó thở" dùng chiêu nếu trường cấm váy ngắn, 2 dây

Xe cứu thương đi ngược chiều tại nút giao cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi

TPHCM: Phạt 2,9 tỷ đồng một công ty sử dụng hàng nghìn kg bột đạm hết hạn

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn
Có thể bạn quan tâm

8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng
Sức khỏe
08:31:28 15/05/2025
Việt Nam nằm trong top 10 điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất
Du lịch
08:29:50 15/05/2025
Những TikToker "ngáo quyền lực" trên mạng xã hội
Pháp luật
08:18:17 15/05/2025
Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine
Thế giới
08:15:18 15/05/2025
iPhone lại giảm sốc, reviewer công nghệ chỉ thời điểm "bắt đáy" tốt nhất
Đồ 2-tek
08:03:38 15/05/2025
GTA 6 và nỗi ám ảnh cho game thủ, cấu hình khiến người chơi quan ngại, thừa nhận "bất lực"
Mọt game
07:49:11 15/05/2025
Top 3 con giáp được Thần Tài chiếu cố, gặp nhiều may mắn nhất ngày 15/5
Trắc nghiệm
07:41:55 15/05/2025
C-SUV "hot" nhất Việt Nam có giá khởi điểm rẻ ngang xe hạng B
Ôtô
07:35:08 15/05/2025
Em Xinh ra mắt: Bích Phương hở bạo, Bảo Anh sánh đôi Pháo, 2 em xinh 'mất tích'
Sao việt
07:27:09 15/05/2025
Loài chim đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá gần nửa tỷ đồng/con, được cấp hộ chiếu, ngồi khoang hạng nhất
Lạ vui
07:22:24 15/05/2025