Cuộc sống ở Nokia
Thị trấn Nokia ở Phần Lan vốn có cảnh sắc không mấy ấn tượng với vài căn hộ nép mình trong tuyết. Dọc theo con đường dài lê thê là các cửa hàng treo đầy biển giảm giá.
Có rất ít dấu hiệu cho thấy nơi tù túng này lại là xuất phát điểm của một thương hiệu từng mang đến cuộc cách mạng điện thoại di động trên toàn cầu vào cuối những năm 1990. Nó cũng giúp Phần Lan đứng vào hàng ngũ những nước giàu của thế giới.
Thị trấn Nokia, một địa danh nhỏ ở Phần Lan, nơi khởi đầu của một thương hiệu từng dẫn đầu thế giới. Ảnh: BBC.
Thời hoàng kim của Nokia là đầu những năm 2000, khi hãng cung cấp đến 40% lượng điện thoại di động trên thế giới và là thương hiệu đầu tiên của Phần Lan nổi tiếng toàn cầu.
Ngay tại quê hương, tác động của Nokia còn lớn hơn. Theo viện nghiên cứu Kinh tế Phần Lan, Nokia đóng góp một phần tư tăng trưởng từ 1988 đến 2007, thời kỳ mà Bộ trưởng Tài chính Alexander Stubb gọi là “phép lạ kinh tế” với nước này.
Nokia nhanh chóng phát triển huy hoàng, và cũng mau tàn lụi. Thời điểm Nokia đánh mất ngôi vị thống trị cũng trùng với giai đoạn Phần Lan bước vào cơn suy thoái dài nhất trong lịch sử đất nước này. “Nokia rất lớn ở Phần Lan, dựa trên mọi con số. Và khi nó bị thu hẹp lại, chúng tôi không khỏi kinh sợ khi nghĩ về hậu quả”, Kari Kankaala, Giám đốc phát triển Kinh tế và Đô thị của thành phố Tampere, Phần Lan, nói với với BBC.
Nokia là “xương sống của tất cả mọi thứ”
Tampere cách thị trấn Nokia tầm 15 phút lái xe. Đây là nơi Nokia đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất của mình. Thời hoàng kim, trung tâm này có đến 4.000 nhân viên lành nghề. Ống khói bằng gạch đỏ cũ là bằng chứng cho cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ thế kỷ 19, nhưng những thăng trầm trong kinh doanh di động của Nokia mới làm nên lịch sử của vùng đất này.
“Nokia là xương sống của tất cả mọi thứ ở đây”, ông Kankaala nói. “Các trường đại học dựa trên sự hợp tác với Nokia, các nhà thầu phụ thuộc vào Nokia, những đứa trẻ lớn lên với mong ước được làm việc cho Nokia”, “Còn hiện giờ, tỷ lệ thất nghiệp ở đây rất kinh khủng, khoảng 14-15%”, Kankaala cho biết.
Video đang HOT
Để lấp đầy khoảng trống của Nokia, các công ty công nghệ cao đã chuyển về đây. Với việc tập trung vào mảng kinh doanh cơ sở hạ tầng viễn thông, Nokia vẫn duy trì hình ảnh một doanh nghiệp Phần Lan thành công. Nhưng tình trạng bất ổn kinh tế rộng lớn ở Phần Lan cũng kéo theo việc ngày càng ít người kiếm được việc làm.
Hiệu ứng iPhone
Tại Tampere, các nhân viên cũ của Nokia vẫn chưa hiểu vì sao năm 2007, họ là cái tên dẫn đầu thị trường di động, nhưng đến 2014 đã bị Microsoft mua lại.
“Tôi nghĩ một trong những nguyên nhân là chúng tôi đã thu nhỏ điện thoại của mình hơn so với Motorola”, Mika Grundstorm, cựu quản lý cấp cao bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Nokia ở Tampere chia sẻ. Theo Mike, Nokia đã theo đuổi việc tạo ra những chiếc điện thoại pin lâu nhất trong một kích thước nhỏ nhất có thể.
Mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn kể từ khi smartphone xuất hiện, đặc biệt là iPhone của Apple năm 2007.
“Mọi thứ dần trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Chúng tôi không còn nắm rõ mục tiêu của mình là gì nữa. Dễ sử dụng, pin lâu hay kích cỡ điện thoại?”. “Nếu anh muốn pin, chúng tôi có các thiết bị có thể chạy được cả tuần. Nhưng rồi anh có điện thoại mới này, rất tuyệt vời, nhưng ngày nào cũng phải cắm sạc. Điện thoại như vậy sao mà bán?”, Mike nói.
Chết chìm trong cơn bão smartphone nói chung và iPhone nói riêng, Nokia đã ngừng trò chơi cút bắt của mình vào năm 2014, khi mảng di động của công ty này được bán cho Microsoft.
“Phần Lan sẽ quay trở lại bản đồ công nghệ thế giới với những kỹ năng công nghệ cao và các công ty start-up”, Toumas Kytomaa, cựu kỹ sư phần mềm của Nokia khẳng định. Ảnh: BBC.
Bất chấp sự sụp đổ của Nokia, nhiều người ở Phần Lan vẫn lạc quan với những di sản công ty này để lại. Đó chính là sự thay đổi trong văn hoá kinh doanh ở Phần Lan. Ngày càng nhiều những công ty khởi nghiệp thời “hậu Nokia” xuất hiện xung quanh thủ đô Helsinki.
Tuomas Kytomaa là một ví dụ. Anh là kỹ sư phần mềm, đã dành gần trọn đời làm việc cho Nokia. Năm ngoái, sau một thời gian ra nước ngoài, Toumas quay về Phần Lan, gia nhập hãng bán lẻ trực tuyến Zalando và mở một hãng công nghệ riêng.
Với Toumas, di sản mà Nokia để lại là rất nhiều người tài đang đợi được trọng dụng. “Những người tài không mất đi đâu cả”, “Quy mô khổng lồ của Nokia ở Phần Lan cũng có nghĩa nơi này đang có cả biển nhân tài. Phần Lan đang trở lại với những nhân công công nghệ cao và các công ty khởi nghiệp”, Toumas chia sẻ.
Dù tương lai của ngành công nghiệp công nghệ cao ở Phần Lan có ra sao đi chăng nữa, cũng có người tin rằng Phần Lan sẽ xuất hiện một Nokia thứ hai, với tầm ảnh hưởng lớn tương tự.
“Khi Nokia chiếm ưu thế trong mảng kinh doanh này, đã có rất nhiều điều tốt đẹp đến với Phần Lan”, nhưng “tình hình giờ đã thay đổi. Sự mới mẻ không đến từ các công ty lớn nữa, mà là từ công ty nhỏ – các công ty khởi nghiệp”, Seppo Haataja, cựu quản lý tại bộ phận R&D của Nokia, chia sẻ.
Duy Tín
Theo BBC
Thị trường di động chợ đen tại Triều Tiên
Di động Trung Quốc lắp sẵn SIM được tuồn vào Triều Tiên, phục vụ nhu cầu của những người muốn liên lạc với người thân tại nước ngoài.
Triều Tiên là quốc gia bị cô lập với thế giới bên ngoài từ kinh tế, ngoại giao đến công nghệ. Chỉ khoảng 3 triệu người Triều Tiên sử dụng các thiết bị di động, tuy nhiên họ vẫn bị hạn chế khi các sản phẩm đó chỉ kết nối với mạng nội địa.
Những người sở hữu điện thoại di động đều thuộc tầng lớp tinh hoa của nước này. Vẫn có một bộ phận người Triều Tiên tìm cách liên lạc với thế giới bên ngoài thông qua thị trường di động chợ đen.
Chỉ khách du lịch đến Triều Tiên mới có thể truy cập Internet thông qua kết nối 3G.
Một báo cáo mới đây của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết di động Trung Quốc đang len lỏi vào đời sống người dân của quốc gia bí ẩn này. Chúng trở thành công cụ để họ liên lạc với người thân, gia đình, bạn bè sống ở nước ngoài.
Báo cáo chỉ ra, người thân ở nước ngoài sẽ tìm cách gửi về Triều Tiên điện thoại di động từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc để giữ liên lạc.
Những người Triều Tiên sẽ lắp SIM của các nhà mạng Trung Quốc vào điện thoại. Tiếp đó, họ đến những khu vực sát biên giới để bắt sóng từ nước láng giềng.
Nhân viên của nhà mạng Koryolink (Triều Tiên) đang lắp SIM cho khách du lịch.
Một người lao động Triều Tiên chia sẻ việc mua SIM Trung Quốc không chỉ khó mà còn đắt đỏ. Anh phải tốn 16 USD để sở hữu SIM, tương đương 10 tháng thu nhập.
Chính sự khép kín của Triều Tiên đã tạo điều kiện hình thành nên nghề trung gian SIM và điện thoại. Việc mang điện thoại di động về nước hợp pháp là điều không thể. Chính vì vậy, mỗi một thiết bị mang về cho người nhà thông qua trung gian có giá khoảng 500 USD.
Không chỉ có thế, những người Triều Tiên sử dụng điện thoại liên lạc ra nước ngoài có thể bị bỏ tù. Theo luật An ninh Quốc gia Triều Tiên, việc liên lạc với các cá nhân, tổ chức chống chính phủ có thể đối mặt với án phạt lên đến 10 năm tù.
Trần Tiến
Theo Zing
Cái chết được báo trước của cửa hàng di động nhỏ lẻ Sự bành trướng của các hệ thống di động lớn đang bức tử phương thức kinh doanh nhỏ lẻ, vốn tồn tại nhiều năm qua thị trường Việt Nam. Gom đủ số tiền cần thiết từ Tết, anh Nguyễn Minh Quang (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tìm đến cửa hàng quen thuộc trên đường 32 để mua iPhone. Tuy nhiên, cửa hàng này...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google sẽ tích hợp Gemini vào các ô tô có hệ điều hành android

Apple dùng AI cải thiện thời gian sử dụng pin cho iPhone

Robot hình người của Trung Quốc 'bắt chước' vươn vai như con người

One UI 7 đến với dòng Galaxy S21

Tiết lộ mới về iOS 19

Google triển khai loạt biện pháp chống lừa đảo bằng AI

Tốc độ mạng 5G tại Việt Nam cải thiện mạnh mẽ

Gần 3 tỉ mật khẩu và 14 triệu thẻ tín dụng bị đánh cắp

Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp

Bỏ đào tiền điện tử, dân công nghệ 'săn' card đồ họa đào tạo AI

AI 'đổ bộ' Chrome và Android, những kẻ lừa đảo hết đường 'làm ăn'

Áp lực đổi mới bủa vây các 'ông lớn' công nghệ toàn cầu
Có thể bạn quan tâm

Phương Thanh nhắc về ồn ào 'bị chơi xấu' cách đây 11 năm
Tv show
22:29:31 14/05/2025
Mỹ nhân Hồng Kông kể cuộc hôn nhân với con trai 'ông trùm TVB'
Sao châu á
22:26:53 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025
Hội chị em tên "Baby" trong Vbiz: Người được chồng tặng biệt thự 80 tỷ, người được chuyển khoản 24 tỷ chỉ vì... buồn
Sao việt
22:18:50 14/05/2025
Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ
Tin nổi bật
22:18:07 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga
Thế giới
22:16:15 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025
Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động
Sức khỏe
21:53:13 14/05/2025
Vụ cán bộ công an bị tố đánh người: Tổ công tác đến công ty làm gì?
Pháp luật
21:42:44 14/05/2025
Hào quang mặt trời xuất hiện ở Quảng Ngãi
Lạ vui
21:34:04 14/05/2025