Cuộc “thử lửa ngoại giao” đầu tiên của ông Kim Jong Un
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã nhận lời mời của Tổng thống Vladimir Putin tới thăm nước Nga nhân lễ kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Đây sẽ là cuộc “thử lửa ngoại giao” đầu tiên của ông Kim Jong Un sau 3 năm cầm quyền nên được giới phân tích quan sát từng chi tiết.
Nhân vật “thừa kế” chế độ toàn trị khép kín nhất địa cầu có lẽ chọn Moskva để cân bằng ảnh hưởng của Bắc Kinh và đối đầu với người “anh em thù địch” phương Nam.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tham dự một sự kiện vào ngày 28/7/2014 (ảnh: AFP-TTXVN)
Nếu vào ngày 9/5 tới đây ông Kim Jong Un tham dự lễ duyệt binh tại thủ đô Moskva của nước Nga nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức thì đây sẽ là một sự kiện quan trọng đối với Bình Nhưỡng. Vào thời điểm đó, nhiều nhân vật quan trọng có ảnh hưởng đến vận mệnh thế giới sẽ có mặt tại Moskva, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ngày 28/1 vừa qua, Điện Kremlin xác nhận ông Kim Jong Un đã nhận lời mời sang Moskva. Trong số khách mời còn có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Tuy nhiên, theo giới phân tích trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Nga vì hồ sơ Ukraine, Tổng thống Mỹ có thể sẽ từ chối, còn lãnh đạo Hàn Quốc vẫn chưa trả lời dứt khoát.
Theo hãng tin AFP, mọi cuộc gặp gỡ giữa ông Kim Jong Un với một nhà lãnh đạo quốc tế sẽ có ý nghĩa biểu tượng. Hội đàm Kim-Putin sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên thế hệ thứ ba. Đối với Trung Quốc, quan hệ Bình Nhưỡng-Bắc Kinh có vẻ lạnh nhạt. Năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc đã đi thăm Seoul (Hàn Quốc) thay vì sang Bình Nhưỡng như thông lệ.
Theo nghi lễ ngoại giao, Tổng thống Nga sẽ tiếp khách mời Kim Jong Un nhưng không rõ nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng có muốn diện kiến Chủ tịch Trung Quốc hoặc ông Tập Cận Bình có muốn gặp cháu nội của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành tại thủ đô nước Nga hay không.
Video đang HOT
Giới phân tích cũng có những nhận định khác nhau về lý do thúc đẩy nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhận lời mời sang thăm Nga năm 2015 này trong khi suốt 3 năm qua “không dám” đi nước ngoài. Một số nhà bình luận đưa ra giả thuyết rằng ông Kim Jong Un tự thấy chưa đủ bản lĩnh trên trường quốc tế nên tập trung “bình định” tình hình nội bộ trước, một trong những sự kiện được biết đến là xử tử người chú dượng Jang Song-thaek. Một số khác thì nghĩ rằng ông Kim Jong Un thủ tang ba năm nên không đi công du. Thật sự thì các lãnh đạo Triều Tiên ít đi nước ngoài. Cố Chủ tịch Kim Nhật Thành chỉ quanh quẩn các nước trong khối xã hội chủ nghĩa còn ông Kim Jong-il lại sợ đi máy bay.
Chuyến công du Liên bang Nga vào tháng 5 tới có thể xem là một động thái của Bình Nhưỡng muốn giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc trong khi Moskva liên tục bắn tín hiệu muốn trợ giúp Triều Tiên thông qua dự án xây dựng đường xe lửa để đổi lấy tài nguyên thiên nhiên trị giá 20 tỷ USD.
Theo giáo sư Andrei Lankov, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên thuộc đại học Kookmin, Seoul, ông Kim Jong Un có lẽ theo gương ông nội, trong hai thập niên 1970 và 1980, dùng lá bài Moskva để chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh. Kim Nhật Thành đã được hai nước lớn hỗ trợ rất nhiều mà không tốn kém gì để đền đáp lại. Bài học ngoại giao này chắc chắn sẽ được ông Kim Jong Un suy nghiệm và áp dụng lại để cứu nguy cho chế độ.
Về phần Nga, do căng thẳng giữa Moskva và Tây phương sẽ kéo dài nên Tổng thống Putin tìm bạn mới, kể cả những nước bị cô lập. Một yếu tố khác, quan trọng không kém nhưng ít được để ý đó là: quyết tâm thống nhất bán đảo Triều Tiên của Hàn Quốc bằng “vũ khí” kinh tế, thương mại và văn hóa.
Ngày 19/1 vừa qua, Seoul công bố chính sách 3 điểm mà năm 2015 là năm mở đầu “kỷ nguyên”: Đào tạo nhân lực chuẩn bị thống nhất, đề nghị mở tuyến tàu hỏa nối liền hai miền Nam Bắc theo đề án “Đường sắt xuyên Siberia” của Nga, cải thiện đời sống nông thôn miền Bắc, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, bảo vệ môi trường và hợp tác nghệ thuật văn hóa với miền Bắc. Hơn ai hết, Bình Nhưỡng thấy rõ “chiến lược công tâm” này đánh thẳng vào những nhược điểm của họ.
Theo TTK/baotintuc.vn
Nhóm nước nào sẽ chi phối thế giới?
ACE và BRICS là tên viết tắt của hai nhóm nước hiện đang được thế giới chú ý và bàn tán rằng nhóm nào sẽ chi phối thế giới ? Căn cứ vào sức mạnh và tiềm lực của từng nhóm mà người ta có đánh giá khác nhau. Nhưng tựu trung lại người ta vẫn xếp ACE trên BRICS.
(Ảnh minh họa)
ACE lấy chữ cái tên đầu của 3 nước hay khối nước là America (Mỹ), China (Trung Quốc) và Europe (Châu Âu).
BRICS cũng là lấy chữ cái tên đầu của 5 nước này là Brazil (Bra-xin), Russia (Nga), India (Ấn Độ), China (Trung Quốc), South Africa (Nam Phi).
Căn cứ vào sức mạnh và tiềm lực của từng nhóm mà người ta có đánh giá khác nhau. Nhưng tựu trung lại người ta vẫn xếp ACE trên BRICS.
Tại sao bộ ba ACE có thể chi phối thế giới?
Câu trả lời đầu tiên là sức mạnh kinh tế của nhóm nước này. Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu chiếm tới 57% GDP toàn cầu, trong đó Châu Âu chiếm tới 23%,'Mỹ 22% và Trung Quốc là 12%. Tỷ lệ trên có xu hướng sẽ giảm nhẹ vào thập kỷ tới do sự lớn mạnh của các nước như Mexico, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia, Australia.
AEC có các nguồn tài chính dồi dào cho đầu tư vào công nghệ và sáng chế, phát minh mà các nước khác nằm mơ cũng không có. Mỹ và Châu Âu chiếm 80% sáng chế, phát minh độc quyền, 90% số người đạt giải Nobel của cả thế giới. Hàng năm, Trung Quốc đào tạo ra số lượng kỹ sư lớn hơn tổng số kỹ sư của tất cả các thành viên của khối BRICS cộng lại.
AEC vẫn tiếp tục thống trị nền thương mại của thế giới vì bộ ba này chiếm gần một nửa thương mại toàn cầu và sẽ duy trì tỷ lệ này trong thời gian tới.
Tại sao BRICS không phát triển thành chủ thể thực sự có ảnh hưởng?
Vì các nước trong nhóm này có quá ít lợi ích và sự quan tâm chung. Nội bộ BRICS không thống nhất với nhau về cải tổ Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc; Trung Quốc và Nga không muốn chia sẻ ghế và danh tiếng của họ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc với các nước khác.
Các nước BRICS khác nhau về lợi ích an ninh, tài chính, thương mại và môi trường. Tuy BRICS đạt được nhất trí về một ngân hàng phát triển nhằm đối trọng với ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) nhưng sẽ phải mất nhiều năm mới thành lập được ngân hàng này.
Braxin, Nga, Ấn Độ mỗi nước chiếm khoảng 3% GDP toàn cầu, quá thấp so với tỷ lệ tương tự của nhóm ACE. Nga và Braxin quá phụ thuộc vào các loại hàng hoá có tính biến động, minh chứng là thiệt hại nặng nề mà Nga phải gánh chịu dưới tác động của giá dầu giảm. Nếu kinh tế Ấn Độ có thành công hơn thì tới năm 2020 nước này cũng chỉ chiếm 5% GDP toàn cầu.
Ngoài ra, thế giới 3 cực mới ACE sẽ được xây dựng trên cơ sở thành công của các mối quan hệ song phương giữa họ. Mỹ và Châu Âu có mối quan hệ kinh tế phát triển nhất thế giới với tổng GDP lên tới 15.000 tỷ USD, một nửa sản lượng toàn cầu. Thương mại hai chiều đạt hơn 1.000 tỷ USD, trong khi đầu tư hai chiều đạt 3,6 nghìn tỷ USD.
Quan hệ Mỹ và Châu Âu còn dựa trên cơ sở gần gũi về an ninh, chính trị mà NATO là minh chứng rõ nét nhất, như họ đã hợp tác trong việc giải quyết quan hệ với Nga, các nước vùng Balkan, Trung Đông, Syria, các vấn đề toàn cầu như khủng bố, biến đổi khí hậu và dịch Ebola.
Quan hệ Mỹ - Trung là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong tương lai vì nó thể hiện sự thách thức từ một cường quốc mới nổi lên với một cường quốc đã được xác lập, bao gồm cả yếu tố hợp tác và kiềm chế lẫn nhau. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc trong khi Trung Quốc là số một trong sở hữu trái phiếu của Chính phủ Mỹ. Trung Quốc cũng đang kiểm chứng quyết tâm của Mỹ trong việc ủng hộ các đồng minh tại Châu Á - Thái Bình dương.
Trung Quốc và Châu Âu sẽ kỷ niệm 40 năm quan hệ vào năm 2015, quan hệ hai bên phát triển rất nhanh trong thập kỷ vừa qua. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, thương mại hai chiều bùng nổ, Châu Âu trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Nhiều chuyến thăm, trao đổi, đối thoại được tổ chức ở Brussels và Bắc Kinh với sự đa dạng về lĩnh vực, nội dung nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau. Hai bên đang đàm phán hiệp định về đầu tư hứa hẹn sẽ tăng mạnh kim ngạch đầu tư so với mức 5% của mỗi bên hiện nay./.
Theo Người Đông Ngàn
Thế giới và Việt Nam
Lệnh trừng phạt không làm Nga thay đổi lập trường với Crimea Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin hôm qua 28/1 tuyên bố Mátxcơva sẽ không thay đổi lập trường trong vấn đề Ukraine cũng như quyết định sáp nhập Crimea dù cho Mỹ và châu Âu tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga. Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin. (Ảnh: RT) Hãng tin Sputnik News dẫn lời Phó Thủ tướng Nga...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rơi máy bay, 5 người sống sót sau 2 ngày giữa đầm lầy Amazon đầy cá sấu

Trung Quốc dùng mô hình AI của DeepSeek thiết kế chiến đấu cơ tiên tiến

Hacker nhận tội trộm 1,1 TB dữ liệu nội bộ của Disney qua Slack

EU công bố gói ưu đãi 500 triệu euro thu hút giới nghiên cứu toàn cầu

Sự phát triển bất ngờ của ngành dầu khí Nga giữa hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây

UAV Ukraine làm lộ lỗ hổng của hệ thống phòng không S-300V ở Crimea

Tại sao cocaine lại tràn ngập nước Đức?

Nhân viên tiệm bánh và cảnh sát - Những công việc mơ ước với trẻ em Nhật Bản

Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi

Nội các Israel thông qua kế hoạch quân sự mới tại Dải Gaza

Cảnh báo gia tăng tình trạng 'hạn hán tuyết'

Quân đội Campuchia vinh dự và tự hào tham gia diễu binh ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm

Chu Thanh Huyền tích cực 'dát vàng' lên mẹ chồng, nên được cưng bất chấp drama
Netizen
12:46:28 06/05/2025
HLV Rap Việt nói 1 câu cực gắt về bạn thân HIEUTHUHAI trước tranh cãi "mất chất, hát nhiều hơn rap"
Nhạc việt
12:40:23 06/05/2025
Bức ảnh đằng sau hit tỷ view và chuyện tình drama bậc nhất Hollywood
Nhạc quốc tế
12:36:18 06/05/2025
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất
Thế giới số
12:13:09 06/05/2025
Diệp Lâm Anh thăng hạng nhan sắc hậu đổ vỡ hôn nhân, hẹn hò trai kém 11 tuổi
Sao việt
11:54:20 06/05/2025
Tử vi ngày mới 6/5: Top 3 con giáp được Thần Tài ưu ái, cơ hội phát tài trong tầm tay
Trắc nghiệm
11:50:49 06/05/2025
Phú Yên đón 85.000 lượt khách tăng 55% so với cùng kỳ
Du lịch
11:44:21 06/05/2025
iPhone 17 Air siêu mỏng sắp trình làng?
Đồ 2-tek
11:38:14 06/05/2025
Bắt tạm giam tài xế lái xe chở rác làm 4 người tử vong ở Long An
Pháp luật
11:34:30 06/05/2025
Met Gala 2025: Miley Cyrus tạo biểu cảm 'hờ hững', 'chủ xị' bừng sáng vì sang
Sao âu mỹ
11:31:56 06/05/2025