Cuộc thử nghiệm bộc lộ sự tụt hậu đáng lo ngại của Mỹ trong lĩnh vực vũ khí hiện đại
Cuộc thử nghiệm ở Alaska cho thấy rõ những rủi ro của quân đội Mỹ khi triển khai thiết bị bay không người lái (UAV) khi các UAV được thử nghiệm đều hoạt động kém trong môi trường tác chiến điện tử.
UAV Sender của công ty Dragoon bay thử nghiệm vào 23/6/2025 tại Fairbanks, bang Alaska.
Ảnh: Defense News
Trang tin Defense News mới đây cho biết trong vài tuần cuối tháng 6/2025, hàng chục chiếc máy bay đã tụ hội tại Căn cứ Không quân Eielson ở Alaska để tham gia Red Flag một cuộc tập trận đa quốc gia hàng đầu do Căn cứ Không quân Eielson tổ chức hằng năm. Sự kiện này là nơi để Mỹ và các đồng minh phô diễn kỹ năng tác chiến trên không và chuẩn bị cho các đơn vị quân đội sẵn sàng cho chiến tranh .
Cách đó khoảng 20 dặm về phía Tây Bắc, tại một bãi tập khô cằn của Lục quân gần Fort Wainright, một cuộc thử nghiệm và huấn luyện rất khác đã diễn ra song song với tập trận Red Flag. Cơ quan Đổi mới Quốc phòng (DIU), đầu mối công nghệ thương mại của Lầu Năm Góc , đã lựa chọn một số công ty để thử nghiệm các UAV tấn công nhỏ, tầm xa được thiết kế để hoạt động và tấn công mục tiêu trong điều kiện bị gây nhiễu tín hiệu.
Mặc dù quy mô nhỏ hơn nhiều so với cuộc tập trận Red Flag lừng danh diễn ra gần đó, nhưng các bài thử nghiệm của DIU lại tập trung vào những chủ đề được cọi là quan trọng không kém đối với tương lai của chiến tranh trên không – vai trò của UAV trong chiến đấu hiện đại, và liệu Lầu Năm Góc có thể kích thích ngành công nghiệp quốc phòng trong nước và cải tổ bộ máy hành chính của mình để mua các hệ thống này với số lượng lớn hay không.
Theo tin Defense News, từ nhiều năm nay, Lầu Năm Góc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hệ thống tự động trong chiến tranh, nhất là sau khi chứng kiến vai trò của UAV trên chiến trường Ukraine. Gần đây, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thể hiện sự quan tâm đến việc đầu tư vào ngành công nghiệp UAV thương mại và gỡ bỏ một số rào cản chính sách khiến việc mua sắm , thử nghiệm và triển khai các hệ thống này trở nên khó khăn.
Trong một bản ghi nhớ ngày 10/7, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đã chỉ đạo cải tổ toàn diện cách các quân chủng mua sắm UAV cỡ nhỏ và cho phép binh lính trên mặt đất có quyền trực tiếp thử nghiệm cũng như mua sắm chúng.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu những nỗ lực này có thực sự tạo ra thay đổi hay không. Mặc dù các giọng điệu của tuyên bố liên quan đã mạnh mẽ hơn và đã có sự chỉ đạo của Nhà Trắng , nhưng các nỗ lực trước đây nhằm thay đổi quy trình mua sắm và tài trợ trong Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) thường không đạt được kết quả như mong muốn.
Giữa làn sóng thay đổi và hoài nghi đó, thử nghiệm của DIU đã cung cấp một cái nhìn – dù chưa đầy đủ – về tình trạng sẵn sàng của hệ thống mua sắm quân sự và năng lực của ngành công nghiệp UAV Mỹ.
Phóng viên Defense News đã đến Alaska để quan sát cuộc thử nghiệm, mà theo các quan chức DIU, qua đó đã nêu bật những thách thức của việc hành động nhanh chóng trong một bộ máy quan liêu cứng nhắc.
Trent Emeneker, người đứng đầu một số dự án tự động hóa của DIU, cho biết sự kiện này đã nhấn mạnh một thực tế mà nhiều người trong cộng đồng an ninh quốc gia đang phải đối mặt năng lực UAV của quân đội Mỹ đang tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh.
“Hiện tại, chúng ta cần phải làm rất nhiều việc trong lĩnh vực hệ thống không người lái”, ông Emeneker nói với các phóng viên và cho biết thêm: “Chúng ta đang tụt hậu rất xa, và chúng ta phải bắt kịp.”
Dự án không có người đồng hành
Thử nghiệm kéo dài bốn ngày là một phần trong dự án Artemis của DIU, nhằm xác định và sau đó mua số lượng lớn UAV thương mại giá rẻ có thể bay xa, tấn công mục tiêu và hoạt động trong điều kiện chiến tranh điện tử như gây nhiễu hoặc đánh lừa tín hiệu.
Tại bãi thử ở Alaska, DIU muốn kiểm chứng liệu UAV Artemis có thể phát hiện, duy trì mục tiêu và tấn công với độ chính xác nhất định trong khi bị nhiễu điều hướng và liên lạc hay không.
Video đang HOT
Có bốn công ty tham gia dự án: AV (trước đây là AeroVironment), Dragoon, và hai công ty Ukraine hợp tác với các công ty phần mềm của Mỹ là Swan và Auterion.
Chỉ có AV và Dragoon hiện diện tại Alaska. Các công ty Ukraine đang bay thử tại quê nhà; một công ty đã hoàn thành yêu cầu thử nghiệm, công ty còn lại đang xây dựng lại nhà máy sản xuất vừa bị phá hủy trong một cuộc tấn công của Liên bang Nga , hy vọng có thể bắt đầu thử nghiệm trong vài tuần tới.
AV mang đến một nguyên mẫu với phần mềm thử nghiệm thiết kế riêng cho Artemis. UAV này phóng bằng ray, dùng cho nhiệm vụ tấn công một chiều, sử dụng hệ thống điều hướng không phụ thuộc vào GPS.
Dragoon giới thiệu UAV cất/hạ cánh thẳng đứng tên là Sender, ban đầu được thiết kế theo hợp đồng nhỏ với Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến (DARPA). UAV này ra đời với mục tiêu cân bằng giữa chi phí thấp, linh hoạt và khả năng thực hiện nhiệm vụ dài hạn.
Giống như phần lớn các dự án khác của DIU, Artemis là một nỗ lực điển hình nhằm xác thực nhanh chóng các công nghệ mà binh lính yêu cầu ngoài thực địa. Dự án bắt đầu từ gói ngân sách bổ sung cho Ukraine được Quốc hội Mỹ phê duyệt năm ngoái. Quốc hội cấp khoảng 16 triệu USD để tìm giải pháp khẩn cấp cho nhu cầu từ châu Âu và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Chỉ trong bảy tháng, DIU đã kêu gọi đề xuất, chọn lọc và ký hợp đồng với bốn công ty, nhanh hơn rất nhiều so với quy trình mua sắm truyền thống.
Mặc dù UAV tấn công giá rẻ được sử dụng rộng rãi ở Ukraine và Trung Đông, Lầu Năm Góc cũng đã công bố mong muốn tăng cường kho hệ thống không người lái, nhưng DIU vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một đối tác mua sắm trong các dịch vụ cho Artemis.
Emeneker và nhóm của ông đã trình bày dự án với các văn phòng chương trình từ năm ngoái nhưng vẫn chưa thành công. Ông Emeneker cho biết các đơn vị còn ngần ngại tham gia và dành thời gian cũng như nguồn lực cho một hệ thống không được thiết kế riêng cho các yêu cầu cụ thể của họ.
“Chúng tôi vẫn tiếp tục gọi điện thoại hằng ngày và nói chuyện với các văn phòng chương trình, nói chuyện với những người quan tâm mà về mặt lý thuyết là có tiền. Tôi không có câu trả lời thỏa đáng. Chúng tôi không có đối tác”, ông Emeneker nói và cho biết thêm:”Đó là điều tôi mát nhiều thời gian nhất cho dự án này”.
Hy vọng ban đầu khi thử nghiệm là hiệu suất của hệ thống sẽ giúp DIU chứng minh được năng lực của mình, nhưng kết quả lại không như ông Emeneker mong đợi. Nếu DIU không tìm được văn phòng nào muốn tiếp quản dự án, các công ty đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng vẫn sẽ nhận được cái gọi là “bản ghi nhớ thành công”, cho phép họ nhanh chóng ký kết hợp đồng sản xuất nếu văn phòng DOD muốn mua hệ thống của họ.
Nhưng ngay cả khi một số công ty đã sẵn sàng chuyển đổi, ông Emeneker cho biết Artemis vẫn có khả năng bị rơi vào quên lãng.
UAV của công ty AV chuẩn bị tham gia thử nghiệm tại Fairbanks, bang Alaska.
Ảnh: Defense News
Vấn đề trong thử nghiệm
Mặc dù các công ty đã tiến bộ qua từng ngày thử nghiệm, kết quả vẫn dưới kỳ vọng của DIU.
Trong một kịch bản của ngày thử nghiệm thứ hai, UAV của AV tiếp tục không thể tìm thấy mục tiêu khi bị gây nhiễu và cuối cùng đâm vào một ngọn đồi.
UAV của Dragoon thì bay qua mục tiêu, va chạm và phát nổ.
Nói chung, cả UAV của AV và của Dragoon đều hoạt động kém trong điều kiện chiến tranh điện tử.
Dẫu vậy, ông Emeneker cho rằng còn quá sớm để xác định lý do tại sao UAV hoạt động kém hiệu quả hoặc tuyên bố dự án thất bại.
Ông Emeneker cũng lưu ý rằng mặc dù các nền tảng này không hoàn hảo, nhưng đó không phải là mục tiêu. Mục tiêu của Artemis là xác định một năng lực cơ bản của UAV dùng một lần, cung cấp một lựa chọn hợp lý hơn so với các loại đạn dược cao cấp. Đến cuối quá trình thử nghiệm, các hệ thống đã tạo ra tác động và tiến gần hơn đến mục tiêu.
Tuy nhiên, ông Emeneker vẫn lo ngại về những gì kết quả sơ bộ nói lên tình trạng của ngành công nghiệp UAV Mỹ.
“Nếu chúng ta phải tham chiến vào ngày mai, liệu chúng ta có những gì chúng ta cần không?” ông đặt câu hỏi và trả lời luôn rằng: “Không. Vậy, chúng ta sẽ khắc phục điều đó như thế nào? Đó là điều chúng ta đang cố gắng làm, đó là khắc phục năng lực đó”.
Nỗ lực đảo chiều tình hình
DIU từ lâu đã cố gắng cải thiện ngành công nghiệp UAV Mỹ.
Năm 2020, họ khởi động dự án Blue UAS để giúp các đơn vị dễ dàng mua UAV cỡ nhỏ.
Chris Bonzagni, cựu quản lý chương trình DIU, hiện đang điều hành công ty tư vấn quốc phòng và sản phẩm lưỡng dụng của riêng mình, là thành viên của nhóm đã giúp xây dựng dự án, một dự án kiểm tra UAV thương mại để đảm bảo chúng tuân thủ luật pháp Mỹ, vốn hạn chế quân đội mua các hệ thống không người lái có các thành phần chính được sản xuất tại Trung Quốc.
Bonzagni, người có mặt tại hiện trường để hỗ trợ thử nghiệm Artemis, cho biết Blue UAS không được thiết kế cho các nhà quản lý chương trình hay quan chức mà nó được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị chiến thuật.
Nhưng cuối cùng, theo Bonzagni, Blue UAS đã thất bại trong việc đưa UAV giá rẻ đến tay những binh lính cần chúng.
Việc thiếu nguồn lực và quy trình mua sắm phức tạp của DOD đã khiến Blue UAS không thể mở rộng. Chính sách yêu cầu các công ty chứng minh sự tuân thủ sau mỗi lần nâng cấp phần cứng/phần mềm cũng kìm hãm đổi mới.
Trong khi người Ukraine triển khai hàng ngàn UAV để giữ vững vị thế trong cuộc kháng cự chống lại Liên bang Nga, thì Mỹ thậm chí vẫn còn đang chật vật để đưa UAV đến tay người vận hành của mình.
DIU đang nỗ lực giải quyết một số vấn đề với Blue UAS và gần đây đã công bố những thay đổi nhằm mở rộng danh sách các công ty được phê duyệt.
Bộ trưởng Hegseth cũng đã chỉ đạo Cơ quan Quản lý Hợp đồng Quốc phòng (DCMA) hỗ trợ để có thêm nguồn lực mở rộng dự án đồng thời gỡ bỏ rào cản chính sách đã kìm hãm tiềm năng của dự án.
Ông Emeneker cho biết thông qua các dự án như Blue UAS và Artemis, DIU đang cố gắng giúp tái tập trung bộ máy mua sắm của DOD vào các đơn vị chiến thuật trên thực địa.
Một nỗ lực mới khác cũng được triển khai là Dự án GI nhằm thử nghiệm UAV có thể sẵn sàng hoạt động ngay trong điều kiện thực chiến.
“Chúng tôi muốn tập trung vào người lính ở tiền tuyến, không phải phòng thí nghiệm, không phải đại tá, không phải trung sĩ, mà là những người đang đối mặt với hiểm nguy mỗi ngày”, ông Emeneker khẳng định.
Mỹ ra mắt tên lửa 'Sói Đỏ' và 'Sói Xanh'
Tên lửa Sói Đỏ tập trung tấn công chính xác tầm xa, còn Sói Xanh chuyên về tác chiến điện tử, được trang bị khả năng tấn công điện tử và thu thập tình báo.
Hãng vũ khí L3Harris Technologies của Mỹ vừa công bố 2 loại tên lửa mới nhằm cung cấp lựa chọn tấn công tầm xa chi phí thấp trong bối cảnh quân đội Mỹ bổ sung lại kho dự trữ và tìm kiếm vũ khí để răn đe ở Thái Bình Dương.
Các tên lửa Red Wolf (Sói Đỏ) và Green Wolf (Sói Xanh) được ra mắt trong bối cảnh khái niệm "sức mạnh đại trà giá rẻ" ngày càng được chú trọng, do các cuộc xung đột ở Ukraine và Israel cho thấy nhu cầu cấp thiết về kho vũ khí dồi dào và tiết kiệm chi phí, theo Reuters.
Chiến lược này tập trung vào việc sở hữu số lượng lớn đạn dược tương đối rẻ, sẵn sàng triển khai để bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu và tính linh hoạt của quân đội.
Những tên lửa đa nhiệm này, với tầm bắn hơn 370 km, có thể tấn công các mục tiêu di động như tàu chiến - điều đặc biệt quan trọng ở Thái Bình Dương, nơi tầm bắn đóng vai trò then chốt. Hiện tại, 2 hãng vũ khí Mỹ là Lockheed Martin và RTX đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực này.
Tên lửa Red Wolf (Sói Đỏ) của L3Harris Technologies . ẢNH: L3HARRIS TECHNOLOGIES
Các lãnh đạo của L3Harris Technologies cho biết phiên bản cơ bản nhất của mẫu tên lửa mới do hãng phát triển sẽ có giá khoảng 300.000 USD khi dây chuyền sản xuất đạt công suất tối đa.
Hiện tại, lô tên lửa ban đầu với số lượng thấp đang được sản xuất tại Ashburn (bang Virginia, Mỹ). Theo giới lãnh đạo L3Harris Technologies, Lầu Năm Góc đang cân nhắc mua khoảng 1.000 quả mỗi năm.
Tên lửa Sói Đỏ là loại tên lửa truyền thống, tập trung vào các đòn tấn công chính xác tầm xa, trong khi Sói Xanh chuyên về tác chiến điện tử, được trang bị khả năng tấn công điện tử và thu thập tình báo.
L3Harris Technologies cho biết đã tiến hành hơn 40 chuyến bay thử nghiệm thành công, chứng minh độ tin cậy và hiệu quả của các hệ thống này.
Mỹ bắt đầu rút lính Vệ binh Quốc gia khỏi Los Angeles Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Lầu Năm Góc ngày 15/7 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng nước này Pete Hegseth đã ra lệnh rút 2.000 lính Vệ binh Quốc gia, chiếm 1/2 số lượng binh lính được điều động đến Los Angeles, để bảo vệ tài sản và nhân viên liên bang trong làn sóng biểu tình hồi tháng trước. Lực lượng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các tỉnh miền Nam Trung Quốc kích hoạt cảnh báo khẩn cấp do bão Wipha

Tổng thống Zelensky: Ukraine đề xuất đàm phán hòa bình với Nga vào tuần tới

Chuyên gia Trung Quốc nêu các yếu tố then chốt giải quyết ô nhiễm không khí

Đánh giá về phản ứng của Nga với 'tối hậu thư' từ Mỹ về xung đột ở Ukraine

Chia rẽ trong EU về 'cuộc chiến' ngân sách 2 nghìn tỷ euro

Lý do EU phản ứng dữ dội với cuộc tập trận Serbia - Trung Quốc

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản khẳng định tìm kiếm kết quả có lợi đôi bên

Nội các Ukraine cải tổ lớn: Kỳ vọng đổi thay hay duy trì hiện trạng?

Một nước EU tiếp tục vận chuyển dầu Nga bất chấp lệnh trừng phạt mới

Căng thẳng tại Trung Đông: Chính quyền Syria tuyên bố ngừng bắn toàn quốc

Hàn Quốc: Mưa lớn khiến 8 người thiệt mạng, 7.000 người phải sơ tán

Vụ lao xe vào đám đông tại Mỹ: Số người bị thương gia tăng
Có thể bạn quan tâm

Con trai cứu mẹ khỏi tàu lật trên vịnh Hạ Long đầy xúc động
Tin nổi bật
13:55:06 20/07/2025
Khám phá "Âm vang từ Trái đất"
Du lịch
13:53:27 20/07/2025
BLACKPINK, BTS tái hiện vụ ngoại tình bị kiss cam phanh phui, lộ thêm clip sốc
Sao châu á
13:52:30 20/07/2025
Nguy hại khi tự ý áp dụng thụt tháo thải độc đại tràng
Sức khỏe
13:47:35 20/07/2025
Áo vest dáng ngắn thời thượng cho cô nàng tinh tế
Thời trang
13:38:33 20/07/2025
NSND Việt Anh được bạn gái kém 36 tuổi cầu hôn?
Sao việt
13:35:54 20/07/2025
Con cả nhà Beckham và vợ bị bắt gặp "căng như dây đàn", drama gia đình cực căng
Sao âu mỹ
13:34:09 20/07/2025
Kevin De Bruyne: 'Tôi là cầu thủ Man City trọn đời, nhưng...'
Sao thể thao
13:24:15 20/07/2025
Cuối tuần vào bếp nấu 5 món này, nhìn thôi đã thấy muốn ăn ngay
Ẩm thực
12:18:28 20/07/2025
4 Em xinh Say Hi bị loại đầy tiếc nuối, khán giả tranh cãi kết quả
Tv show
12:13:46 20/07/2025