Cuốn sách nguy hiểm nhất thế giới
Cuốn sách được đánh giá là nguy hiểm nhất thế giới sẽ hết thời hạn bảo vệ bản quyền vào năm 2015, điều này đang khiến nhiều người lo ngại.
Cuốn “Mein Kampf” (tạm dịch: Cuộc đấu tranh của tôi) được viết bởi trùm Phát-xít Đức Adolf Hitler hiện được coi là cuốn sách “nguy hiểm nhất thế giới”. Lý do gì khiến cuốn sách bị lãng quên suốt bao năm bỗng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế?
Được biết thời hạn bảo vệ bản quyền đối với cuốn “Mein Kampf” theo luật xuất bản Đức sẽ hết vào cuối năm 2015 này. Điều gì sẽ xảy ra khi nhà chức trách không còn nắm giữ quyền kiểm soát đối với việc xuất bản và phát hành cuốn sách này nữa? Trước vấn đề đặt ra, trang BBC (Anh) đã gọi cuốn sách này là “cuốn sách nguy hiểm nhất thế giới”.
Thời chủ nghĩa Phát-xít thống trị ở Đức, cuốn “Mein Kampf” được phát hành rộng rãi tới từng người dân, chính quyền Phát-xít muốn sử dụng cuốn sách này để “tẩy não” người dân, biến những luận điểm được nêu ra trong cuốn sách trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho cả nước Đức. Cuốn sách này đã từng đóng một vai trò trung tâm trong hệ tư tưởng của Đức Quốc xã.
Dù có vị trí như vậy, nhưng thực tế “Mein Kampf” là một cuốn sách pha trộn giữa thể loại hồi ký và tuyên truyền, đó là một cuốn sách đồ sộ nhưng nội dung lại rất lan man, dông dài, khó đọc, khó hiểu.
Khi “Mein Kampf” hết thời hạn bảo vệ bản quyền, về lý thuyết, nhà xuất bản nào của Đức cũng có quyền xuất bản cuốn sách này tại Đức.
“Mein Kampf” là cuốn sách của những sự xuyên tạc lịch sử, Hitler viết cuốn sách này vào thập niên 1920, những gì Hitler đề cập trong đó, sau này đều được trùm Phát-xít thực hiện, và hậu quả của nó là những tang thương cho hàng triệu người.
Hitler bắt đầu viết cuốn “Mein Kampf” khi còn ở trong tù sau khi tiến hành một cuộc đảo chính thất bại vào năm 1923. Cuốn sách này đưa ra những quan điểm phân biệt chủng tộc và bài Do Thái. Sau khi Hitler giành được quyền lực vào một thập kỷ sau, cuốn sách trở thành một “luận cương” quan trọng của chủ nghĩa Phát-xít, với 12 triệu ấn bản được in và phát hành rộng rãi.
Cuốn sách thậm chí đã có thời được Nhà nước Đức tặng cho những cặp đôi mới cưới làm quà. Những ấn bản dát vàng được đem trưng bày trong phòng khách ở vị trí trang trọng nhất trong nhà của những nhân viên phục vụ Nhà nước Đức Quốc xã.
Video đang HOT
Khi kết thúc Thế chiến II, nhà xuất bản Eher Verlag chuyên in sách phục vụ Đức Quốc xã đã bị mất quyền xuất bản cuốn “Mein Kampf”. Quyền này được chuyển giao cho chính quyền tiếp quản, nhằm đảm bảo cuốn sách sẽ chỉ được in ấn ở Đức trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn phục vụ nghiên cứu.
Tuy vậy, quyền hạn bảo vệ tác quyền đối với cuốn sách này sẽ hết vào tháng 12/2015. Điều này đã làm nảy sinh những tranh cãi dữ dội về việc làm thế nào để đương đầu với bài toán mới đang được đặt ra, khi thời hạn mà bất cứ nhà xuất bản nào ở Đức cũng có quyền xuất bản cuốn “Mein Kampf” đã sắp đến.
Trước đây, Chính phủ Đức thường sử dụng luật bản quyền để kiểm soát vấn đề tái bản cuốn “Mein Kampf”, nhưng khi luật này đã sắp hết hiệu lực đối với cuốn sách, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
“Mein Kampf” là một cuốn sách thực sự nguy hiểm, trên thế giới hiện nay, người ta thấy manh nha xuất hiện những nhóm theo chủ nghĩa Tân Phát-xít, vì vậy, việc xuất bản cuốn sách có thể khiến người đọc không có hiểu biết đầy đủ về lịch sử bị tác động lệch lạc về tư tưởng…
Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng cuốn sách này là một trong những nguồn cơn khiến hàng triệu người từng bị giết hại, hàng triệu người từng bị ngược đãi, và nhiều lãnh thổ bị tàn phá bởi chiến tranh.
Những điều này cần phải luôn luôn được nhớ đến để việc quản lý cuốn sách nguy hiểm này không có phút nào bị lơ là. Bởi khi những sự việc kinh hoàng nhất trong lịch sử hiện đại của loài người đã lùi xa, người ta có thể sẽ đánh giá thấp sự nguy hiểm của những câu chữ viết trong cuốn sách.
Việc đọc cuốn sách này đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc về lịch sử để lịch sử không bị bóp méo qua một lăng kính sai lệch, để những sự kiện chính trị không bị tách rời và xuyên tạc theo ý hiểu của riêng một cá nhân.
Khi thời hạn bảo vệ bản quyền của cuốn sách sắp hết, Viện Lịch sử Đương đại đặt ở thành phố Munich (Đức) dự kiến đưa ra một ấn bản mới của cuốn “Mein Kampf”, kết hợp cả văn bản gốc cùng với hàng loạt những bình luận, chú giải chuyên sâu đi kèm để chỉ ra những thiếu sót, những bóp méo sự thật nằm trong cuốn sách.
Nhiều nạn nhân còn sống của Đức Quốc xã đã lên tiếng phản đối kế hoạch này và Chính phủ Đức cũng tạm thời chưa thông qua phương án của Viện sau khi hàng loạt những chỉ trích của những người Do Thái sống sót qua thời kỳ diệt chủng đồng loạt nổi lên.
Tuy vậy, cả nhà chức trách và giới nghiên cứu đều công nhận rằng việc tuyệt đối cách ly cuốn sách cũng không phải là phương pháp tối ưu, bởi việc để giới trẻ hiểu về chủ nghĩa Phát-xít và những điều khủng khiếp mà nó gây ra, từ đó có ý thức phản biện trước những luồng tư tưởng sai lệch, để không “mù mờ” trước một vết đen của lịch sử loài người, để chống lại một hệ tư tưởng nguy hiểm, phản tiến bộ, phản nhân loại… là điều vô cùng quan trọng.
Những điều này chỉ có thể có được nếu người ta công khai những hiểu biết lịch sử về chủ nghĩa Phát-xít, thay vì giữ những “vết đen” này nằm trong bóng tối, và biến những sử liệu trở thành tài liệu bất hợp pháp.
Việc cấm xuất bản cuốn sách trên khắp thế giới là một điều bất khả thi, vì vậy, khi hạn chót sắp đến gần, người ta càng chờ đợi một hướng đi, một cách xử lý hiệu quả và đúng đắn, thay vì việc cố gắng kiểm soát một thứ gần như không thể kiểm soát.
Trong thế giới hiện đại, khi quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của con người ngày càng được đề cao, việc ngăn tất cả người dân trên thế giới tiếp cận cuốn sách này là một điều không thể thực hiện.
Hiện có nhiều đề xuất về cách ứng xử đối với cuốn sách sau khi hết thời hạn bảo vệ bản quyền, chẳng hạn Nhà nước Đức có thể dùng luật để tiến hành khởi tố đối với bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng nội dung cuốn sách để xúi giục thù hằn hay phân biệt chủng tộc.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ BBC
Sách biếm họa của Charlie Hedbo sẽ xuất bản tại Nhật
Nhà xuất bản Daisan-Shokan ở Tokyo (Nhật Bản) cho biết, sẽ xuất bản một cuốn sách in khoảng 40 hình biếm họa của tuần báo trào phúng Charlie Hedbo, trong đó có hình nhà tiên tri Mohammed trong ấn phẩm mới nhất của tuần báo này.
Biển người tuần hành phản đối khủng bố tại Pháp hôm 11/1 sau vụ xả súng vào tuần báo trào phúng Charlie Hedbo
Theo ông Akira Kitagawa, Giám đốc nhà xuất bản Daisan-Shokan, cuốn sách có tiêu đề dự kiến bằng tiếng Nhật là : "Isuramu Fushi Ka, Heito Ka", tiếng Anh: "Satire on Islam or Hate?" - tạm dịch là "Sự châm biếm về Hồi giáo hay sự căm ghét", gồm 64 trang nói về vụ thảm sát kinh hoàng tại trụ sở tuần báo Charlie Hedbo ở Pháp hôm 7/11 khiến 12 người thiệt mạng. Dự kiến cuốn sách sẽ tung ra thị trường vào ngày 10/2 tới.
"Chúng tôi muốn cung cấp cho độc giả những điều đáng suy ngẫm về những hình biếm hoạ này liệu có nên được xuất bản dưới "lá chắn" là quyền tự do ngôn luận hay không", ông Kitagawa nói.
Khoảng 40 hình biếm họa sẽ được in trong cuốn sách, trong đó có hình nhà tiên tri Mohammed cau mày với một giọt nước mắt chảy xuống với dòng tít: "Tất cả sẽ được tha thứ" bằng tiếng Pháp, tay nhà tiên tri cầm bảng có dòng chữ "Je suis Charlie" (Tôi là Charlie). Đây chính là hình đăng trên bìa ấn phẩm mới nhất sau vụ xả súng của Charlie Hedbo và được phát hành hôm 14/1.
Bên cạnh các hình ảnh biếm hoạ, cuốn sách còn gồm nhiều ý kiến, bình luận của khoảng 20 người, bao gồm các chuyên gia về các vấn đề Hồi giáo.
"Vụ thảm sát là không thể chấp nhận được, nhưng chúng tôi cho rằng các hình biếm hoạ dường như đang ở vị trí ranh giới giữa sự châm biếm và sự căm ghét, do đó, những ý kiến thảo luận là cần thiết", ông Kitagawa nói.
Ông Kitagawa cũng cho rằng việc xuất bản cuốn sách này sẽ không ảnh hưởng đến số phận của 2 con tin người Nhật đang trong tay lực lượng Hồi giáo tự xưng (IS) mà chúng doạ giết nếu không nhận được 200 triệu USD trong vòng 72 giờ.
Trước thông tin về cuốn sách sắp xuất bản của Daisan Shokan được đưa ra, một nguồn tin khác cho biết một nhóm người Hồi giáo, bao gồm người đứng đầu của một nhóm cư dân người Pakistan ở Nhật Bản, đã gửi một bức thư tới nhật báo Tokyo Shimbun phản đối vì tờ này đã đăng hình biếm hoạ nhà tiên tri Mohammed của ấn phẩm mới nhất của Charlie Hedbo trên các số báo ra ngày 13 và 14/1.
Khoảng 50 người Hồi giáo cũng đã biểu tình ngay trước trụ sở của tờ nhật báo này ở Chiyoda Ward vào chiều 21/1 để phản đối việc in hình biếm hoạ trên. Họ cho rằng việc tờ báo này đăng lại hình biếm họa nhà tiên tri của họ là "một sự sỉ nhục với người Hồi giáo" và đã yêu cầu tờ báo này đăng lời xin lỗi chính thức trên báo.
Tuy nhiên, nhật báo Tokyo Shimbun đã phản hồi lại rằng họ không có ý định xúc phạm người Hồi giáo, mục đích đăng các hình này chỉ đơn giản là để độc giả suy nghĩ về sự cân bằng giữa tự do ngôn luận và tín ngưỡng tôn giáo.
Được biết, năm 2010, Nhà xuất bản Daisan Shokan đã từng gây ra một cuộc tranh cãi khi phát hành một cuốn sách tiết lộ những thông tin mật về những cuộc điều tra về khủng bố quốc tế của Sở cảnh sát metropolitan.
Theo Yến Đặng/Japan Times
Tiền Phong
Cựu tù nhân Triều Tiên thừa nhận nói dối trong cuốn sách gây chấn động Một tù nhân Triều Tiên hôm 18/1 đã thừa nhận một phần câu chuyện anh chia sẻ trong cuốn sách "Trốn khỏi trại giam số 14" là sai sự thật. Cuốn sách này từng khiến cả thế giới rúng động khi phơi bày hệ thống nhà tù hà khắc của chính quyền Bình Nhưỡng. Cuốn sách "Trốn khỏi trại giam số 14" kể...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA

Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào sinh nhật ông Trump, thị trưởng Washington lo ngại

Quân đội Mỹ lập khu quân sự mới sát Mexico

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay
Sao âu mỹ
21:21:28 04/05/2025