Cựu chuyên gia WHO: Virus SARS-CoV-2 có thể ‘tự diệt’ trước khi có vaccine

Dịch COVID-19 có thể sẽ tự biến mất trước khi các nước trên thế giới điều chế thành công vaccine, một học giả hàng đầu từng là chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định.

Cựu chuyên gia WHO: Virus SARS-CoV-2 có thể tự diệt trước khi có vaccine - Hình 1

Thử nghiệm vaccine COVID-19 ở Trung Quốc. Ảnh: Global Times

Viết trên Twitter, Karol Sikora, cựu chuyên gia WHO, đến từ trường Đại học Y khoa Buckingham cho biết: “Có khả năng virus SARS-CoV-2 sẽ tự biến mất trước khi có vaccine. Tôi cho rằng chúng ta có khả năng miễn dịch cao hơn chúng ta tưởng. Những gì ta cần làm là giảm tốc độ lây lan của virus. Nhưng cũng có thể virus sẽ tự biến mất.”

Tuyên bố của Sikora lập tức vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Ngay sau đó, Sikora phải lên tiếng khẳng định đây chỉ là ý kiến cá nhân, là kịch bản ông vạch ra trong bối cảnh tình hình hiện tại còn đang khá mơ hồ.

Ông nói rằng dù chưa thể khẳng định chắc chắn bất cứ điều gì, nhưng người dân vẫn nên tuân thủ quy định giãn cách xã hội.

Đầu tuần trước, WHO cho biết hiện đang có 8 “ứng viên” vaccine COVID-19 đang được thử nghiệm lâm sàng, và 110 “ứng viên” khác đang được đánh giá tiền lâm sàng.

Một số quốc gia bao gồm Anh và Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm vaccine trên người.

Người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, ông Anthony Fauci, từng cảnh báo không có gì đảm bảo rằng vaccine sẽ thực sự có tác dụng.

Trên thực tế, mặc dù đã có nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng các quốc gia vẫn chưa điều chế thành công vaccine phòng Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, SARS, bùng phát lần đầu tiên vào năm 2002, và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), bắt đầu lây lan nhanh vào năm 2012.

Ngoài vaccine, hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về phương pháp điều trị COVID-19. Tuy nhiên, việc phát triển một phương pháp điều trị dự kiến sẽ mất vài tháng, thậm chí là nhiều năm.

Video đang HOT

Mất bao lâu để tìm ra vaccine hiệu quả nhất chống Covid-19?

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng phải mất lâu hơn 18 tháng mới có thể tìm được vaccine chống Covid-19 hiệu quả.

18 tháng thoạt nghe có vẻ là quãng thời gian dài, nhưng đối với việc điều chế vaccine đó là 1 cái "chớp mắt", bởi trên thực tế phải mất nhiều năm ròng mới tìm ra loại vaccine hiệu quả nhất. Một số chuyên gia trong lĩnh vực này cảnh báo, nếu quãng thời gian này quá ngắn thì có thể phải trả giá bằng sự an toàn.

Mất bao lâu để tìm ra vaccine hiệu quả nhất chống Covid-19? - Hình 1
Ảnh minh họa: The Hill.

Phát biểu trong một cuộc họp Nội các trực tuyến vào tháng 3, Tổng thống Trump nói rằng, vaccine có thể sẵn có từ "3 đến 4 tháng tới". Ngay sau đó, Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) đã bác bỏ đánh giá của ông Trump, nói rằng quá trình này phải mất 1 năm đến 1 năm rưỡi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế và các nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất vaccine lại cho rằng phải mất thời gian lâu hơn.

Tiến sỹ Paul Offit, người đồng phát minh vaccine phòng chống rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp cho biết: "Khi ông Fauci nói từ 12 đến 18 tháng, tôi nghĩ ông ấy đang lạc quan một cách thái quá".

Tính bằng năm, không phải bằng tháng

Khi số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu lên đến hơn 42.000 ca, áp lực đối với giới khoa học trong việc tìm kiếm một vaccine phòng ngừa là vô cùng lớn.

Tiến sĩ Amesh Adalja, một học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế tại Đại học Johns Hopkins cho biết: "Tôi không nghĩ việc sản xuất vaccine ở quy mô công nghiệp sẽ được thực hiện trong 18 tháng. Việc phát triển vaccine thường được tính bằng năm chứ không phải bằng tháng".

Vaccine mới thường được bắt đầu thử nghiệm trên động vật trước khi thực hiện tiến trình 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên bao gồm tiêm vaccine vào một nhóm nhỏ tình nguyện viên để đánh giá sự an toàn và theo dõi phản ứng miễn dịch của họ. Giai đoạn 2 là tăng số người được tiêm, lên tới hàng trăm người, trong đó có nhiều thành viên thuộc các nhóm có nguy cơ cao. Nếu kết quả có triển vọng, việc thử nghiệm sẽ được chuyển sang giai đoạn 3, để xem xét hiệu quả an toàn với hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn người, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).

Tiến sĩ Emily Erbelding, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại NIAID, một nhánh của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết, loại vaccine điển hình chống virus SARS-CoV-2 phải mất từ 8 đến 10 năm để phát triển. Tuy nhiên bà cũng lưu ý: "Bởi vì chúng ta đang trong cuộc đua đánh bại dịch bệnh và vaccine đóng vai trò rất quan trọng. Mọi người có thể sẵn sàng nắm bắt cơ hội và chuyển nhanh sang giai đoạn 2. Vì thế liệu có phát triển được vaccine được trong 18 tháng hay không sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta tăng tốc mọi thứ".

Tình nguyện viên trong từng giai đoạn cần được theo dõi để đảm bảo an toàn, bà Erbelding cho biết thêm. "Thông thường, phải theo dõi phản ứng miễn dịch của họ trong ít nhất một năm".

Nhưng đó không phải là điều sẽ xảy ra trong nghiên cứu ở Seattle và Atlanta, nơi các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm song song vaccine trên cả động vật lẫn con người, trái với tuần tự, Stat - một trang tin về sức khỏe của Boston Globe Media cho biết.

Walt Orenstein, giáo sư y khoa tại Emory và là cựu giám đốc Chương trình Tiêm chủng Quốc gia Mỹ cho biết, sự đánh đổi là điều vô cùng khó khăn. "Không phải là một quyết định dễ dàng để thực hiện mọi thứ với tốc độ nhanh đến chóng mặt". Giáo sư Orenstein nhấn mạnh, rất nhiều bài học từ những nỗ lực phát triển vaccine trong quá khứ chống lại dịch SARS và MERS cho thấy sẽ vô cùng khó khăn để hoàn thành tiến trình phát triển vaccine trong 18 tháng, mặc dù điều này vẫn có thể xảy ra. Trong một số trường hợp hiếm hoi, việc thử nghiệm vaccine thất bại có thể gây hại hoặc gây tử vong cho con người.

Tuy nhiên, Mark Feinberg, Tổng Giám Đốc của Tổ chức "Sáng kiến quốc tế vaccine cho bệnh AIDS" lại cho rằng, với tình trạng khẩn cấp y tế hiện nay thì việc phát triển sớm vaccine phòng chống Covid-19 là điều rất quan trọng. Nhưng ông vẫn lưu ý: "Sẽ không có cách nào để phát triển vaccine theo mốc thời gian 1 năm hay 1 năm rưỡi nếu chúng ta không thực hiện các phương pháp mới".

Những thất bại đau lòng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính vaccine có thể cứu được 2 đến 3 triệu người mỗi năm. Nhưng lịch sử phát triển vaccine cũng cho thấy những thất bại "tàn khốc" mà trong đó, những người thử nghiệm vaccine xuất hiện các triệu chứng tồi tệ hơn ban đầu.

Vào những năm 1960, việc thử nghiệm vaccine RSV (vaccine chống virus hợp bào hô hấp RSV ở người) đã thất bại khi không bảo vệ được trẻ sơ sinh tránh khỏi căn bệnh này mà còn gây ra những triệu chứng tồi tệ hơn bình thường. Nó cũng liên quan đến cái chết của 2 trẻ em.

Vào năm 1976, chính quyền Tổng thống Mỹ Gerald Ford đã đưa ra phản ứng nhanh với sự bùng phát dịch cúm lợn, phớt lờ cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cam kết sẽ tiêm phòng cho "mọi nam giới, phụ nữ và trẻ em tại Mỹ".

Sau khi 45 triệu người được tiêm phòng, dịch bệnh trở nên ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khoảng 450 người, đã phát triển hội chứng Guillain-Barré - một rối loạn hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các dây thần kinh, dẫn đến tê liệt. Ít nhất 30 người đã tử vong. Chương trình tiêm chủng này bị chấm dứt vào cuối năm 1976, kèm theo đó là một loạt vụ kiện chính phủ liên bang.

Năm 2017, chiến dịch tiêm vaccine phòng chống sốt xuất huyết cho gần 1 triệu trẻ em ở Philippines, được sự chấp thuận của WHO, đã bị dừng lại vì các lý do an toàn. Chính phủ Philippines đã truy tố 14 quan chức nhà nước liên quan đến cái chết của 10 trẻ em được tiêm chủng, cho rằng chương trình này đã được thực hiện "quá vội vã".

Keymanthri Moodley, chuyên gia đạo đức sinh học tại Đại học Stellenbosch ở Nam Phi cho biết, các thử nghiệm chóng vánh thường làm tăng nguy cơ thất bại, có thể gây ra những hậu quả không lường trước.

"Nguy cơ do việc tiêm vaccine chưa được hoàn thiện gây ra đối với các chương trình tiêm chủng là rất cao. Nó sẽ thúc đẩy phong trào chống tiêm vaccine và ngăn cản cha mẹ tiêm chủng cho con cái những loại vaccine an toàn khác", ông Moodley cho biết trong một email gửi tới CNN.

Bài học từ lịch sử

Trong lịch sử, mốc thời gian phát triển vaccine để chống lại các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy cấp, Ebola, sởi và SARS thường kéo dài hơn 18 tháng.

Năm 2006, vaccine phòng chống rotavirus do chuyên gia Offit hợp tác phát triển đã làm giảm đáng kể căn bệnh tiêu chảy do virus rota gây ra ở trẻ sơ sinh. Toàn bộ nỗ lực này kéo dài 26 năm, thời gian thử nghiệm mất 16 năm, CNN cho biết.

Vào tháng 11/2019, WHO đã lựa chọn một loại vaccine phòng chống Ebola - đồng nghĩa với việc giới chức y tế có thể bắt đầu sử dụng vaccine này ở những quốc gia có nguy cơ cao như Cộng hòa Dân chủ Congo. WHO cho biết, đây là quá trình tuyển chọn nhanh nhất mà tổ chức này tiến hành. Quá trình phát triển vaccine phòng chống Ebola rất phức tạp, nhưng tất cả đều nói rằng phải mất 5 năm mới cho ra đời được 1 sản phẩm được cấp phép, Seth Berkley, Giám đốc điều hành Gavi - Liên minh Vaccine nói.

Ngay cả vào những năm 1960, khi các quy định y tế không nghiêm ngặt như hiện nay, các nhà khoa học phải mất 4 năm để vaccine phòng chống sởi và quai bị được phê chuẩn, chuyên gia Offit nói.

Đôi khi việc sản xuất một loại vaccine đầy hứa hẹn có thể bị chậm lại do sự thờ ơ của công chúng.

Dịch SARS bùng phát vào năm 2003, nhưng mãi đến năm 2016, một loại vaccine do đội ngũ của ông Hotez, trưởng khoa Y học Nhiệt đới thuộc Đại học Y Baylor ở Houston phát triển - mới sẵn sàng cho việc thử nghiệm.

"Vaccine này có vẻ thực sự tốt, rất an toàn và có thể bảo vệ con người trước dịch SARS. Nhưng vấn đề là chúng tôi không thể quyên góp bất cứ khoản tiền nào", ông Hotez nói với CNN. Hiện, đội ngũ của Hotez đang tìm kiếm nguồn tài trợ để khởi động việc điều chế vaccine này với hy vọng có thể chống lại dịch bệnh Covid-19 - căn bệnh do virus corona chủng mới gây ra, cùng họ với virus gây bệnh SARS.

Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của WHO, cho biết việc thử nghiệm vaccine mới cần có thời gian.

"Nhiều người đang hỏi tại sao chúng ta phải thử nghiệm vaccine? Tại sao chúng ta không điều chế vaccine và phân phát cho mọi người? Vâng, thế giới đã học được nhiều bài học về việc sử dụng vaccine hàng loạt đó là một loại vaccine tồi còn nguy hiểm hơn cả virus gây bệnh. Chúng tôi phải rất cẩn trọng trong việc phát triển bất kỳ sản phẩm nào mà chúng tôi sẽ tiêm phòng cho phần lớn dân số thế giới"./.

Hồng Anh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người phụ nữ Indonesia nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ tại TPHCMNgười phụ nữ Indonesia nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ tại TPHCM
20:45:18 16/05/2025
Người đàn ông nguy kịch vì nhiễm loại nấm cực kỳ nguy hiểmNgười đàn ông nguy kịch vì nhiễm loại nấm cực kỳ nguy hiểm
20:48:05 16/05/2025
Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'
10:46:05 17/05/2025
Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngàyNhững loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
21:27:35 15/05/2025
Chỉ số mỡ máu cao, điều gì đang chờ phía sau?Chỉ số mỡ máu cao, điều gì đang chờ phía sau?
08:34:44 16/05/2025
Bí ẩn ánh sáng phát ra từ cơ thể con người khi còn sốngBí ẩn ánh sáng phát ra từ cơ thể con người khi còn sống
09:58:17 17/05/2025
Ghi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt NamGhi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam
14:07:09 16/05/2025
Trà đen và trà xanh: Lựa chọn nào tốt hơn cho sức khỏe?Trà đen và trà xanh: Lựa chọn nào tốt hơn cho sức khỏe?
21:13:55 16/05/2025

Tin đang nóng

Tài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi: Liệt nửa người, còn vỏ đạn li ti trong nãoTài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi: Liệt nửa người, còn vỏ đạn li ti trong não
16:20:09 17/05/2025
Tài xế bị cha nữ sinh 'xử' ở Vĩnh Long: sống nửa đời còn lại như thực vật?Tài xế bị cha nữ sinh 'xử' ở Vĩnh Long: sống nửa đời còn lại như thực vật?
17:00:29 17/05/2025
Miss World náo loạn vì loạt người đẹp liên tiếp bỏ thi, Ý Nhi gặp bất lợi?Miss World náo loạn vì loạt người đẹp liên tiếp bỏ thi, Ý Nhi gặp bất lợi?
14:52:26 17/05/2025
Đặc điểm nhận dạng nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sởĐặc điểm nhận dạng nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở
19:34:40 17/05/2025
Cô gái Phú Thọ mất tứ chi trong một tháng, được mẹ chăm như trẻ sơ sinhCô gái Phú Thọ mất tứ chi trong một tháng, được mẹ chăm như trẻ sơ sinh
16:25:38 17/05/2025
Dược Sĩ Tiến bị 'tóm' vì đồ giả, 'chồng' Hương Giang bị réo tên, chuyện gì đây?Dược Sĩ Tiến bị 'tóm' vì đồ giả, 'chồng' Hương Giang bị réo tên, chuyện gì đây?
17:14:21 17/05/2025
Dương Lâm 'hỗn chiến' CĐM, lộ tin ly thân vợ 8 năm, bị bỏ vì 'ế show hết thời'Dương Lâm 'hỗn chiến' CĐM, lộ tin ly thân vợ 8 năm, bị bỏ vì 'ế show hết thời'
19:34:45 17/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh dẫn đạo diễn về nhà riêng đọc kịch bản khuya, con trai thái độ sốcTriệu Lệ Dĩnh dẫn đạo diễn về nhà riêng đọc kịch bản khuya, con trai thái độ sốc
14:56:08 17/05/2025

Tin mới nhất

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

19:28:00 17/05/2025
Cô gái 14 tuổi được gia đình đi khám phụ sản, khi em đến tuổi dậy thì nhưng ngực phẳng, không có kinh nguyệt. Kết quả khám em là nam giới 100%, có thể phẫu thuật trả lại đúng giới tính nếu em muốn.
Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

08:13:00 17/05/2025
Một tuần sau khi khởi phát những cơn đau đầu, chóng mặt, người đàn ông biến chứng sụp mí, mất thị lực mắt trái vì căn bệnh nguy hiểm ở não.
Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp

Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp

08:07:18 17/05/2025
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận. Tin tốt là bạn không cần phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc, một số thực phẩm tự nhiên đã được khoa học chứng minh có thể giúp hạ huyết áp.
Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?

Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?

07:29:57 17/05/2025
Để sử dụng yến sào một cách đúng đắn và an toàn, người tiêu dùng cần hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng, đối tượng nên - không nên dùng, cũng như các lưu ý khi chế biến và bảo quản.
Cành cây dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà suốt 2 năm

Cành cây dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà suốt 2 năm

06:11:26 17/05/2025
Khi về nhà, thỉnh thoảng bà H. xuất hiện cơn đau vùng ngực. Đến tháng 4 vừa qua, vết thương cũ ở ngực chảy dịch, đau đớn nên bà H. được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để kiểm tra.
Vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người

Vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người

06:10:50 17/05/2025
Nếu bị thiếu axit folic trong khi mang thai thì bà mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và điều quan trọng nhất là sinh ra đứa con bị khuyết tật của ống thần kinh (nứt đốt sốn...
Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

05:58:35 17/05/2025
Nước cam có tác dụng lợi tiểu, vì vậy nếu uống nước cam vào buổi tối khiến bạn tiểu đêm nhiều lần, gây mất ngủ. Nước cam cũng giúp tăng cường sự tỉnh táo, uống vào buổi tối khiến cho trí não tỉnh táo, khó bước vào giấc ngủ.
Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa

Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa

05:55:38 17/05/2025
Một trẻ sơ sinh người Mỹ, mắc căn bệnh hiếm gặp, đã trở thành bệnh nhân đầu tiên trong lịch sử được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa. Điều này mở ra hy vọng tươi sáng cho những người mắc các bệnh hiếm gặp.
Đào thải axit uric cao bằng loại quả rẻ

Đào thải axit uric cao bằng loại quả rẻ

05:51:29 17/05/2025
Nước dừa không chỉ là loại nước giải khát ngày hè mà còn là đồ uống thơm ngon giúp đào thải axit uric hiệu quả. Nước dừa cung cấp khoáng chất cho cơ thể và tăng cường chức năng cho thận. Đây là cách đào thải axit uric tự nhiên và hiệu q...
Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường

Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường

05:42:13 17/05/2025
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho biết lượng natri mà chúng ta tiêu thụ do tiêu thụ muối thường xuyên có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả

Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả

21:34:18 16/05/2025
Kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện: Đậu đen chỉ là một phần hỗ trợ trong quá trình giảm cân. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và tập luyện thể dục thường xuyên.
Cách làm dưa cải bắp ngon có lợi cho sức khỏe đường ruột

Cách làm dưa cải bắp ngon có lợi cho sức khỏe đường ruột

21:33:57 16/05/2025
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các chất chuyển hóa trong bắp cải lên men tự nhiên bảo vệ các tế bào biểu mô ruột phân cực khỏi tổn thương do các cytokine gây viêm gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao Trần Nghĩa tiếp tục bị chê trong 'Cha tôi, người ở lại'?

Vì sao Trần Nghĩa tiếp tục bị chê trong 'Cha tôi, người ở lại'?

Hậu trường phim

20:38:04 17/05/2025
Dù sở hữu ngoại hình phù hợp với nhân vật nguyên trong Cha tôi, người ở lại nhưng vai diễn chưa thực sự gây ấn tượng đối với Trần Nghĩa.
'Anh già" So Ji Sub tái xuất màn ảnh trong dự án 'khủng' của Netflix

'Anh già" So Ji Sub tái xuất màn ảnh trong dự án 'khủng' của Netflix

Phim châu á

20:33:08 17/05/2025
So Ji Sub trở lại màn hình nhỏ sau 13 năm vắng bóng với vai phản diện anh hùng Ki Joon trong bộ phim chuyển thể từ webtoon của Netflix Mercy for None .
Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Thế giới

20:06:15 17/05/2025
Đại sứ Qureshi khẳng định Pakistan sẵn sàng tham gia đàm phán, tham vấn, hòa giải, cũng như bất cứ điều gì để đảm bảo rằng pháp quyền được tôn trọng giữa hai quốc gia .
Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Tin nổi bật

19:57:34 17/05/2025
Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước đã có văn bản đề nghị Chi cục Quản lý thị trường TPHCM xem xét, giải quyết phản ánh TikToker Võ Hà Linh có dấu hiệu bán hàng phá giá.
Đại tá Công an kể về 8 tiếng tìm kiếm 5 người bị vùi lấp ở dự án thủy điện

Đại tá Công an kể về 8 tiếng tìm kiếm 5 người bị vùi lấp ở dự án thủy điện

Pháp luật

19:50:35 17/05/2025
Vụ sạt lở tại công trường xây dựng thủy điện Tả Páo Hồ 1A, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, khiến 5 người tử vong, lực lượng cứu hộ sau 8 tiếng tiếp cận hiện trường đã tìm thấy các nạn nhân.
Hành trình đưa 'Lilo & Stitch' từ hoạt hình bước lên màn ảnh rộng

Hành trình đưa 'Lilo & Stitch' từ hoạt hình bước lên màn ảnh rộng

Phim âu mỹ

19:47:30 17/05/2025
Lilo & Stitch là bộ phim tiêu đề đang được người dùng chờ đợi nhất trong mùa hè này khi Disney đưa ra màn hình rộng phiên bản live-action của tác phẩm gắn liền với tuổi thơ của nhiều giả.
Công Phượng 'đạo diễn' để Minh Vương ký hợp đồng tiền tỷ với Bình Phước

Công Phượng 'đạo diễn' để Minh Vương ký hợp đồng tiền tỷ với Bình Phước

Sao thể thao

19:34:32 17/05/2025
Tiền vệ Trần Minh Vương bước đầu đạt thoả thuận gia nhập CLB Bình Phước. Người đứng phía sau hậu thuẫn cho thương vụ này chính là Công Phượng.
Vật dụng nhà bếp này có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu

Vật dụng nhà bếp này có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu

Sáng tạo

19:30:37 17/05/2025
Thông tin về vật dụng nhiều vi khuẩn nhất trong bếp có thể khiến bạn ngạc nhiên, vì đó là thứ rất cần sự sạch sẽ, liên quan đến vấn đề ăn uống.
Drama Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron: 'Bằng chứng' là sản phẩm của AI?

Drama Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron: 'Bằng chứng' là sản phẩm của AI?

Sao châu á

19:24:38 17/05/2025
Những nghi ngờ về việc thao túng AI trong bản ghi âm được cho là của cố diễn viên Kim Sae Ron bóc phốt Kim Soo Hyun ngày càng tăng, làm dấy lên lo ngại về công nghệ deepfake.
Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời?

Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời?

Netizen

18:47:44 17/05/2025
Qua hàng trăm năm, các nhà khảo cổ học, sử học và kiến trúc sư vẫn luôn bị cuốn hút bởi di tích ẩn chứa nhiều bí mật này. Từng cành cây, ngọn cỏ, ngay cả viên gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành cũng đều ẩn chứa những câu chuyện riêng.
Sau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợ

Sau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợ

Góc tâm tình

18:26:39 17/05/2025
Mỗi ngày đi làm về mệt mỏi, tôi chỉ muốn tắm rửa rồi nghỉ ngơi. Nhưng có hôm tôi vừa ló mặt vào nhà, vợ đã ôm chầm đòi tranh thủ lúc con đang ngủ.