Cựu đại tá biên phòng nói trùm buôn lậu ‘tự nguyện đưa tiền chứ không đòi’
Cựu đại tá biên phòng Nguyễn Thế Anh khai đã nhận tiền hối lộ để bảo kê đường dây buôn lậu xăng dầu của Phan Thanh Hữu, song nói rằng ít hơn nhiều so với cáo buộc và do ông Hữu tự đưa chứ không đòi.
Chiều 27.12, Tòa án Quân sự T.Ư tiếp tục phiên phúc thẩm vụ án nhận hối lộ, bảo kê buôn lậu xăng dầu xảy ra tại một số đơn vị cảnh sát biển, bộ đội biên phòng.
Bị cáo Nguyễn Thế Anh (giữa) tại phiên tòa phúc thẩm TRỌNG ĐỨC
Trả lời trước hội đồng xét xử, cựu đại tá biên phòng Nguyễn Thế Anh (cựu Phó cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, cựu Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, cựu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang), nói không nhớ rõ bao nhiêu lần nhận tiền từ trùm buôn lậu Phan Thanh Hữu, song khẳng định chỉ nhận khoảng 120.000 USD” (khoảng 2,7 tỉ đồng) chứ không phải 560.000 USD và 6,2 tỉ đồng (khoảng 19 tỉ đồng) như cáo buộc.
Khi hội đồng xét xử truy vấn mâu thuẫn trong các lời khai về số tiền nhận hối lộ, bị cáo Anh nói “có nhiều lý do tác động nên buộc phải khai khác”.
Cựu đại tá cũng nói không nhận tiền trực tiếp mà qua bị cáo An đưa, nói ông Hữu “gửi quà”. Tuy nhiên, bị cáo Anh nhiều lần khẳng định không có bất cứ thỏa thuận giúp đỡ, “bảo kê” cho hoạt động buôn xăng lậu của ông Hữu, cũng “không đòi hỏi gì” mà là “sự tự nguyện của anh Hữu”.
“Tháng nào cũng chi đầy đủ nhưng mức khác nhau”
Được gọi lên đối chứng, ông Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH thương mại Phan Lê Hoàng Anh) khai chi tiền cho Nguyễn Thế Anh từ khoảng tháng 9.2019.
Video đang HOT
“Tháng nào cũng chi đầy đủ nhưng mức khác nhau”, nhân chứng này trả lời. Tuy nhiên, cũng như tại phiên sơ thẩm, bị cáo An nhiều lần cho biết, do tuổi cao, thời gian đã lâu ảnh hưởng đến sức khỏe và trí nhớ nên không thể nhớ chính xác.
Hội đồng xét xử cho hay: trong giai đoạn điều tra, ông Hữu ban đầu khai đưa cho Anh tổng số tiền 600.000 USD và 10 tỉ đồng. Sau đó, qua nhiều lần khai báo, ông Hữu lại cho biết đã nhiều lần thông qua ông An để biếu Anh 560.000 USD và 6,2 tỉ đồng, đều là tiền mặt.
Phản ứng trước thông tin này, ông Anh nói ông Hữu “khai sai”, khẳng định chỉ nhận “ít lần, thi thoảng”.
Bị cáo Nguyễn Văn An (33 tuổi, trú tại TP.HCM, em họ của bị cáo Anh) sau đó cũng thừa nhận có “vài lần” đi gặp ông Hữu để nhận tiền về cho ông Anh. Tuy nhiên, An khai chỉ đến nhận, không biết ông Hữu là ai.
Bị cáo An cho hay, chỉ nhận khoảng 1 – 2 tháng một lần chứ không phải tháng nào cũng nhận và khẳng định không biết, không nhớ tổng số tiền đã nhận.
Trước đó, tại phiên sơ thẩm, ông Hữu cho biết, khi biết bị cáo Nguyễn Thế Anh chuyển từ Ban chỉ đạo 389 quốc gia về làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, từ tháng 9.2020 – 1.2021, mỗi tháng chỉ chi 10.000 USD.
Tuy nhiên, khi bị cắt giảm tiền bảo kê, bị cáo Nguyễn Thế Anh đã gọi điện dọa Phan Thanh Hữu. “Nguyễn Văn An gọi cho tôi 3 lần nhưng tôi không nghe máy. Sau đó, Nguyễn Thế Anh gọi cho tôi nói: bây giờ anh muốn gì? Nguyễn Thế Anh dọa tôi như vậy nên tôi phải tiếp tục chi tiền”, ông Hữu khai tại tòa sơ thẩm tháng 7.2022.
Bị cáo Nguyễn Thế Anh và Nguyễn Văn An là 2 bị cáo kháng cáo toàn bộ bản án trong số 9 bị cáo có đơn kháng án. Tuy nhiên, sáng 27.12, 2 bị cáo này cũng thay đổi nội dung kháng án, thừa nhận tội danh và chỉ xin giảm nhẹ hình phạt.
Theo cáo trạng, lợi dụng chức vụ trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, bị cáo Nguyễn Thế Anh đã đồng ý “bảo kê” cho hoạt động buôn lậu xăng dầu của Phan Thanh Hữu. Đổi lại, Phan Thanh Hữu chi tiền hàng tháng cho Nguyễn Thế Anh thông qua Nguyễn Văn An với tổng số tiền 6,2 tỉ đồng và 560.000 USD (hơn 19 tỉ đồng).
Sau khi bị phát hiện, Nguyễn Thế Anh tìm cách tổ chức cho Nguyễn Văn An trốn sang Lào.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án Quân sự Quân khu 7 tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thế Anh mức án chung là chung thân cho 2 tội danh “nhận hối lộ” và “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.
Bị cáo Nguyễn Văn An cũng bị tuyên phạt 15 năm tù. Cả 2 sau đó đều nộp đơn kháng cáo.
Ngày mai, phiên phúc thẩm tiếp tục với phần xét hỏi. Phiên tòa dự kiến kết thúc ngày 29.12.
Đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu: Tháng nào cũng phải chi phí 'bôi trơn'
Trả lời xét hỏi từ phía luật sư chi phí cho từng chuyến buôn lậu xăng dầu, bị cáo Phan Thanh Hữu, một trong những người cầm đầu đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu khai rằng có chi phí "bôi trơn" hàng tháng.
Theo cáo trạng, từ năm 2019, Phan Thanh Hữu, Đào Ngọc Viễn cùng cựu đại tá Phùng Danh Thoại, cựu Trưởng phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (đã bị Tòa án quân sự Quân khu 7 tuyên phạt 7 năm tù về tội "buôn lậu") và Phạm Hùng Cường (đang bị truy nã) tham gia góp vốn 32,4 tỉ đồng để buôn lậu xăng dầu từ Singapore về Việt Nam tiêu thụ.
Số tiền này giao cho Hữu quản lý với tỷ lệ góp vốn 40% (13,1 tỉ đồng) và Viễn 60% (19,3 tỉ đồng, trong đó Viễn 10%, còn Thoại và Cường chiếm 50%).
Bị cáo Hữu (bên trái) và Viễn tại phiên tòa. Ảnh T.D.
Từ tháng 1 - 2.2022, đường dây này vận chuyển gần 200 triệu lít xăng A95 về Việt Nam với trị giá 2.596 tỉ đồng. Trong đó bị cáo Hữu thu lợi 156 tỉ đồng, bị cáo Viễn thu lợi gần 47 tỉ đồng.
Cáo trạng cáo buộc Viễn có nhiệm vụ giới thiệu chủ hàng ở Singapore cho Hữu thỏa thuận mua hàng. Sau đó Viễn cho 2 tàu biển Pacific Ocean (trọng tải 3.000 tấn) và tàu Western Sea (trọng tải 5.000 tấn) qua lấy hàng, chở về vùng biển Việt Nam rồi sang qua cho các tàu của Hữu chở vào đất liền tiêu thụ.
Hữu có nhiệm vụ tìm mối bán xăng lậu nhập về và quan hệ với các lực lượng chức năng, đưa hối lộ để đưa xăng về Việt Nam.
Các tàu chở xăng lậu của Phan Thanh Hữu bị công an bắt giữ. Ảnh CÔNG AN ĐỒNG NAI CUNG CẤP
Cũng như trước đó, trả lời xét hỏi của các luật sư bào chữa cho Phan Thanh Hữu, bị cáo Hữu tiếp tục "kêu oan" số tiền thu lợi bất chính khoảng 102 tỉ đồng cho 127,7 triệu lít xăng bán tại thị trường Việt Nam chứ không phải 156 tỉ đồng cho việc buôn lậu hơn 197 triệu lít xăng như cáo trạng truy tố. "Vì 67,7 triệu lít xăng bán sang thị trường Campuchia và 2,5 triệu lít xăng trong kho không gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước", bị cáo Hữu trình bày.
Tại phiên tòa, các luật sư tiếp tục thẩm vấn con số lợi nhuận trên mỗi lít xăng có đúng 2.000 đồng/ lít mà cáo trạng truy tố. Bị cáo Hữu khai rằng: "Không thể xa cạ 2.000 đồng/lít vì mỗi chuyến có con số khác nhau". Luật sư cũng đặt câu hỏi chi phí thực tế cho mỗi chuyến vận chuyển, bị cáo Hữu khai chỉ nhớ được như phí hoa tiêu, phí neo đậu, phí đại lý...
Luật sư hỏi tiếp: "Thế còn phí bôi trơn". Bị cáo Hữu trả lời: "Phí bôi trơn thì chi theo hàng tháng, nhưng không nhớ cụ thể vì thường xuyên chuyển tiền cho Phạm Hùng Cường để chi. Còn Cường đưa cho ai bị cáo không biết" .
Bị cáo Hữu khai thêm, khi có chi đột xuất, Cường bảo chuyển là chuyển nhưng không nhớ chính xác bao nhiêu. Còn chi thường xuyên hàng tháng thì có ghi vào sổ sách, cơ quan điều tra đã thu giữ.
Trước đó, tại phiên xét hỏi vào ngày 28.10, bị cáo Hữu khai trước khi đưa xăng lậu vào Việt Nam phải báo cho cảnh sát biển, biên phòng, cảng vụ. Khi có nguồn tin báo "có chiến dịch", Hữu phải làm giả bộ hồ sơ, chứng từ để đối phó cơ quan chức năng. "Nhưng chủ yếu là đối phó với CSGT đường thủy, chứ cảnh sát biển, biên phòng thì bị cáo chỉ cần gọi điện vì quen biết trước", bị cáo Hữu khai.
Hai cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển nói lời hối hận và mong được xem xét Tranh luận tại toà, cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 - Lê Xuân Thanh và cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 - Lê Văn Minh thừa nhận trách nhiệm của mình và mong HĐXX xem xét mức độ chịu trách nhiệm hình sự. Chiều 14/7, phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát

Truy tố cựu Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia nhận hối lộ 39 tỷ đồng

Đâm hàng xóm trọng thương vì bị mắng "nhậu nói lớn tiếng"

Lừa đảo bằng chiêu trò "chạy án", nguyên cán bộ kiểm tra đảng bị truy tố

Chàng rể dùng súng bắn nhiều phát vào nhà bố vợ

6 người đàn ông cùng 1 phụ nữ mua bán ma túy trong quán cà phê

Nghi phạm giết người ở Sơn La liên tục dọa tự sát khi bị công an vây bắt

Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển

Khởi tố vụ án tại BVĐK và CDC Bình Thuận

Bị phát hiện sử dụng ma túy, lộ thêm hành vi lừa đảo qua mạng

Công an Nghệ An bắt 2 đối tượng, thu giữ 1,5 tấn pháo

Thủ đoạn ngụy trang tinh vi của các cơ sở sản xuất "khí cười"
Có thể bạn quan tâm

Phim ngôn tình ngược tâm xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh ăn đứt tiểu thuyết
Phim châu á
23:56:41 20/05/2025
Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine
Thế giới
23:49:29 20/05/2025
Thiếu gia tập đoàn Samsung sở hữu 18.000 tỷ: Tổng tài siêu ngầu từ phim đến đời
Hậu trường phim
23:48:42 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025
Kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất cho công ty của chồng Đoàn Di Băng
Tin nổi bật
23:13:55 20/05/2025
Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản
Sức khỏe
22:56:57 20/05/2025
Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổi
Tv show
22:49:15 20/05/2025
Động thái đầu tiên gây bất ngờ của bà Phạm Kim Dung giữa lúc Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt
Sao việt
22:42:24 20/05/2025