Đa dạng hóa các hình thức cho vay tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen
Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng ngành ngân hàng cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức cho vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận vốn nhằm hạn chế tín dụng đen.
Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” xảy ra tại nhiều địa phương với thủ đoạn tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về cho vay dân sự, về phương thức, thủ đoạn hoạt động và hậu quả tác hại, mức độ nguy hiểm của “tín dụng đen” dù đã được đẩy mạnh nhưng chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục nên hiệu quả chưa cao.
Thời gian qua, toàn ngành ngân hàng đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm gia tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân phục vụ sản xuất-kinh doanh. Bên cạnh chính sách tín dụng chung đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã quyết liệt chỉ đạo tổ chức tín dụng triển khai một số chương trình tín dụng đặc thù phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời tăng cường công tác truyền thông và thông tin để người dân dễ dàng nắm bắt và tiếp cận với các chương trình.
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng tích cực phối hợp Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến tín dụng đen.
Thực tế cho thấy, việc giải quyết nạn tín dụng đen luôn là một bài toán khó không chỉ của riêng Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới, bởi nó đòi hỏi cần phải có các giải pháp đồng bộ trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, cho vay tiêu dùng được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân.
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, để giải quyết tín dụng đen thì giải pháp quan trọng đầu tiên là phải tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng của người dân và doanh nghiệp.
“Thực tế, lãi suất của các hình thức cho vay tiêu dùng từ ngân hàng hay các tổ chứ tài chính hiện nay dù được cho là cao nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với tín dụng đen và được đưa ra trên nguyên tắc đồng thuận giữa người cho vay và đi vay. Hơn nữa, cho vay tiêu dùng cũng không đi kèm các hệ luỵ như tín dụng đen,” ông Lực nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để phát triển bền vững thị trường tài chính tiêu dùng, vị chuyên gia này cũng cho rằng cần phải có rất nhiều giải pháp mang tính đồng bộ. Theo đó, cần thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp và xã hội đối với cho vay tiêu dùng; tăng cường mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức cũng như vai trò của cho vay tiêu dùng. Đặc biệt, cần phải có một chiến lược quốc gia về phát triển tài chính toàn diện cũng như giáo dục tài chính; đồng thời hoàn thiện khung pháp lý về cho vay tiêu dùng.
Ngày 9/10, báo cáo với Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, trong những năm 2018-2019, nước ta đã trấn áp rất mạnh tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen, cũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cho đến hiện nay, tội phạm liên quan đến tín dụng đen đã được kiềm chế và nhiều chỗ đối tượng không dám hoạt động, dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tô Lâm, tình hình tiềm ẩn, nhất là cho vay qua mạng Internet và những nhu cầu tín dụng đen vẫn còn nhiều, do đó bọn tội phạm vẫn còn đất để hoạt động mạnh.
Về giải pháp đẩy lùi tín dụng đen, theo Bộ trưởng có một số giải pháp thời gian tới cần tập trung. Một là tiếp tục duy trì khí thế tấn công trấn áp mạnh tội phạm tín dụng đen như vừa qua đã làm, thực hiện đúng Chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ, đã phân công rõ trách nhiệm cụ thể trong từng ngành để giải quyết tín dụng đen.
Về mặt pháp luật, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị cần khẩn trương có những hướng dẫn để giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen.
“Vì phạm vi giữa dân sự và hình sự ở đây khoảng cách rất mong manh, quan hệ vay tín dụng và thỏa thuận mức lãi thông thường là quan hệ dân sự, có sự đồng ý của cả bên vay và bên cho vay, nhưng đi quá phạm vi của việc đó hoặc có dấu hiệu lừa đảo, dấu hiệu phạm tội hình sự thì mới là phạm vi xử lý hình sự. Hoặc gọi là mức lãi suất cao chưa chắc đã là vi phạm về hình sự vì do 2 bên thỏa thuận với nhau, vì vậy, trong xử lý về tín dụng đen cũng có những khó khăn, vướng mắc về hình sự,” Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng nhấn mạnh, ngành ngân hàng cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức cho vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận vốn, đồng thời siết chặt quản lý tín dụng, không để các đối tượng lợi dụng nguồn tiền từ ngân hàng đưa ra hoạt động tín dụng đen. Bên cạnh đó là xây dựng hành lang pháp lý để quản lý các hoạt động tín dụng cho vay qua mạng internet./.
Xử lý nợ xấu ngân hàng (Kỳ IV): Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14
Trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng tăng mạnh, nhiều ý kiến đề nghị cần nhanh chóng "luật hóa" Nghị quyết 42/2017/QH14 để tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ xử lý nợ xấu.
Nợ xấu của một số ngân hàng trong 9 tháng đầu năm nay
Nợ xấu tăng nhanh
Báo cáo tài chính quý 3 của hầu hết các ngân hàng đều ghi nhận nợ xấu gia tăng nhanh chóng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ.
Đơn cử như Vietcombank, trong 9 tháng đầu năm nay, nợ xấu của nhà băng này đã tăng thêm tới 2.081 tỷ đồng (tương đương tăng 35,9%) lên gần 7.885 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu vì thế cũng tăng mạnh từ mức 0,79% tại thời điểm cuối năm 2019 lên 1% khi kết thúc quý 3 năm nay.
Tình hình cũng diễn ra tương tự tại các ngân hàng cổ phần. Chẳng hạn như nợ xấu của VPBank cũng tăng thêm 1.350 tỷ đồng trong cùng thời gian này lên 10.147 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu vì thế cũng tăng tương ứng từ 3,42% lên 3,65%...
Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10 vừa diễn ra mới đây, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc NHNN cũng thừa nhận thực tế nợ xấu tại các ngân hàng đang có xu hướng tăng nhanh trở lại do những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Theo đó, đại dịch này đã ảnh hưởng tới bức tranh nợ xấu của các nhà băng dưới 2 góc độ. Thứ nhất, dịch bệnh đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu, thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng, đẩy nợ xấu tăng. Thứ hai, dịch bệnh cũng khiến tín dụng tăng thấp do cầu tín dụng yếu. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lại càng tăng nhanh hơn.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia ngân hàng, những con số thể hiện trong báo cáo tài chính của các ngân hàng vẫn chưa phản ảnh đúng thực chất bức tranh nợ xấu của các nhà băng hiện nay. Bởi vì, không ít các khoản nợ đang được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, song vẫn được giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN. Bởi thế, nếu không có Thông tư này, nợ xấu của các ngân hàng có thể còn tăng nhanh hơn.
"Thông tư 01 chỉ là giải pháp tình thế, có thể hãm lại tốc độ tăng của nợ xấu trong thời điểm hiện tại, nhưng sẽ đẩy nợ xấu về phía tương lai. Có nghĩa khi Thông tư 01 hết hiệu lực, nhiều khoản nợ hiện tại sẽ nhanh chóng trở thành nợ xấu", vị chuyên gia trên nói.
Gỡ nút thắt xử lý nợ xấu
Trong báo cáo cập nhật về ngành Ngân hàng vừa công bố mới đây, khối phân tích tại SSI Research đánh giá, nợ xấu và nợ vay tái cơ cấu sẽ tăng nhanh vào cuối năm nay. SSI Research ước tính nợ xấu sẽ tăng 17% và 14% lần lượt trong năm 2020 và 2021 (so với mức giảm 16,3% năm 2019).
Xử lý nợ xấu ngân hàng (Kỳ IV): Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14
Trong khi đó, việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 vẫn còn khá nhiều vướng mắc, đặc biệt là việc thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo do con nợ không hợp tác. Bên cạnh đó, một cơ chế mà ngân hàng mong mỏi là Nghị quyết 42 với quy định cho phép ngân hàng áp dụng thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, số lượng các vụ việc xử lý thông qua thủ tục rút gọn tại tòa án rất hạn chế.
Nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng than thở, hiện quy trình đòi nợ của ngân hàng thường phải trải qua rất nhiều bước: khởi kiện dân sự, tòa xử và bàn giao tài sản cho ngân hàng, rồi ngân hàng mới có thể nhận tài sản để xử lý, thu hồi nợ... Khâu nào trong quy trình này cũng đều gặp khó khăn. Chẳng hạn tại Agribank, số vụ kiện dân sự mà ngân hàng này đang chờ tòa xử lên đến hơn 7.000 vụ. Đến ngày 30/6/2020, số tiền thu nợ từ các khoản được xử lý dự phòng rủi ro của Agribank mới chỉ đạt 2.897 tỷ đồng, thấp hơn 1.105 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Một thực tế đáng lo ngại nữa được TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV chỉ ra, đó là nhiều khách hàng đã có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh để trì hoãn trả nợ, giao tài sản thanh lý cho các TCTD, khiến cho quá trình xử lý nợ xấu càng khó khăn hơn.
Trong bối cảnh nợ xấu cũ chưa được xử lý triệt để, nợ xấu mới lại có xu hướng tăng nhanh, TS. Cấn Văn Lực đề xuất, đã đến lúc phải tính đến việc ban hành luật riêng về xử lý nợ xấu ngân hàng để gỡ các nút thắt hiện nay, giúp cho tiến trình xử lý nợ xấu được đẩy nhanh hơn và triệt để hơn.
Trên thực tế, vấn đề luật hóa xử lý nợ xấu đã được lãnh đạo Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) đề xuất từ lâu. Theo ông Nguyễn Tiến Đông - Chủ tịch HĐTV VAMC, để giải quyết căn cơ vấn đề nợ xấu, cần phải "luật hóa" Nghị quyết 42. "Một trong những lý do chính khiến việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 chưa có hiệu quả cao là do Nghị quyết chưa được luật hóa, nên các chế tài chưa rõ ràng. Nhiều quy định tại Nghị quyết khi triển khai phải dựa vào nhiều bộ luật, mà giá trị pháp lý thậm chí còn cao hơn cả Luật Các TCTD, nên rất khó cho VAMC và các ngân hàng khi triển khai. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, thời gian tới, nhất thiết phải luật hóa Nghị quyết 42, đưa ra chế tài và quy rõ nhiệm vụ cho từng ngành, địa phương", ông Đông đề nghị.
Ngân hàng tích cực đẩy lùi tín dụng đen tại nông thôn Tín dụng đen theo hình thức cho vay trực tiếp đang càn quét nhiều vùng quê với nhiều hình thức tinh vi, trái pháp luật. Đặc biệt trong thời điểm này, tín dụng đen càng dễ phát sinh bởi người dân cần vay vốn để khắc phục khó khăn do dịch bệnh và lũ lụt. Nhằm đẩy lùi tình trạng này, ổn định...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
23:33:47 11/05/2025
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online
Pháp luật
23:33:26 11/05/2025
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?
Phim châu á
23:32:58 11/05/2025
Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị
Sao việt
23:26:25 11/05/2025
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng
Sao châu á
23:23:13 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
22:56:28 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18
Nhạc quốc tế
22:23:36 11/05/2025