Đã đến lúc cấm hẳn kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
“Tôi cho rằng đã đến lúc cần cấm hẳn sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, chứ không phải cho phép sử dụng nữa”, đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) nhấn mạnh trong phiên thảo luận tại Quốc hội về Luật Chăn nuôi vào chiều nay (7/11).
Góp ý kiến về Dự thảo Luật Chăn nuôi trong chiều nay, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra một số điểm chưa thực sự hợp lý của Dự thảo Luật.
Theo ĐB Trần Văn Lâm, thực tế cho thấy tình trạng lạm dụng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Kháng sinh đưa vào thức ăn chăn nuôi nhằm phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi. Song hệ quả là nó sẽ làm tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của nhiều thực vật, vi khuẩn gây bệnh.
Do đó, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi phải cấm, chứ không phải là cho phép sử dụng nữa. Ngay cả việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh cho con non cũng không nên dùng nữa.
“Con non sử dụng thuốc kháng sinh cũng làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, cho nên khi lớn lên ăn thức ăn thông thường hay bị nhiễm bệnh hơn. Nếu cho phép đưa kháng sinh vào thức ăn thì sẽ khó kiểm soát sử dụng, bởi không thể biết người nuôi chỉ cho con non ăn hay dùng cho cả các đối tượng khác. Thậm chí nhiều con non đã trở thành sản phẩm tiêu dùng, thậm chí là đặc sản như lợn sữa hay bê”, đại biểu Trần Văn Lâm cho biết.
Theo đại biểu Trần Văn Lâm, đã đến lúc cấm hẳn việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
Video đang HOT
Đại biểu Trần Văn Lâm cho biết, xét lợi ích trước mắt và lâu dài, cũng như hướng tới một nền nông nghiệp sạch, tôi nghĩ nên cấm đưa kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi. “Không thể chần chừ hơn nữa, chúng ta cần tách riêng biệt thức ăn với thuốc để kiểm soát chặt chẽ và đúng mục đích”, đại biểu Trần Văn Lâm khẳng định.
Đặc biệt, liên quan đến quy định đối xử nhân đạo, hoặc “hạn chế gây sợ hãi” đối với vật nuôi trước khi giết mổ tại điều 70, các đại biểu tranh luận rất sôi nổi, có ý kiến cho rằng vấn đề này không khả thi, một số ý kiến nêu luật cần quy định dễ hiểu hơn.
Cụ thể, điều luật này yêu cầu cơ sở giết mổ phải có nơi lưu giữ bảo đảm vệ sinh, cung cấp nước uống phù hợp với loại vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ; hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ; có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ, không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn ĐBQH Kiên Giang) cho rằng, việc gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ khó khả thi, khó kiểm soát vì lực lượng kiểm tra ít. Bà Bé cũng đề nghị dự thảo Luật nêu rõ loại thuốc gây ngất nào được sử dụng cho vật nuôi trước khi giết mổ, tránh tình trạng lạm dụng thuốc, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Có đại biểu thì nhận định, từ “nhân đạo” sử dụng với động vật là chưa thực sự phù hợp vì nhân đạo chúng ta thường nói tới đạo làm người, do đó có thể sửa là “không đối xử tàn bạo với vật nuôi”.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn ĐBQH Kiên Giang)
Giải trình về các ý kiến góp ý, tranh luận của đại biểu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Luật Chăn nuôi được xây dựng trong hoàn cảnh rất đặc trưng, đó là chuyển từ sản xuất cung cấp cho trong nước, tiêu dùng là chính sang giai đoạn sản xuất nhiều để tập trung xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đặc điểm này rất nhiều vấn đề khi xây dựng luật phải tham chiếu, hoà đồng với tình hình mới.
Thứ 2 là vấn đề lao động trong nông nghiệp. Ví dụ khu vực chăn nuôi lợn trước đây là trên 10 triệu hộ, sau quá trình chuyển đổi, lao động nông nghiệp hiện còn 37%, chăn nuôi lợn hiện còn trên dưới 3 triệu hộ, do đó khi thiết kế luật, những quy định liên quan sẽ phải thích ứng với việc chuyển dịch lao động này.
Thứ 3, mọi giải pháp trước đây tập trung giải quyết yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực theo nghĩa rộng là chính, nhưng nay với đà tăng trưởng về kinh tế, nhu cầu của hơn gần 100 triệu dân đòi hỏi phải sản xuất sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn, gắn với nhu cầu của gần 100 triệu dân và đáp ứng phát triển các ngành khác, như du lịch . Mà để gắn với du lịch, thì phải đi liền với cảnh quan, văn hoá, ẩm thực, phải khai thác tốt các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế như đặc sản, vật nuôi quý hiếm…
Thứ 4, luật cũng lưu ý tới sự phát triển không đồng đều giữa các vùng. “Trong quá trình xây dựng luật, Bộ NN&PTNT đã tích cực lắng nghe, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo để đưa ra Quốc hội. Đến lúc này vẫn nhận được 13 ý kiến đóng góp, 14 đại biểu đăng kí và nhiều tranh luận. Các ý kiến góp ý đều rất xác đáng, ví dụ như đại biểu Mai Sỹ Diến đã nói rất đúng, chính sách nhà nước phải tạo ra đột phá về mặt công nghệ, để làm sao con lợn có giá thành sản xuất dưới 30.000 đồng/kg thì mới cạnh tranh được” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Dự Luật Chăn nuôi sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào ngày 20/11.
Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chăn nuôi.
Theo đó, về bố cục, nội dung của Dự thảo Luật, ông Phan Xuân Dũng cho biết, một số ý kiến cho rằng ngành chăn nuôi nước ta đã có tốc độ phát triển nhanh đưa lại giá trị kinh tế lớn nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, nên cần phải có chính sách đủ mạnh, chiến lược phù hợp để phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, chuỗi khép kín, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) và xử lý môi trường chăn nuôi; bổ sung quy định về chế biến, bảo quản để phát triển chăn nuôi theo chuỗi, bền vững. Đồng thời đề nghị rà soát nội dung và số lượng chương, điều cua Dự thảo Luật cho phù hợp hơn.
Tiếp thu các ý kiến nêu trên, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung một số điều, khoản; kết cấu, chỉnh sửa lại các chương, mục cho rõ ràng và hợp lý hơn, phù hợp với nội hàm điều chỉnh. Dự thảo Luật đã được bổ sung 1 chương mới về chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; một số điều quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi cho rõ ràng và cụ thể hơn; chỉnh sửa, bổ sung một số quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi;…
Sau khi chỉnh sửa, Dự thảo Luật mới gồm 8 chương 82 điều, tăng 17 điều so với Dự thảo Luật mà Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp thư 5.
Theo Danviet
Tuần tới, Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi)
Trong tuần làm việc tới đây (từ 5-11 đến 9-11), Quốc hội sẽ dành hầu hết thời gian để thảo luận các dự án Luật, trong đó có những dự luật rất được quan tâm như Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia; Luật Công an nhân dân (sửa đổi)...
Theo chương trình làm việc dự kiến của kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIV, ngày mai, 5-11, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, sẽ trình bày Báo cáo về việc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết số 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Tiếp đó, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về nội dung này và việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
Ngày 6-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Buổi chiều, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt sẽ trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội thảo luận và cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) sẽ phối hợp báo cáo, làm rõ môt sô vấn đề ĐBQH nêu.
Ở các ngày còn lại, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đặc xá (sửa đổi), Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Luật Chăn nuôi, Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Luật Kiến trúc, Luật phòng chống tác hại rượu bia... Một dự án Luật khác đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận và ĐBQH là Luật Giáo dục (sửa đổi) cũng sẽ được thảo luận tại tổ trong tuần này.
Ngoài ra, trong tuần làm việc này, Quốc hội còn biểu quyết thông qua Nghị quyết về đánh giá tình hình 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 về kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách dân tộc thiểu số và miền núi (nếu có) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
Theo anninhthudo
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sẽ thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng Chiều nay 18/10, dưới sự chủ trì của Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Quốc hội sẽ làm việc trong 24 ngày. Dự kiến sẽ họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 22/10/2018; họp phiên bế mạc vào ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Phát hiện thi thể đang phân hủy dưới ghềnh đá ở bán đảo Sơn Trà

Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Xử phạt tài xế xe tải lấn làn, vượt ẩu trên đèo quốc lộ 1D

Tạm đình chỉ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ mầm non

Công ty may chi 5,2 tỷ đồng mời công nhân dự tiệc ở nhà hàng hạng sang

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn

Sự cố khiến metro Nhổn - Cầu Giấy bất ngờ dừng đột ngột

Toàn cảnh vụ lùm xùm quảng cáo sữa Milo

Dừng xe tải nhiều nghi vấn, cảnh sát phát hiện 1.200 lọ kem dưỡng da không nguồn gốc

Vụ CSGT bám víu chới với sau yên xe máy: Lời trần tình khó chấp nhận của tài xế

Đề nghị xử phạt và tiêu hủy hai lô mỹ phẩm có ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo
Có thể bạn quan tâm

Ngoại trưởng Nga S. Lavrov đề cập vòng đàm phán thứ hai với Ukraine
Thế giới
06:15:31 24/05/2025
Món sườn heo làm thế này chỉ mất 15 phút nấu mà vị chua ngọt, sốt ngon ăn cùng cơm thì tuyệt vị!
Ẩm thực
05:58:59 24/05/2025
5 phim 18+ Trung Quốc cấm tuyệt đối trẻ em: Hạng 1 gây sốc vì quay cảnh nóng tới 100 giờ
Phim châu á
05:55:07 24/05/2025
Mỹ nam Việt mất đúng 10s để chứng minh "đẹp hơn AI" là có thật, trời sinh để làm tổng tài ngôn tình
Hậu trường phim
05:54:12 24/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025