Đặc phái viên Mỹ về khí hậu nêu sáng kiến bù đắp carbon
Ngày 15/1, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu, ông John Kerry, đã đưa ra các nguyên tắc cốt lõi cho một kế hoạch bù đắp carbon có tính minh bạch cao nhằm giúp các quốc gia đang phát triển tăng tốc chuyển đổi năng lượng, cũng như các bước đi tiếp theo để thực hiện kế hoạch này, trong đó có việc thành lập một nhóm tham vấn.
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry phát biểu tại Hội nghị COP27 ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Kế hoạch tăng tốc chuyển đổi năng lượng (ETA), lần đầu tiên được công bố tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) hồi năm ngoái, đang được Mỹ thúc đẩy cùng với Quỹ Trái đất Bezos và Quỹ đầu tư Rockefeller để huy động các nguồn tài chính tư nhân.
Phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng Toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương ở Abu Dhabi (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất – UAE), ông Kerry cho biết mục tiêu của việc thực hiện ETA là nhằm tạo ra các giao dịch tín chỉ carbon (mua bán phát thải) minh bạch và có thể thanh toán qua ngân hàng nhằm tăng tốc giảm khí thải. Tuy nhiên, ETA sẽ không phải là một giải pháp thay thế cho các nguồn tài trợ khác và sẽ bị giới hạn về mặt thời gian.
Video đang HOT
Hiện nay, các chương trình mua bán tín chỉ phát thải carbon đang đối mặt với một số chỉ trích và lo ngại cho rằng, nếu không được quản lý tốt, sẽ dễ xảy ra gian lận và chồng lấn trong cách tính. Chương trình này cho phép các công ty được mua lại hạn ngạch carbon và thanh toán trực tiếp cho các nước không sử dụng hết hạn mức carbon được cấp.
Để tránh gian lận, ông Kerry khuyến nghị chỉ cấp phép mua bán hạn ngạch carbon cho những công ty đã đóng cửa hoặc chuyển đổi cơ sở sản xuất nhiên liệu hóa thạch, hay những công ty đang trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh ETA hướng đến cách tiếp cận toàn diện, bao trùm và có thể nhanh chóng được triển khai để thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững phổ quát và hỗ trợ quy trình chuyển đổi năng lượng.
Cùng ngày, Quỹ Rockefeller công bố tuyên bố chung gồm danh sách sơ bộ các thành viên của Nhóm cố vấn cấp cao ETA. Danh sách này sẽ còn được mở rộng trong tương lai.
Indonesia nhận 20 tỷ USD tài trợ để chuyển đổi năng lượng
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia, ông Luhut Binsar Pandjaitan cho biết khoản đầu tư 20 tỷ USD mà Indonesia nhận được theo một thỏa thuận bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), đang diễn ra tại Bali, sẽ được sử dụng để tạo ra một nền kinh tế bền vững cho các thế hệ tương lai.
Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, Indonesia ngày 15/11/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Bali, ông Lulut đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20. Ông nhấn mạnh: "Chúng ta không được hy sinh để phát triển kinh tế, song chúng ta cũng phải xây dựng một nền kinh tế bền vững hơn cho các thế hệ tương lai".
Trước đó, ngày 15/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Mỹ, Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Đầu tư Khí hậu sẽ đầu tư 20 tỷ USD cho quá trình chuyển đổi năng lượng ở Indonesia. Khoản tài trợ này được cung cấp cho Công ty Sarana Multi Infrastruktur (SMI) trong khuôn khổ Hiệp ước Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 tại Indonesia.
Bộ trưởng Luhut cho biết: "Quan hệ đối tác quan trọng này hỗ trợ các mục tiêu của Indonesia, bao gồm huy động 20 tỷ USD nguồn tài chính công và tư nhân ban đầu trong vòng 3 đến 5 năm tới". Ông Luhut nêu rõ là quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, Indonesia có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu đối với đất nước, xã hội và môi trường. Ông nhấn mạnh: "Indonesia đã cam kết hướng tới một nền kinh tế ít thải CO2, trong đó quá trình chuyển đổi năng lượng là chìa khóa", đồng thời cho biết thêm rằng khoản đầu tư nói trên sẽ được sử dụng để giảm khí thải, thúc đẩy năng lượng tái tạo và chuyển giao kiến thức để phát triển công nghệ.
Theo ông Luhut, quá trình chuyển đổi năng lượng cũng có thể giúp tạo ra những việc làm mới thân thiện với môi trường và mang lại lợi ích cho những người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ tình trạng biến đổi khí hậu.
Ông Luhut cũng cam kết trong vòng 6 tháng tới, Chính phủ Indonesia sẽ dẫn đầu soạn thảo một kế hoạch hành động hợp tác nhằm thúc đẩy đầu tư bao trùm cho quá trình chuyển đổi năng lượng tại quốc gia Đông Nam Á này.
Cũng tại họp báo, ông John Morton, Cố vấn khí hậu cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ thông báo trong 6 tháng tới, nhóm của ông sẽ phối hợp với Indonesia phát triển một kế hoạch đầu tư toàn diện. Theo ông Morton, các nỗ lực này được thực hiện nhằm thúc đẩy thế giới đạt được mục tiêu giảm phát thải sớm hơn 7 năm so với kế hoạch trước đó và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Nỗ lực này còn nhằm giúp Indonesia đạt mục tiêu giảm khí thải carbon trong lĩnh vực điện vào năm 2050 - sớm hơn 10 năm so với kế hoạch ban đầu là vào năm 2060.
Tổng thống Biden đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp khí hậu Ông John Kerry, Đặc phái viên của tổng thống Mỹ, cho biết Tổng thống Biden đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu trong bối cảnh thời tiết ở Mỹ diễn biến thất thường. Tình trạng trên nếu được ban bố sẽ mang lại thêm quyền hạn cho Tổng thống Joe Biden để thúc đẩy chương trình nghị sự...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ trưởng Thương mại Mỹ đề cập tới việc công bố hàng loạt thỏa thuận thương mại

Wikipedia yêu cầu xem xét Đạo luật An toàn Trực tuyến của Anh

Hình ảnh đầu tiên về lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại vùng Viễn Đông Nga

Máy bay trực thăng rơi xuống vực sâu, 6 người thiệt mạng

Xe bán tải đâm vào cột điện, 3 người trong một gia đình tử vong thương tâm

Tổng thống Trump dự kiến bãi bỏ quy định kiểm soát chip AI từ thời Biden

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ

Mỹ Latinh hân hoan chào đón tân Giáo hoàng

Hàm ý địa chính trị từ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc

EU ra cảnh báo cứng rắn nếu đàm phán với Mỹ thất bại

Lò lửa Trung Đông bùng cháy trở lại và những hệ lụy tiềm tàng

Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và cơ hội hòa giải từ Mỹ, Nga?
Có thể bạn quan tâm

Trần Hào đuối sức khi kiếm tiền nuôi vợ con
Sao châu á
14:45:09 09/05/2025
Trộn thử kem đánh răng với muối và bất ngờ: Vòi nước cũ mốc bao năm sáng bóng chỉ sau 5 phút chùi nhẹ
Sáng tạo
14:45:00 09/05/2025
Cảnh tượng sốc: Cá bay đầy trời ở vùng biển Caribe, rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra?
Lạ vui
14:44:28 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) tiết lộ quá trình chuẩn bị đầy căng thẳng cho Coachella
Nhạc quốc tế
14:41:36 09/05/2025
Netizen sốc khi biết 2 mỹ nhân cổ trang Việt hot nhất hiện nay hơn nhau 24 tuổi, visual vừa đẹp vừa sang!
Nhạc việt
14:38:09 09/05/2025
Viettel IDC nhận cú đúp giải thưởng an ninh mạng - phát triển bền vững
Thế giới số
14:18:28 09/05/2025
Đi theo thanh niên 19 tuổi, người phụ nữ bị hiếp dâm trong rừng keo
Pháp luật
13:45:50 09/05/2025
Jollibee VN bị kẻ xấu giả danh đi quậy đục nước cõi mạng, 'hàng thật' cảnh báo
Netizen
13:32:16 09/05/2025
3 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân: Được chồng kém 11 tuổi chăm hơn em bé, ngoại hình gây ngạc nhiên khi mang thai lần đầu ở tuổi 46
Sao việt
13:14:07 09/05/2025
Tay đua "sát gái" Met Gala: lộ thái độ sốc khi bị ghép đôi với Rosé, chê ổng eo?
Sao âu mỹ
11:54:15 09/05/2025