Đại biểu đề nghị tăng lương sớm, kiểm soát giá cả thị trường
Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội vào sáng 27/10, đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương cơ sở sớm hơn 6 tháng, bên cạnh đó phải kiềm chế lạm phát, tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng.
Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) cho biết, ngay sau khi Chính phủ trình Quốc hội phương án tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức và người lao động đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và công luận.
Theo ông Thái, lần tăng lương cơ sở này là nỗ lực lớn lao của Chính phủ. “Việc điều chỉnh tăng mức lên cơ sở là thấu tình, đạt lý trong sức chống chịu của nền kinh tế và sức chịu đựng của ngân sách và đây là điều rất đáng trân trọng”, đại biểu cho hay.
Tuy nhiên, để niềm vui của người làm công ăn lương trọn vẹn hơn và nhanh chóng bù đắp trượt giá trầm trọng, Quốc hội và Chính phủ nên thực hiện tăng lương cơ sở sớm hơn dự định 6 tháng, thay vì thực hiện từ 1/7/2023, thì thực hiện ngay từ đầu năm, tức là từ 1/1/2023.
Theo đại biểu Nguyễn Huy Thái, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhận mức lương thấp sẽ không phản ánh đúng giá trị sức lao động đóng góp cho cơ quan, đơn vị.
Tiền lương thấp cũng không đủ bù đắp cho quá trình tái sản xuất giản đơn và chưa thể bù đắp được quá trình đào tạo và tự đào tạo của cán bộ, công chức, viên chức để mà toàn tâm, toàn ý với công việc được giao.
Video đang HOT
“Điều chỉnh tăng mức lương cơ sở và thực hiện cải cách tiền lương là một trong những giải pháp cơ bản để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ khu vực công nghỉ việc”, ông Thái nhấn mạnh.
Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum), đặt vấn đề về tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc có xu hướng gia tăng.
Từ 2020 đến tháng 6/2022, số lượng này lên đến gần 40.000 người, tập trung chủ yếu vào ngành y tế, giáo dục. “Đây là vấn đề đặt ra trong hoạt động quản trị của Chính phủ”, đại biểu Tám nói.
Nguyên nhân của sự chuyển dịch này theo đại biểu Tô Văn Tám đó là tiền lương, thu nhập và môi trường làm việc. Thực tế cho thấy, tiền lương và thu nhập khu vực công thấp hơn nhiều so với khu vực tư. Đặc biệt, lương nhà nước thường phản ứng chậm trước yêu cầu tăng thu nhập bởi không chỉ ràng buộc của quy định pháp lý mà các quy định này thường có độ trễ so thực tiễn, khả năng cân đối ngân sách.
Bấm nút tranh luận, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đồng tình lương là nguyên nhân chính của tình trạng nghỉ việc trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nhưng còn có nhóm nguyên nhân quan trọng liên quan áp lực công việc và môi trường công tác.
Bà Thủy phân tích, hiện các bệnh viện công đều trong tình trạng quá tải, mỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai có 9.000 người đến khám và 4.000 bệnh nhân nội trú. Nhiều bệnh viện, bác sĩ phải có mặt 6h sáng, mỗi ngày khám vài trăm bệnh nhân nên rất áp lực.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho rằng: “Khó gồng gánh nuôi dưỡng đam mê khi áp lực cao nhưng thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, phải đối diện nhiều áp lực trong môi trường làm việc. Vì vậy, cần cải thiện chính sách tiền lương đối với nhân viên y tế”.
Đại biểu Thái Thu Xương (Hậu Giang) cũng quan tâm đến tình hình nhiều cán bộ, công chức, viên chức bỏ việc trong thời gian gần đây, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của dịch COVID- 19, áp lực công việc quá cao, cường độ làm việc quá lớn, nhiều cán bộ phải làm việc hơn 10 tiếng ngày trong môi trường làm việc nguy hiểm, nguy cơ mắc bệnh cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với công chức ngành giáo dục, việc thay đổi phương thức, cách thức làm việc từ trực tiếp sang trực tuyến dẫn đến áp lực công việc quá lớn. Tuy nhiên, sự quan tâm đến hai lực lượng này chưa nhiều, chưa có chính sách đãi ngộ, hỗ trợ tương xứng đối với công sức họ bỏ ra.
Đại biểu kiến nghị Chính phủ cần nhanh chóng có giải pháp căn cơ đối với bài toán thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực y tế, giáo dục để đủ sức phục vụ cho nhân dân. Cử tri, cán bộ công chức, viên chức rất vui mừng khi Chính phủ quyết định trình Quốc hội tăng lương cơ sở, tuy nhiên đề xuất Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu về thời gian tăng lương càng sớm càng tốt.
“Đại đa số ý kiến cán bộ công chức, viên chức đề nghị tăng lương từ 1/1/2023, thay vì 1/7/2023 như phương án Chính phủ trình, nếu tính khoảng cách giữa hai lần tăng lương là 4 năm…”, đại biểu Thái Thu Xương nói.
Bên cạnh tăng lương, đại biểu Thái Thu Xương cho rằng cần kiềm chế lạm phát, tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng, lương tăng một đồng, giá tăng hai đồng. Nếu như thế thì đời sống người dân nói chung và đối tượng yếu thế càng khó khăn hơn.
Đúng lúc gia đình vợ gặp khủng hoảng, chồng tôi ra tay giúp đỡ
Nếu chuyện làm ăn của anh tôi bị thất bại thì bố sẽ ở đâu?
Ảnh minh họa
Đọc bài: "Ngay khi biết tin bố mẹ tôi bán nhà, bố chồng đưa ra đề nghị bất ngờ", tôi thấy trường hợp của mình cũng tương tự tác giả bài viết.
Ngày hôm thứ 5 vừa rồi, bố gọi vợ chồng tôi về họp gia đình. Lúc có mặt đông đủ mọi người, bố nói là tình hình kinh doanh của anh tôi đang gặp nhiều khó khăn. Bố không muốn nhìn thấy sự nghiệp mà ông vất vả cả đời mới có được lại sụp đổ trong tay anh tôi.
Bố nói chỉ có mỗi ngôi nhà là còn giá trị, bố muốn sang tên sổ đỏ cho anh trai tôi để anh ấy vay tiền ngân hàng cứu xưởng sản xuất. Nghe lời bố nói mà tôi bàng hoàng, nếu đưa nhà ra thế chấp vay tiền, rồi lỡ làm ăn không thuận, nhà bị niêm phong thì mọi người sẽ ở đâu.
Tôi khuyên anh trai nên đóng xưởng và đi làm công ăn lương cho gia đình được yên ổn. Bởi từ ngày bố giao xưởng sản xuất cho anh tôi quản lý, toàn thấy nói là thua lỗ, có năm nào thấy anh khoe lãi đâu. Bất ngờ anh tôi nói những năm trước mới vào nghề chưa có kinh nghiệm. Còn bây giờ anh chín chắn hơn và tự tin khẳng định nếu có vốn sẽ vực lại xưởng trong vòng 1 năm.
Không thể ngăn được chuyện làm ăn của bố và anh trai, tôi sợ lần này bố sẽ phải ra khỏi nhà. Tôi quay sang cầu cứu chồng giúp đỡ. Chồng tôi hỏi hiện anh tôi cần bao nhiêu tiền để cứu xưởng sản xuất. Anh nói khoảng 2 tỷ.
Chồng bảo sẽ cho anh tôi vay số tiền đó với điều kiện nếu có lời là phải trả hết trong 2 năm tới. Còn nếu xưởng đóng cửa thì ngôi nhà sẽ thuộc về bố và chúng tôi. Vợ chồng anh trai không có quyền hành gì trong ngôi nhà này nữa. Chúng tôi sẽ để bố ở đến cuối đời trong căn nhà, về sau sẽ do con trai tôi thừa kế. Anh trai tôi tán thành ý kiến của chồng tôi ngay và đã ghi rõ ràng các điều khoản vào bản thỏa thuận.
Lúc ra về tôi đã hỏi chồng tại sao ra tay cứu giúp anh tôi. Chồng bảo anh tôi đã trải qua nhiều thất bại, chồng tôi tin chắc lần này sẽ có cách vực dậy xưởng sản xuất. Chồng cũng không muốn tôi buồn về chuyện người thân nên đã quyết định bỏ tiền ra cho anh trai tôi vay mà không có lời lãi gì. Lời chồng nói khiến tôi cảm động vô cùng. Thế mới biết lấy được một người chồng mà anh ấy coi gia đình vợ như gia đình mình, chăm lo cho người thân của vợ như với anh em ruột thịt, mới đúng là niềm hạnh phúc vô bờ.
Nhiều người trẻ Việt chê ngành học này vì lương thấp, nhưng ở Nhật tuyển dụng rất nhiều Đây là ngành học có nhu cầu nhân lực rất lớn, luôn nằm trong tình trạng thiếu người. Ngành học tưởng "ế ẩm" nhưng thực chất rất khát nhân lực Mới đây, tình hình chung tại các trường đào tạo chuyên ngành điều dưỡng ở TP.HCM đều ghi nhận sự sụt giảm khá mạnh số lượng người đăng ký học ngành điều dưỡng....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu
Có thể bạn quan tâm

Công khai loạt tin nhắn mật của Diddy và bạn gái: Cassie yêu đương vật vã, "ông trùm" nhắn 1 câu gây rùng mình!
Sao âu mỹ
21:32:33 17/05/2025
Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"
Thế giới
21:26:15 17/05/2025
Thông tin hiếm của con trai Hồ Quỳnh Hương: Đoạn ghi âm lộ 1 đặc điểm thừa hưởng từ mẹ!
Sao việt
21:17:24 17/05/2025
Đánh giá đồng hồ thông minh Huawei Watch Fit 4: Phù hợp với ai?
Đồ 2-tek
21:10:12 17/05/2025
Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?
Sao châu á
21:04:45 17/05/2025
Bún – Idol livestream được yêu mến không chỉ vì sắc đẹp mà còn nhờ những hoạt động từ thiện ý nghĩa
Netizen
20:57:34 17/05/2025
Joaquin Phoenix bật khóc tại LHP Cannes
Hậu trường phim
20:55:36 17/05/2025
'Anh già" So Ji Sub tái xuất màn ảnh trong dự án 'khủng' của Netflix
Phim châu á
20:33:08 17/05/2025
Đại tá Công an kể về 8 tiếng tìm kiếm 5 người bị vùi lấp ở dự án thủy điện
Pháp luật
19:50:35 17/05/2025
Hành trình đưa 'Lilo & Stitch' từ hoạt hình bước lên màn ảnh rộng
Phim âu mỹ
19:47:30 17/05/2025