Đại chiến xe tăng thảm khốc nhất lịch sử chiến tranh
Với hơn 1.500 xe tăng lao vào nhau bắn giết tơi bời trong vùng đất chật hẹp, trận chiến vòng cung Kursk cho đến nay được coi là trận đấu xe tăng đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh.
Tái hiện trận đại chiến xe tăng Vòng cung Kursk.
Chiến tranh Thế giới lần hai là cuộc chiến rộng khắp và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến kéo dài 6 năm đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 70 triệu người trên toàn thế giới; kéo theo hàng loạt những phát minh về quân sự như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực… Quyết định cục diện Thế Chiến 2 bao gồm những trận đánh đã đi vào lịch sử với số lượng khổng lồ trang thiết bị vũ khí của các bên tham chiến.
Sau thất bại nặng nề ở Stalingrad vào mùa đông năm 1942-1943, trùm phát xít Đức Adolf Hitler hối thúc các tướng lĩnh mở chiến dịch tấn công mới nhằm thay đổi cục diện Mặt trận phía Đông vốn đang bất lợi cho Đức. Địa điểm tấn công được lựa chọn tại Kursk, mỏm đất nằm cách thủ đô Moscow hơn 500 km về phía nam.
Đây là khu vực vùng đồng bằng với dải đất nhô cao do Liên Xô kiểm soát. Dải đất nhô ra rộng 193 km và dài 144,8 km cho đến khu vực quân Đức kiểm soát.
Quân Đức toan tính dùng 2 mũi tấn công theo hướng bắc nam để có thể cắt rời mỏm đất này khỏi phần lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát. Không may cho quân Đức, chiến lược này đã sớm bị Liên Xô phán đoán và có động thái chuẩn bị trước.
Ngày 17.2.1943, trùm phát xít Hitler trực tiếp bay đến chiến trường để bàn kế hoạch tác chiến với thống chế Erick von Manstein trong 3 ngày. Khu vực này gần nơi chiến sự đến mức một số xe tăng T-34 Liên Xô có thể nã đạn vào sân bay, nơi máy bay chở Hitler hạ cánh.
Bởi vì kế hoạch đã bại lộ, Mainstein muốn tấn công càng sớm càng tốt, thậm chí là ngay từ đầu tháng 3. Nhưng chiến dịch Citadel đã bị trì hoãn bởi Hitler muốn chờ cho tuyết tan hết và và phát xít Đức có thể bổ sung thêm nhiều xe tăng Tiger đến tiền tuyến. Khi đó, Đức chỉ có thể sản xuất 12 chiếc Tiger mỗi tuần.
Xe tăng Tiger 1 với vượt trội hoàn toàn trước xe tăng Mỹ hay Liên Xô ở thời điểm đó.
Xe tăng Tiger được coi là mẫu xe thiết giáp vượt trội ở thời điểm đó. Với giáp trước dày 100 mm, giáp trước tháp pháo dày 120 mm, xe tăng Tiger có thể chống chọi hỏa lực xe tăng Liên Xô và Mỹ ở tầm xa và chỉ chịu khuất phục ở cự ly gần hoặc bị bắn xuyên giáp ở phần hông.
Ngược lại, xe tăng Đức dễ dàng hạ gục xe tăng M4 Sherman của Mỹ hoặc T-34 của Liên Xô từ khoảng cách 1 km hoặc xa hơn bằng một phát đạn trúng đích. Chi phí sản xuất lớn cùng với thời gian chế tạo hoàn chỉnh một chiếc Tiger chính là lý do phát xít Đức không thể hoàn toàn dựa vào sức mạnh của loại xe tăng này để giành chiến thắng trên chiến trường.
Đức đã huy động 900.000 lính, 10.000 khẩu pháo, 2.700 xe tăng và 2.000 máy bay cho chiến dịch tấn công Kursk. Một phần ba sức mạnh quân sự Đức tập hợp ở Kursk. Đơn vị tinh nhuệ nhất cũng sẵn sàng tham chiến.
Trong khi đó, Nga đã có thời gian xây dựng thế trận phòng ngự bất khả xâm phạm tại khu vực này. Ở một số nơi, Liên Xô bố trí hơn 20.000 khẩu pháo, trong đó có hơn 6.000 súng chống tăng 76,2 mm và 920 bệ phóng hỏa tiễn Katyusha.
Ngoài ra, các khẩu pháo và bom xuyên giáp từ các máy bay Shturmovik Ilyushin II-2 cũng là hiểm họa lớn với các xe tăng Đức. Trên mặt đất, Hồng quân Liên Xô đào hơn 4.828 km chiến hào, bố trí hơn nửa triệu mìn chống tăng và gần 440.000 mìn chống bộ binh để cản bước quân Đức. Một số khu vực còn gắn dây thép gai dẫn điện và súng phun lửa tự động.
Đại chiến xe tăng
Trong bối cảnh hai bên ráo riết chuẩn bị cho trận chiến ở Kursk, lực lượng Liên Xô đã bắt được một số tù binh Đức. Từ lời khai rằng quân Đức sẽ tấn công vào ngày 5.7, Liên Xô đã mở đợt tấn công phủ đầu ngay từ 2 giờ sáng bằng hỏa lực pháo binh và hỏa tiễn Katyusha.
Video đang HOT
Quân Đức toan tính dùng 2 mũi tấn công theo hướng bắc nam.
Điều này có tác động mạnh mẽ đến ý chí chiến đấu của quân Đức bởi rõ ràng là kế hoạch đã bại lộ. Sau gần 2 giờ phải hứng chịu pháo kích, quân Đức mới có thể tổ chức lại đội hình chiến đấu.
4h30 sáng ngày 5.7, quân Đức bắt đầu tấn công với hỏa lực pháo binh. Mũi tấn công chính bao gồm các xe tăng hạng nặng đi tuyến đầu, được hỗ trợ bằng xe tăng hạng trung và bộ binh phía sau. Quân Đức cố gắng phá vỡ phòng tuyến Liên Xô 4 lần, giành được 9,65 km đất trong 24 giờ giao tranh đầu tiên, nhưng phải trả giá bằng 25.000 lính thương vong, 200 xe tăng và pháo tự hành cùng 200 máy bay bị phá hủy.
Kịch bản tương tự diễn ra vài ngày sau đó. Cuộc tấn công dữ dội của quân Đức bị giáng trả bằng hỏa lực mạnh không kém từ Liên Xô. Đến ngày 10.7, quân đoàn số 9 của phát xít Đức đã thiệt hại tới hai phần ba xe tăng. Ngay cả xe tăng hiện đại nhất như Tiger cũng trở thành nạn nhân của vũ khí chống tăng Liên Xô.
Các chỉ huy Nga nhanh chóng nhận ra để hạ gục xe tăng Tiger, Liên Xô cần phải tấn công vào phần giáp hai bên, vốn mỏng hơn và dễ bị tấn công hơn.
Trận đấu xe tăng khốc liệt nhất bắt đầu diễn ra ngày 12.7 gần Prokhorovka, khi lực lượng tăng thiết giáp hai bên tử chiến cho trận quyết đấu hủy diệt lẫn nhau.
Theo một số tư liệu, đội hình xe tăng hai bên lên tới tổng cộng 1.500 chiếc (800 xe tăng Liên Xô và 700 xe tăng Đức) rải trên chiến trường chỉ dài 20 km.
Nhớ lại ngày chiến đấu đẫm máu hôm đó, người hùng Liên Xô Evgeny Shkurdalov nói: “Các đội hình chiến đấu xáo trộn vào với nhau. Xe tăng bị trúng phát đạn chí mạng nổ tung ngay khi đang lao đi với tốc độ cao. Tháp pháo bị thổi bay vào không khí. Loạt pháo đồng loạt khai hỏa tạo nên tiếng gầm đinh tai nhức óc”.
Quân Liên Xô và xe tăng T-34 tấn công vào đội hình phát xít Đức trong trận Kursk.
“Có lúc khói bốc lên dày đặc khiến cho những người lính Liên Xô chỉ phân biệt được xe tăng Đức nhờ cái bóng. Nhiều lính xe tăng bị thiêu cháy cố gắng nhảy ra khỏi xe tăng và lăn lộn trên mặt đất”, ông Shkurdalov nói thêm.
Hàng ngàn lệnh chỉ huy qua radio bằng 2 thứ tiếng Nga và Đức, chứa đựng cả những lời chửi rủa và tràn ngập lòng hận thù đến độ người ta có cảm giác như vậy cũng đủ để giết chết người.
Có những lúc xe tăng hai bên chỉ đơn giản húc thẳng vào nhau, lao đè lên nhau. Mọi thứ đều bốc cháy. Chưa từng có điều gì như thế này xảy ra trong lịch sử loài người”, cựu binh Abram Ekhilevsky nhớ lại những khoảnh khắc khủng khiếp ở Prokhorovka.
Chỉ riêng ngày 12/7 đó, hai phe đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều người lính đã bị thiêu sống trong chiến xa hoặc đơn giản là tan xác hoàn toàn sau khi trúng phải những loạt đạn pháo.
Cho đến khi đêm xuống, quân Đức không đạt được bất cứ bước tiến đột phá nào. Phát xít Đức tổn thất 350 xe tăng và 10.000 binh sĩ. Sư đoàn Panzer số hai của Đức cũng bị tổn thất nặng nề do bị quân đoàn tăng số hai của Liên Xô phản công ở phía nam Prokhorovka.
Liên Xô phản công
Quân Đức chỉ cầm cự được đến đêm ngày 17.7. Bởi Hitler quyết định hủy Chiến dịch Citadel sau khi lực lượng Anh-Mỹ đổ bộ lên Sicily (Italy). Toàn bộ đơn vị xe tăng Panzer tinh nhuệ được rút về Italy.
Xe tăng Đức bị phá hủy trong trận Vòng cung Kursk.
Cho đến ngày 23.7, quân Đức không còn nhuệ khí chiến đấu và bị đẩy lùi về đúng nơi bắt đầu phát động chiến dịch. Thế chủ động trên chiến trường thuộc về Liên Xô và quân Đức buộc phải rút lui. Ước tính trong trận đấu tăng ở Provkhorovka, Liên Xô mất 500 xe tăng và pháo tự hành.
Diễn biến tương tự cũng diễn ra ở mặt trận phía nam, Liên Xô với quân số vượt trội đã chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài ở thành phố Kharkov. Ngày 23.8, thành phố này được giải phóng, đánh dấu chấm hết cho trận chiến ở Kursk.
Với thất bại sau trận chiến Kursk, phát xít Đức không đạt được mục tiêu và chịu thiệt hại hết sức nặng nề. 500.000 quân thương vong, 1.500 xe tăng, 3.000 khẩu pháo và 3.700 máy bay bị bắn hạ hoặc phá hủy trong chiến dịch. Ngoài ra, phát xít Đức phải rút lui thêm về phía Tây hàng trăm km.
Đây là lần cuối cùng Đức phát động cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga ở Mặt trận phía Đông. Sau trận chiến này, quân Đức chỉ còn ở thế phòng ngự, kết hợp một số trận phản công nhỏ và hầu hết đều thất bại cho đến khi đầu hàng lực lượng đồng minh vào tháng 5.1945.
Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt)
Hỏa lực tàu sân bay Nga đủ diệt cả nhóm tàu chiến Mỹ
Ít người biết rằng tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov duy nhất của Nga được trang bị hỏa lực cực mạnh, đủ sức hủy diệt cả nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trong chớp nhoáng.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga nhìn từ trên cao.
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, hải quân Nga áp dụng triết lý chế tạo các tàu chiến cỡ lớn, đe dọa khả năng hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Triết lý này đang dần thay đổi trong cán cân sức mạnh quân sự ngày nay.
Các tàu sân bay lớp Kiev ra đời ở Liên Xô trong những năm 1970 với tính năng "lai tạp" giữa tàu tuần dương tên lửa hạng nặng và tàu sân bay, trực thăng. Lớp Kiev chính là nền tảng để Liên Xô phát triển tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov trong những năm 1980 và vẫn còn hoạt động cho đến tận ngày nay.
Tàu sân bay Kuznetsov hoàn toàn khác biệt, không giống với bất kỳ một tàu sân bay nào khác trên thế giới. Hải quân Nga phân loại Kuznetsov là tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay (phương Tây vẫn xếp là tàu sân bay) vì nó được trang bị kho vũ khí tầm cỡ khổng lồ, có sức hủy diệt vô cùng khủng khiếp và có thể độc lập tác chiến.
Góc nhìn trên boong tàu sân bay Kuznetsov.
Đô đốc Kuznetsov được trang bị 24 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn 3K95 Kinzhal. Mỗi bệ phóng có tới 8 tên lửa sẵn sàng chiến đấu, tương đương 192 quả tên lửa, tầm bắn 12 km.
Kết hợp với đó là 8 tổ hợp pháo/tên lửa CIWS Kortis (Kashtan), gồm 8 quả tên lửa 9M311 và 2 pháo nòng xoay 30mm GSh-6-30 mỗi tổ hợp. Ngoài ra, 6 tổ hợp pháo phòng không cực nhanh AK-630 30mm là chốt chặn cuối cùng, đảm bảo tiêu diệt mọi mục tiêu trên bầu trời muốn "tiếp cận" Kuznetsov.
Đô đốc Kuznetsov thậm chí còn đóng vai trò tác chiến chống ngầm với 2 tổ hợp rocket săn ngầm chống ngư lôi RBU-12000 UDAV-1, tầm hoạt động 12 km và tối đa 60 đạn rocket. Gần đây, Mỹ mới bắt đầu nghiên cứu khả năng chống ngầm cho các tàu sân bay.
12 bệ phóng trang bị tên lửa chống hạm P-700 Granit.
Tất cả các trang thiết bị vũ khí này khá ấn tượng, nhưng mới chỉ dừng lại ở khả năng phòng thủ. "Nắm đấm thép" của tàu sân bay Kuznetsov bao gồm 12 quả tên lửa siêu thanh chống hạm P-700 Granit nằm ngay dưới boong tàu. Tên lửa Granit (NATO gọi là SS-N-19 Shipwreck) có tầm bắn hơn 400 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thường.
Loại tên lửa phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh này giúp Đô đốc Kuznetsov tấn công phủ đầu nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trước khi tàu chiến Mỹ đưa tàu sân bay Nga vào tầm ngắm. Trên thực tế, các tên lửa Granit có thể phóng theo loạt để tăng cường khả năng tiêu diệt mục tiêu, đạt tốc độ tối đa 3.000 km/giờ.
Ngày nay, tên lửa Granit vẫn là thứ vũ khí đáng gờm mà Mỹ không có loại vũ khí đối trọng. Các tên lửa Granit sau khi rời bệ phóng có thể tự hoạt động và chia sẻ thông tin dữ liệu với nhau. Một tên lửa ở tầm cao hơn sẽ đóng vai trò phân tích và ra lệnh cho nhóm các tên lửa còn lại lao đến mục tiêu hoặc nhiều mục tiêu để đảm bảo khả năng tiêu diệt ở mức cao nhất.
Tên lửa Granit được đưa lên tàu ngầm hạt nhân Oscar.
Nếu như quả tên lửa dẫn đầu bị đánh chặn thì một tên lửa khác sẽ tự động thay thế. Trên lý thuyết, các hệ thống phòng thủ tầm gần của tàu chiến Mỹ không đủ thời gian để kịp xử lý và đánh chặn khi tên lửa Granit đạt đến tốc độ siêu thanh.
Hạm đội Nga nếu kết hợp đồng thời Đô đốc Kuznetsov, tàu tuần dương hạng nặng Kirov, 5 tàu ngầm hạt nhân Oscar sẽ tạo nên một nhóm chiến đấu đáng gờm với bất kỳ tàu chiến Mỹ nào.
Nếu nhìn từ bên ngoài, Đô đốc Kuznetsov trông giống như tàu sân bay thông thường. Các ống phóng tên lửa cỡ lớn nằm ngay giữa hai đường băng phóng máy bay. Sau khi kích hoạt tên lửa, ống phóng sẽ nhanh chóng đóng lại và "biến mất" khỏi tầm nhìn.
Tàu sân bay Kuznetsov phóng thử tên lửa Granit.
Đó có lẽ là thiết kế độc đáo nhất mà các kỹ sư Liên Xô từng phát triển thành công. Điều này giúp Đô đốc Kuznetsov đủ khoảng trống để mang theo số máy bay, vũ khí và nhiên liệu tới 30 tấn.
Trong vòng một thập kỷ qua, giới phân tích quân sự phương Tây đồn đoán rằng 12 ống phóng tên lửa Granit có thể sẽ được loại bỏ khỏi tàu sân bay Kuznetsov. Nếu đúng, khu vực phía dưới boong tàu sẽ có thêm chỗ trống cho các máy bay MiG-29KR và trực thăng tấn công KA-52K.
Trong giai đoạn nâng cấp năm 2017-2018, tàu sân bay Kuznetsov có thể được cải tiến, giảm bớt khả năng chiến đấu để tăng cường năng lực theo đúng nghĩa là tàu sân bay.
Chiến đấu cơ Su-33 cất giữ bên trong tàu sân bay Kuznetsov.
Đáng tiếc rằng trong những năm gần đây, người ta nhớ đến tàu sân bay Nga với vô số trục trặc hơn là một khí tài quân sự đáng gờm. Trong chuyến hành quân qua eo biển Anh mới đây, truyền thông London chế nhạo Đô đốc Kuznetsov tạo ra cột khói đen mù mịt trông như con tàu từ thời cổ xưa.
Mỗi khi ra biển, tàu sân bay Kuznetsov cần đến tàu kéo đề phòng trường hợp trục trặc nồi hơi. Nga có kế hoạch tiếp tục biên chế tàu Kuznetsov trong vòng một thập kỷ tới trước khi Moscow có thể đóng mới các tàu sân bay đầu tiên trong thế kỷ 21.
Hiện tại, thế giới sẽ chú ý dõi theo tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, trong sứ mệnh chiến đấu mới nhất ngoài khơi bờ biển Syria.
Theo Đăng Nguyễn - The Drive (Dân Việt)
Mỹ: 900 phiến quân IS bị tiêu diệt ở Mosul Lực lượng an ninh Iraq đã tiêu diệt 900 phiến quân IS từ khi họ bắt đầu chiến dịch tái chiếm thành phố Mosul. Chiến sự đang diễn ra ác liệt ở ngoại ô thành phố Mosul. Khoảng 25.000 binh sĩ Iraq đang tham gia chiến dịch tấn công từ phía nam, đông và bắc để giải phóng thành phố Mosul khỏi tay...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Uganda ngừng cấp phát lương thực cho một triệu người tị nạn do thiếu hụt viện trợ quốc tế

Mỹ thay người đứng đầu Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang

Hãng hàng không lớn thứ hai của Canada tạm dừng nhiều tuyến bay đến Mỹ

Tiết lộ về đội cận vệ Thụy Sĩ, lực lượng bảo vệ Vatican suốt 500 năm qua

Yếu tố khiến giới quân sự toàn cầu quan tâm 'giải mã' không chiến Ấn Độ-Pakistan

Phó Tổng thống Vance: Xung đột Ấn Độ - Pakistan không phải là việc của Mỹ

Bộ trưởng Thương mại Mỹ đề cập tới việc công bố hàng loạt thỏa thuận thương mại

Wikipedia yêu cầu xem xét Đạo luật An toàn Trực tuyến của Anh

Máy bay trực thăng rơi xuống vực sâu, 6 người thiệt mạng

Xe bán tải đâm vào cột điện, 3 người trong một gia đình tử vong thương tâm

Tổng thống Trump dự kiến bãi bỏ quy định kiểm soát chip AI từ thời Biden

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Lôi ra loạt váy vóc trong vali của cụ ông U80 "phượt" xe máy từ Nghệ An vào TP.HCM: Có lý do đặc biệt
Netizen
16:21:10 09/05/2025
Lời khai kẻ cầm đầu nhóm 'cắt đá tìm ngọc', giao dịch hàng trăm tỷ
Pháp luật
16:11:54 09/05/2025
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất
Xe máy
16:04:59 09/05/2025
Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất
Tin nổi bật
16:03:20 09/05/2025
Rashford bắt đầu đàm phán với Barca
Sao thể thao
16:02:19 09/05/2025
Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng
Thế giới số
15:53:03 09/05/2025
Trailer Squid Game 3: Người chơi 222 sinh con, tất cả bỏ mạng, chỉ 1 thứ tồn tại
Phim châu á
15:49:03 09/05/2025
Siêu xe điện đầu tiên của Ferrari lỡ hẹn
Ôtô
15:46:25 09/05/2025
Đi làm, đi học đều đẹp dịu dàng, sang trọng với váy họa tiết
Thời trang
15:44:15 09/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi được Miss World ưu ái, độ hot chỉ xếp sau đối thủ đặc biệt này
Sao việt
15:43:24 09/05/2025