Đại diện VKS: Bị cáo Trương Mỹ Lan coi SCB là nơi giữ tiền, lúc cần thì rút
Đối đáp lại lời bào chữa của luật sư, đại diện VKS giữ nguyên nhận định bị cáo Trương Mỹ Lan coi SCB như một công cụ tài chính, là nơi giữ tiền, bất cứ lúc nào cần thì chỉ đạo các nhân viên thực hiện việc rút tiền.
Sáng ngày 1/4, phiên xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần đối đáp của đại diện VKS đối với quan điểm tranh luận của luật sư bào chữa, các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ trong đại án Vạn Thịnh Phát.
Đại diện VKS đánh giá, phần lớn bị cáo thành khẩn, ăn năn hối cải, nhưng một số luật sư trong phần tranh luận chưa thật sự nghiêm túc, luận cứ đưa ra không bám sát diễn biến của phiên tòa, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bị cáo. Một số luật sư sử dụng từ ngữ mang tính nhận định thiếu căn cứ.
Về quan điểm của luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng bị cáo không phải chủ thể của tội danh “ Tham ô tài sản”, đại diện VKS cho rằng, mặc dù bị cáo Lan không phải là thành viên HĐQT của Ngân hàng SCB, nhưng nhận định đánh giá của luật sư đưa ra không đúng Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, tài liệu thu thập được và kết quả thẩm tra tại tòa.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Thanh Phương
Pháp luật nêu rõ SCB thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoạt động theo pháp luật, đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần, thành phần gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết.
HĐQT chỉ là cơ quan quản lý công ty do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Luật sư cho rằng HĐQT mới là cơ quan quản lý cao nhất tại SCB là chưa đúng quy định của pháp luật.
Cáo trạng kết luận bị cáo Trương Mỹ Lan có quyền hạn chi phối, điều hành mọi hoạt động của SCB là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Tài liệu điều tra khẳng dịnh rất rõ Trương Mỹ Lan là người chi phối, sở hữu phần lớn cổ phiếu của SCB (91,5%).
Bản sao kê biến động cổ đông do Tạ Chiêu Trung lập tới tháng 6/2022 và tại tòa, bị cáo Trung khai đã được giao theo dõi cổ phần SCB thuộc sở hữu của bị cáo Lan và các cổ phần liên quan đến bị cáo Lan.
Video đang HOT
Tại CQĐT, bị cáo Lan khai nhận vận động người thân, bạn bè mua cổ phần trước khi sáp nhập 3 ngân hàng để đạt 65%, sau đó tiếp tục tăng cổ phần lên.
Về mặt giấy tờ, bị cáo Lan không quản lý tài sản của SCB nhưng bị cáo nắm quyền chi phối tuyệt đối nên có quyền bầu, miễn nhiệm thành viên SCB. Từ đó, bị cáo bổ nhiệm các vị trí chủ chốt, hỗ trợ cho mình để chiếm đoạt tiền của SCB.
Về cáo buộc bà Trương Mỹ Lan là chủ mưu, cầm đầu, VKS giữ nguyên nhận định bị cáo coi SCB như một công cụ tài chính, là nơi giữ tiền, bất cứ lúc nào cần thì chỉ đạo các nhân viên thực hiện việc rút tiền.
Về việc các luật sư đề nghị làm rõ việc 5 công ty nước ngoài mua cổ phẩn của SCB không làm thay đổi việc bà Trương Mỹ Lan nắm quyền chi phối đối với số cổ phần này.
Vì vậy, đại diện VKS khẳng định, có đủ cơ sở xác định bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ thể tội “Tham ô tài sản”.
Về việc thành lập hàng nghìn công ty “ma”, theo đại diện VKS, bị cáo Lan đã chỉ đạo thành lập các công ty không có hoạt động thật, đứng tên khoản vay, sử dụng để các bị cáo giải quỹ, che giấu cắt đứt dòng tiền.
Đại diện VKS cho rằng, các luật sư của bị cáo nói công ty “ma” không liên quan bà Lan là lập luận không có căn cứ.
Việc bà Trương Mỹ Lan đổ tội cho các nhân viên SCB liên hệ với bị cáo Nguyễn Phương Anh tự tạo lập hồ sơ khống, thể hiện sự ngoan cố của bị cáo.
Bị cáo Lan khai nhận trong quá trình điều tra, các tài sản đảm bảo thường không đủ để đảm bảo khoản vay nên phải nâng khống giá trị đảm bảo. Theo đại diện VKS, việc bị cáo đưa các tài sản vào SCB là phương thức, thủ đoạn để hợp thức việc rút tiền ra khỏi SCB.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Thanh Phương
Bị cáo Trương Mỹ Lan và luật sư trình bày, bị cáo chỉ là người bảo trợ cho ngân hàng, cho ngân hàng mượn tài sản, huy động người thân, bạn bè ở nước ngoài mượn tiền.
Tuy nhiên, theo đại diện VKS, bị cáo chưa bao giờ cho mượn tài sản mà đưa tài sản vào để hợp thức khoản vay rồi lấy tiền đó đi mua bất động sản. Có 1.196 bất động sản liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan bị kê biên và bị cáo thừa nhận, số bất động sản này nhờ người khác đứng tên, giao cho nhân viên quản lý.
Đối với việc huy động người thân chuyển tiền từ nước ngoài về, cơ quan công tố xác định, năm 2022 Công ty An Đông nhận 545 triệu USD từ nước ngoài chuyển về. Sau đó, Công ty An Đông chuyển số tiền đi lòng vòng và trả nợ, rút tiền mặt đưa cho bị cáo Trương Mỹ Lan hơn 1.000 tỷ đồng.
Bị cáo Lan đã dùng số tiền này để giải chấp một số tài sản và tiếp đó dùng chính số tài sản này để vay 5.000 tỷ đồng. Bị cáo đã dùng thủ đoạn trả số tiền nhỏ để trả nợ cho các khoản vay cũ, SCB chỉ thực thu được hơn 5.000 tỷ đồng từ nước ngoài chuyển về.
Theo đại diện VKS, kết quả điều tra đã làm rõ hành vi chiếm đoạt tiền của SCB. Ngoài chỉ đạo hợp thức hồ sơ, chuyển khoản, dùng thủ đoạn cắt đứt dòng tiền, bị cáo Trương Mỹ Lan rút tiền của SCB bất cứ lúc nào cần. Bị cáo đã rút hơn 108 nghìn tỷ đồng, 14,7 triệu USD về nhà bị cáo, sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Làm công ăn lương nhưng vẫn giúp bà Trương Mỹ Lan rút hàng trăm ngàn tỷ đồng
Chiều 7/3, HĐXX TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét hỏi, làm rõ hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền, gây thiệt hại cho SCB lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng của các bị cáo thuộc các phòng nghiệp vụ, lãnh đạo các chi nhánh Ngân hàng SCB, các công ty "ma".
Các bị cáo Bùi Nhân, Diệp Bảo Châu, Đỗ Phú Huy, Mai Hồng Chín, Lưu Chấn Nguyên, Khổng Minh Thế... nguyên là các cán bộ đứng đầu một số phòng nghiệp vụ, chi nhánh thuộc Ngân hàng SCB. Cũng như các bị cáo nguyên là cán bộ cấp cao (Chủ tịch, phó chủ tịch, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc...) Ngân hàng SCB, các bị cáo này đều thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Mặc dù thừa nhận đã có hành vi giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan rút tiền, nhưng các bị cáo đều cho rằng chỉ là những người làm công ăn lương và không hưởng lợi gì từ Chủ tịch Vạn Thịnh Phát.
Bị cáo Uông Văn Ngọc Ẩn trả lời HĐXX
Bị cáo Nguyễn Cửu Tính (cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) từng là lãnh đạo nhiều đơn vị của SCB như: Giám đốc Chi nhánh Cống Quỳnh, Giám đốc Vùng 3, Giám đốc Khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân trước khi trở thành Phó tổng Giám đốc Ngân hàng SCB. Với vị trí và chức năng của mình, từ ngày 14/11/2013 đến ngày 1/12/2021, Nguyễn Cửu Tính đã ký các văn bản, đồng ý cho 291 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc "hệ sinh thái" Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với 372 khoản vay tại Ngân hàng SCB, dù biết các khoản vay trên là hợp thức hồ sơ, giải ngân, rút tiền để nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng trái phương án vay. Hành vi của Nguyễn Cửu Tính đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền, gây thiệt hại cho SCB 205.955 tỷ đồng...
Một số bị cáo trong đó có bị cáo Nguyễn Phi Long và Đặng Quang Nguyên làm việc tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát từ năm 2019, được giao nhiều vị trí, nhiệm vụ khác nhau trong các Công ty Diamond Capital, Công ty Alpha King; trong đó Đặng Quang Nguyên làm việc dưới sự quản lý, chỉ đạo của Trương Huệ Vân.
Năm 2021, Trương Mỹ Lan mua lại Công ty CP Lavifood từ ông Lê Thành để hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp và giao cho Trương Huệ Vân quản lý, điều hành thông qua Nguyễn Phi Long, Tổng giám đốc (được cho đứng tên sở hữu 31% cổ phần) và Đặng Quang Nguyên, Phó tổng giám đốc Công ty CP Lavifood. Quá trình hoạt động, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Vân sử dụng pháp nhân Công ty CP Lavifood vay vốn tại Ngân hàng SCB để phục vụ mục đích kinh doanh và trả nợ vay tại các ngân hàng khác.
Thực hiện chỉ đạo của Vân, Nguyễn Phi Long đã chỉ đạo Đặng Quang Nguyên thành lập, quản lý 26 Công ty "ma" để chuyển thủ tục sang Ngân hàng SCB lập hồ sơ vay vốn khống. Đồng thời, Nguyễn Phi Long đã chỉ đạo Lê Văn Nhân, là nhân viên Công ty Lavifood thành lập 26 công ty khác để Long sử dụng, lập hồ sơ vay khống tại Ngân hàng SCB. Long đã đại diện Công ty Cổ phần Lavifood ký thỏa thuận sẽ trả nợ cho các công ty do Nhân thành lập.
Theo chỉ đạo của Trương Huệ Vân, Nguyễn Phi Long và Đặng Quang Nguyên (Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc Công ty CP Lavifood) đã tạo lập hồ sơ vay vốn khống, trái pháp luật về hoạt động ngân hàng, rút tiền để Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân sử dụng.
Tại tòa, Nguyễn Phi Long khai rằng không biết rõ mục đích chiếm đoạt và việc sử dụng tiền của Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân... Tuy nhiên, hành vi giúp sức của 2 bị cáo Long và Nguyên gây thiệt hại không nhỏ cho SCB. Cả hai bị cáo bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" là có căn cứ.
Bị cáo Uông Văn Ngọc Ẩn (cựu Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) cũng thừa nhận hành vi sai phạm như cáo trạng truy tố, nhưng bị cáo chỉ xin trình bày một vài ý mà bị cáo cho rằng cáo trạng nói chưa rõ. Sau khi Chủ tọa phiên tòa phân tích thì bị cáo lần nữa thừa nhận hành vi sai phạm của mình...
Quá trình xét xử, các bị cáo Đinh Văn Thành, Trầm Thích Tồn, Nguyễn Thị Thu Sương, hiện đang bỏ trốn, HĐXX đã nêu hành vi sai pham và đề nghị luật sư bảo vệ quyền lợi có thể bào chữa cho các bị cáo trong quá trình tranh tụng.
Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Trương Mỹ Lan và bị cáo Chu Lập Cơ, thông qua luật sư đề nghị HĐXX cho phép con gái của 2 bị cáo là Chu Diệp Phấn cùng cháu của mình gặp gỡ một số người đang thiếu tiền, giữ tiền của bị cáo Trương Mỹ Lan, để bị cáo thu hồi khắc phục hậu quả trong vụ án. Chủ tọa HĐXX yêu cầu các bị cáo lập danh sách cụ thể để cơ quan chức năng hỗ trợ.
Bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị con gái gặp một số người để thu hồi tài sản Tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan xin HĐXX cho con gái là Chu Diệp Phấn cùng cháu của mình gặp gỡ một số người đang thiếu tiền, giữ tiền của bị cáo, để thu hồi khắc phục hậu quả trong vụ án. Sau giờ giải lao phiên tòa buổi sáng, và trước khi phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn, HĐXX thông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

2 ngày sau vụ sát hại người phụ nữ, phát hiện thi thể nghi phạm trên sông Hồng

Công an xã khống chế đối tượng dùng dao uy hiếp người đi đường

Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ AISVN bị khởi tố, bắt tạm giam

Bắt quả tang 9 đối tượng khai thác trái phép cát trên sông Hậu

Phát hiện thi thể đối tượng sát hại người phụ nữ ở Vĩnh Phúc

Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại

Chiêu trò trục lợi qua công ty "ma"

Loạt cán bộ "dính chàm" vụ biến đất công thành tư ở Vũng Tàu

Tạm giữ người đàn ông tát cô giáo tới tấp, đẩy ra đứng dưới mưa

Người đàn ông bị phạt 10 triệu đồng vì bạo hành con ruột

Lý do khiến Hậu "Pháo" chi 75,6 tỷ đồng cho Huyện ủy Mang Thít

Rao bán nhà xưởng, sắt thép "ảo" trên mạng chiếm đoạt tiền tỷ
Có thể bạn quan tâm

Vòng Tay Nắng: vượt doanh thu "Thám tử Kiên", nhưng là bước lùi của Lý Hải?
Hậu trường phim
13:37:32 01/05/2025
Honda Vario 160 Repsol bản đặc biệt về Việt Nam có giá trên 100 triệu
Xe máy
13:09:15 01/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Bố Phỏm là doanh nhân thành đạt
Phim việt
13:06:32 01/05/2025
Bảng giá xe Jeep tháng 5/2025: Cái tên nào đắt nhất?
Ôtô
13:06:31 01/05/2025
Thunderbolts*: Phim siêu anh hùng điên rồ và dị biệt nhất vũ trụ điện ảnh Marvel
Phim âu mỹ
12:56:15 01/05/2025
8 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng 'mất tác dụng'
Làm đẹp
12:54:01 01/05/2025
10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025
Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ
Ẩm thực
11:42:39 01/05/2025
Hồ Ngọc Hà "hét giá" cát-xê tiền tỷ, Noo Phước Thịnh chỉ biết cười trừ
Nhạc việt
11:24:06 01/05/2025