Đại dương không còn có thể bảo vệ nước Mỹ?
Chiến lược an ninh quốc gia hàng thế kỷ của Mỹ, dựa vào sự bảo vệ của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đang bị xáo trộn bởi những loại vũ khí có khả năng chinh phục những khoảng cách rộng lớn này.
Tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo vệ tinh Satria-1 của Indonesia rời bệ phóng tại Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ. Ảnh: AP/TTXVN
Sự phát triển của công nghệ không gian và mạng trên toàn thế giới đang làm tăng nguy cơ chiến tranh – hoặc ít nhất là những hiệu ứng lan tỏa của nó – tiến đến “ngưỡng cửa” nước Mỹ, theo trang tin Axios.com.
Chiến lược an ninh quốc gia hàng thế kỷ của Mỹ, dựa vào sự bảo vệ của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đang bị xáo trộn bởi những loại vũ khí có khả năng chinh phục những khoảng cách rộng lớn này.
Mỹ từ lâu đã có lợi thế về không gian và không gian mạng, nhưng Trung Quốc và các cường quốc khác đang thu hẹp khoảng cách đó. Một cuộc cạnh tranh không gian toàn cầu đang diễn ra ngày càng gay gắt.
Kỷ lục là hơn 2.800 vệ tinh và tàu vũ trụ đã được phóng vào năm 2023. Trong khi phần lớn được cho là do Mỹ và khu vực thương mại đang bùng nổ của nước này thực hiện, số lượng của Trung Quốc và châu Âu đang gia tăng nhanh chóng.
Cả Trung Quốc và Nga đều đã có những bước tiến trong việc phát triển vũ khí không gian có thể tiêu diệt các vệ tinh cần thiết cho việc điều hướng, chụp ảnh, định vị và liên lạc.
Một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc đầu năm nay đã cảnh báo về nỗ lực của Nga nhằm đưa thiết bị hạt nhân vào không gian.
Todd Harrison, một thành viên cao cấp tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho biết: “Tôi có thể nói rằng Trung Quốc đang đi trước chúng tôi rất nhiều. Họ có đầy đủ khả năng chống vệ tinh trong không gian, cũng như Nga. Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức trong không gian”.
Về phần mình, Hans Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, cho biết trong khi các thành viên Quốc hội Mỹ hạ thấp tính cấp bách của nguy cơ này thì một vũ khí chống vệ tinh được đặt trên quỹ đạo quanh Trái đất sẽ gây ra thách thức đáng kể cho các vệ tinh chỉ huy và kiểm soát hạt nhân của Mỹ. Mỹ dựa vào những vệ tinh như vậy – mà ông Kristensen gọi là “thiết yếu” – để đảm bảo quyền kiểm soát liên tục, liền mạch đối với kho vũ khí hạt nhân của mình.
Video đang HOT
Về lĩnh vực mạng, chỉ huy Bộ Tư lệnh Mạng Mỹ, Tướng Paul M. Nakasone cho biết, thách thức mạng do Trung Quốc đặt ra không giống bất kỳ thách thức nào mà Mỹ và các đồng minh từng phải đối mặt.
Phát biểu trong cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ hồi tháng 2 vừa qua, ông Nakasone nói rằng: “Những đối tượng tấn công mạng ở Trung Quốc đã sử dụng phần mềm độc hại để gây nguy hiểm cho cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ như hệ thống cung cấp nước, điện và nhiên liệu cho công dân Mỹ. Những nỗ lực đó nhằm cung cấp các lựa chọn phản ứng cho phía Trung Quốc khi gặp khủng hoảng hoặc xung đột”. Tướng Nakasone đã nghỉ hưu sau đó.
Chi tiêu của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã làm sáng tỏ đánh giá của họ. Kế hoạch ngân sách năm tài chính 2025 của Bộ này gồm 14,5 tỷ USD cho lĩnh vực mạng, nhiều hơn khoảng 1 tỷ USD so với yêu cầu trước đây của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Về ngân sách cho lượng lực không gian là 29,4 tỷ USD – giảm nhẹ nhưng vẫn gấp đôi ngân sách năm tài khóa 2021. Một khoản ít hơn là 19 tỷ USD được dành cho nghiên cứu và phát triển, bao gồm cảnh báo và theo dõi tên lửa cũng như điều phối chiến tranh hạt nhân.
“Chiến tranh đã lan sang miền không gian và miền mạng trong nhiều thập kỷ. Vấn đề là chúng được nhìn nhận trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về chiến tranh, với tư cách là một vấn đề xã hội”, Benjamin Jensen, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết, lưu ý sự cạnh tranh trong những môi trường này đang nóng lên và lợi thế của Mỹ đang suy yếu.
Giải mã về 'thỏa thuận lớn' giữa Mỹ và Saudi Arabia liên quan đến Israel và Gaza
Thỏa thuận lớn của Mỹ gồm 3 thành phần, sẽ gắn kết tương lai của Saudi Arabia, Israel và một nhà nước Palestine độc lập.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan (phải) trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Riyadh ngày 29/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 4/5, các quan chức Mỹ cho biết nước này và Saudi Arabia đang hoàn thiện các chi tiết của một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường thương mại và quốc phòng song phương - nhưng sẽ không trọn vẹn nếu Saudi Arabia và Israel không thiết lập quan hệ ngoại giao.
Một hiệp ước phòng thủ sẽ củng cố liên minh an ninh kéo dài 7 thập kỷ giữa Saudi Arabia và Mỹ, đồng thời gắn kết họ gần nhau hơn bao giờ hết khi các đối thủ cạnh tranh của Mỹ như Iran, Nga và Trung Quốc tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ lâu đã tìm kiếm mối quan hệ với Saudi Arabia, nơi có những địa điểm linh thiêng nhất của đạo Hồi, và động thái này có thể gây ra "hiệu ứng domino" trên khắp thế giới Hồi giáo rộng lớn hơn.
Thỏa thuận 3 thành phần
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết mới đây rằng Mỹ hiện đang đàm phán một thỏa thuận lớn liên quan đến ba thành phần.
Thành phần đầu tiên bao gồm một gói thỏa thuận giữa Mỹ và Saudi Arabia, một thành phần khác có mục tiêu bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel, và thành phần thứ ba liên quan đến con đường dẫn đến một Nhà nước Palestine.
"Tất cả đều được liên kết với nhau. Không thành phần nào tiến triển nếu không có những thành phần còn lại", ông Miller nói.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trước một hội thảo trong khuôn khổ hội nghị kinh tế ở Riyadh tuần này rằng để bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel, cần phải có con đường cho một Nhà nước Palestine và "hòa bình ở Gaza".
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, bên lề diễn đàn trên, ông Blinken đã gặp Thái tử Saudi Arabia Mohamed bin Salman để thảo luận về thỏa thuận này. Các chuyên gia tiết lộ hiệp ước giữa Saudi Arabia - Mỹ bao gồm các đảm bảo về an ninh, kinh tế và công nghệ cho Riyadh cũng như hỗ trợ cho chương trình hạt nhân dân sự của quốc gia Trung Đông này.
Bên cạnh đó, thỏa thuận bình thường hóa giữa Riyadh và Tel Aviv dự kiến sẽ được mô phỏng theo Hiệp định Abraham, một bộ hiệp ước trong đó bốn quốc gia Arab công nhận Israel vào năm 2020, nhưng bỏ qua yêu cầu lâu dài về một Nhà nước Palestine độc lập như một điều kiện tiên quyết để công nhận Israel.
Trong vài năm trở lại đây, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã coi việc bình thường hóa Israel - Saudi Arabia là trọng tâm trong chính sách Trung Đông của mình. Mỹ và Saudi Arabia đã tiếp tục thảo luận về hiệp ước vào năm 2023 và Ngoại trưởng Blinken từng dự kiến sẽ bay tới Riyadh vào ngày 10/10 năm ngoái để thảo luận chi tiết, chỉ ba ngày trước khi Hamas tấn công Israel, khiến nỗ lực này bị hoãn lại.
Các nhà phân tích cho rằng, cuộc tấn công sau đó của Israel vào Gaza, khiến khu vực này trở thành đống đổ nát và hơn 34.000 người Palestine thiệt mạng, có thể đã thay đổi các điều khoản trong thỏa thuận đối với Saudi Arabia. Giờ đây, việc Israel chấp nhận một phần con đường "không thể đảo ngược" hướng tới một Nhà nước Palestine sẽ là chìa khóa cho tiến trình bình thường hóa quan trọng của thỏa thuận rộng hơn.
"Chúng tôi có những phác thảo khái quát về những gì cần phải diễn ra trên mặt trận Palestine [con đường dẫn tới một nhà nước Palestine] đáng tin cậy, không thể đảo ngược", Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Faisal bin Farhan phát biểu tại một hội thảo Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Ông Netanyahu đã nhiều lần bác bỏ viễn cảnh thành lập một Nhà nước Palestine độc lập, cho rằng điều đó sẽ gây tổn hại đến an ninh của Israel và kiên quyết tiếp tục cuộc chiến ở Gaza cho đến khi Hamas bị đánh bại.
Theo các nhà phân tích, những trở ngại đó có thể khiến Saudi Arabia tìm cách kết thúc thỏa thuận song phương mà không có thành phần bình thường hóa với Israel. Nhưng cách tiếp cận như vậy sẽ gặp phải những trở ngại lớn. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham cho biết, một thỏa thuận thiết lập cam kết quân sự vững chắc của Mỹ đối với an ninh của Saudi Arabia mà không có yếu tố bình thường hóa sẽ khó có thể được Quốc hội Mỹ thông qua.
Firas Maksad, thành viên cấp cao và Giám đốc chiến lược tại Viện Trung Đông có trụ sở ở Mỹ, nhận định: "Có một con đường khác, được mô phỏng theo Thỏa thuận thịnh vượng và hội nhập an ninh toàn diện mà chính quyền Biden đã ký với Bahrain vào tháng 9/2023", lưu ý văn bản đó "quy định rõ ràng rằng các bên khác có thể được mời tham gia".
Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Biden sẽ chọn cách bỏ qua Quốc hội để thỏa thuận song phương với Saudi Arabia được thông qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant (trái) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc gặp tại cửa khẩu Kerem Shalom, biên giới Israel và Dải Gaza, ngày 1/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Một chiến thắng cho Saudi Arabia
Đối với Saudi Arabia, một thỏa thuận song phương với Mỹ sẽ là một thắng lợi lớn, đánh dấu sự kết thúc cho giai đoạn mà chính quyền Tổng thống Biden tìm cách "xa lánh" Riyadh sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post, với cáo buộc có liên quan đến các quan chức tình báo Saudi Arabia ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyên gia Maksad cho biết, thỏa thuận này cũng sẽ "củng cố sự thống trị của Mỹ ở Trung Đông trong nhiều thập kỷ và sẽ làm giảm bớt thách thức ngày càng tăng do cả Trung Quốc và Nga đặt ra".
Riyadh cũng mong muốn tăng cường khả năng phòng thủ của mình và đa dạng hóa nền kinh tế Saudi Arabia khỏi nhiên liệu hóa thạch khi theo đuổi chính sách kinh tế đầy tham vọng mang tên "Tầm nhìn 2030". Quốc gia Trung Đông này cũng có một chương trình hạt nhân dân sự non trẻ mà họ muốn phát triển với sự hỗ trợ của Mỹ.
Karen Young, học giả nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu thuộc Đại học Columbia, nói: "Saudi Arabia muốn đạt được một thỏa thuận với Mỹ và đây có lẽ là thời điểm tốt nhất dưới thời chính quyền Biden để giúp một số vấn đề khó khăn hơn được Quốc hội Mỹ thông qua".
Nhưng một điểm khúc mắc khác trong bất kỳ sự hỗ trợ nào của Mỹ cho một chương trình hạt nhân là việc Washington phản đối hoạt động làm giàu uranium tại Saudi Arabia, một thành phần quan trọng để tạo ra năng lượng hạt nhân cũng có thể được sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân. Saudi Arabia rất giàu trữ lượng uranium và luôn khẳng định có thể làm giàu uranium trong nước.
Trong tuần này, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Edward J. Markey, đồng chủ tịch Nhóm công tác kiểm soát vũ khí và vũ khí hạt nhân, đã kêu gọi chính quyền Biden đảm bảo rằng Riyadh cam kết từ bỏ việc làm giàu và tái chế vật liệu hạt nhân, trích dẫn tuyên bố trước đây của Saudi Arabia rằng nước này sẽ phát triển vũ khí hạt nhân nếu Iran cũng làm như vậy.
Ông nói: "Con đường hướng tới hòa bình ở Trung Đông không nên bao gồm viễn cảnh Saudi Arabia có vũ khí hạt nhân, điều này sẽ làm suy yếu lợi ích của Mỹ, các đồng minh và đối tác trong khu vực".
Kết luận lại, chuyên gia Maksad đánh giá: "Vẫn sẽ có chỗ cho một thỏa thuận an ninh đa phương mà cuối cùng sẽ bao gồm Israel, cùng với Saudi Arabia, Bahrain, Mỹ và các nước khác, khi hoàn cảnh chính trị cho phép. Sự lựa chọn sẽ thuộc về Israel, khi họ sẵn sàng hướng tới giải pháp hai Nhà nước với người Palestine".
Kỳ lạ bang của Mỹ không nằm trong hiệp ước phòng thủ chung NATO Bang đặc biệt này của Mỹ không nằm trong "chiếc ô an ninh" của NATO. Một số chuyên gia cho rằng cần phải thay đổi. NATO có thể sẽ không can thiệp nếu bang Hawaii của Mỹ bị tấn công. Ảnh: NATO.int Thụy Điển đã trở thành thành viên mới nhất của NATO vào đầu tháng này, gia nhập cùng 31 quốc gia...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
Có thể bạn quan tâm

Cựu MGI mắc sai lầm như Thuỳ Tiên, liền xoá hết dấu vết, Mr Nawat lại đau đầu
Sao âu mỹ
15:50:16 22/05/2025
'Bộ 5 siêu đẳng cấp' và sự trở lại của ảnh đế Yoo Ah In trong bom tấn siêu nhiên chưa từng thấy
Phim châu á
15:44:21 22/05/2025
Người hầu gái trở thành nhà thiên văn học
Lạ vui
15:33:38 22/05/2025
Điều gì đặc biệt ở 'Mang mẹ đi bỏ' khiến Tuấn Trần phải tự tay thiết kế tên phim?
Hậu trường phim
15:31:11 22/05/2025
Toyota ra mắt mẫu RAV4 tích hợp hệ thống phần mềm mới
Ôtô
15:28:00 22/05/2025
Honda lập kỷ lục về doanh số với hơn 20 triệu chiếc xe máy bán ra trong một năm
Xe máy
15:27:04 22/05/2025
Toàn cảnh drama Sùng Bầu và nhà cung cấp miến dong: Đặt đơn hàng lớn rồi "bom" khiến người đàn ông lâm cảnh nợ nần?
Netizen
15:25:46 22/05/2025
Điện ảnh Việt 06 tháng cuối năm có gì đáng trông đợi?
Phim việt
15:10:33 22/05/2025
Awkwafina 'lầy lội' tái xuất trong 'The bad guys 2': Màn đối đầu kịch tính giữa Băng đảng và nhóm nữ quái
Phim âu mỹ
14:40:46 22/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên đã dự định mở công ty từ 3 năm trước, muốn có 1.000 điểm bán khắp cả nước
Sao việt
14:36:36 22/05/2025