Đại học cần được cấu trúc lại

TT – Việc “bùng nổ” số lượng trường ĐH ở VN đặt ra vấn đề chất lượng ĐH, các chuyên gia giáo dục đưa ra một số giải pháp.

Đại học cần được cấu trúc lại - Hình 1

Ảnh tư liệu

* Trong 15 năm qua, số lượng trường ĐH tăng hơn gấp đôi. Hầu hết các tỉnh đều có trường ĐH của tỉnh hoặc của bộ, ngành đóng trên địa bàn. Bà đánh giá thế nào về việc phát triển số lượng và chất lượng ĐH ở VN? Việc các tỉnh đều có ĐH, bà thấy sao?

- TS Phạm Thị Ly (ĐH Quốc gia TP.HCM): Câu hỏi về việc số lượng trường đang có hiện nay là nhiều hay ít, rất khó trả lời, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác liên quan: vào trình độ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu nhân lực, chất lượng đào tạo, dân số trong độ tuổi, khả năng chi trả của người dân, tầm nhìn và chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Nếu tính tỉ lệ trên dân số, Mỹ có 4.762 trường ĐH với dân số 319 triệu, tỉ lệ 1 trường cho 67.000 dân, thì con số tương ứng của Việt Nam là 425 trường, 90 triệu dân, tỉ lệ 1 trường cho 212.000 dân.

So với một nước trong khu vực gần ta hơn như Malaysia chẳng hạn, tỉ lệ này là 1 trường cho 55.000 dân.

Tỉ lệ người vào ĐH, CĐ trên tổng số dân ở độ tuổi 18-22 của ta mới là 25%, còn rất thấp so với các nước (Hàn Quốc 97%, Úc 86%, Trung Quốc 30%, Malaysia 37%), theo WB, 2013.

Tất nhiên những con số này, như đã nói, đứng riêng chưa có ý nghĩa gì.

Phải nhìn vào những nghịch lý đang tồn tại: Thứ nhất, mặc dù số trường còn ít nếu so tỉ lệ dân số như đã nói trên, các trường vẫn đang thiếu nguồn tuyển. Thứ hai, mặc dù tỉ lệ vào ĐH còn thấp, cử nhân ra trường vẫn thất nghiệp. Thứ ba, nhiều cử nhân thất nghiệp, các doanh nghiệp vẫn thiếu người. Vì vậy không thể không nghĩ rằng đang có một khoảng cách khá xa giữa những gì các trường đang làm và những gì xã hội thật sự cần.

Mỗi tỉnh có một trường ĐH là điều hay hoặc dở? Tôi không cho đó là điều dở, nếu như các trường ĐH địa phương được xác định sứ mạng là những ĐH cộng đồng, tức là nhằm vào nhu cầu học tập suốt đời và phục vụ trực tiếp cho việc phát triển cụ thể của từng địa phương, chứ không phải là cấp bằng cho những người chỉ cần bằng cấp để leo cao mà không cần học tập.

Video đang HOT

* Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này, thưa bà?

- Như đã nói, đang có một khoảng cách giữa những gì các trường làm và những gì xã hội thật sự cần. Giải pháp là thu hẹp khoảng cách ấy. Các trường thiếu nguồn tuyển là vì số người vào ĐH đang giảm.

Số người vào ĐH giảm có nhiều lý do, trong đó quan trọng là vì khả năng chi trả của dân chúng còn thấp, trong lúc triển vọng việc làm của người có bằng ĐH không mấy sáng sủa. Cử nhân thất nghiệp cũng do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến chất lượng đào tạo có vấn đề, và do một nguyên nhân sâu xa hơn: chính sách sử dụng người tài.

Tất nhiên người có tài thật sự bây giờ vẫn có nhiều cánh cửa mở ra cho họ, không làm trong khu vực nhà nước thì làm cho tư nhân, nước ngoài. Nhưng do việc có những người học hành không ra gì vẫn có cương vị cao trong xã hội đã phá hủy hết động lực học tập của người trẻ. Đó mới là cái gốc của vấn đề. Chưa kể học hộ, thi thuê, bằng giả, những thứ đã phá tan giá trị của tấm bằng đại học.

* Theo bà, việc quy hoạch và phát triển trường ĐH ở VN có hợp lý chưa? Đâu là giải pháp để đảm bảo về số lượng và chất lượng tương ứng để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực?

- Hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam cần được cấu trúc lại. Sở dĩ nếu tính tỉ lệ dân số thì số trường của ta còn ít, nhưng ta vẫn có cảm tưởng dường như nó thừa là vì cái ta có chưa phải là cái ta cần, còn cái ta cần thì thật ra chưa có hoặc chưa có đủ.

Số trường tuy chưa phải là nhiều, nhưng ta thấy thừa, là vì hầu hết các trường không khác nhau nhiều về đặc trưng, về sứ mạng. Giữa trường công và trường tư, nếu đặt qua một bên vấn đề tài chính thì thật sự cũng không khác nhau là mấy trong sứ mạng và cách thức vận hành.

Nghị định 73 của Chính phủ vừa ban hành về phân tầng và xếp hạng là một nỗ lực trong việc tái cấu trúc hệ thống, rất tiếc là mục đích của việc phân tầng xếp hạng không được nêu rõ trong nghị định và cũng không ai biết những chính sách được xây dựng dựa trên kết quả phân tầng xếp hạng sẽ như thế nào, cho nên chưa thể dự đoán kết quả của nó.

* GS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội): Đại học cần được cấu trúc lại - Hình 2

Ông Nguyễn Minh Thuyết – Ảnh: Nguyễn Khánh

Kiệt quệ vì chạy theo “con số ảo”

VN từng đặt kế hoạch đến năm 2020 trung bình cả nước phải đạt tỉ lệ 450 sinh viên/vạn dân.

Cơ sở mà Bộ GD-ĐT khi ấy báo cáo để đặt ra mốc này là so sánh với các nước khác như Thái Lan là nước láng giềng cũng đã đạt mốc 400 – 450 sinh viên/vạn dân.

Nhưng đấy là con số ảo. Ở các nước như Thái Lan đã xây dựng được xã hội học tập đúng nghĩa khi nhiều người dân dù không theo học ĐH suốt 4-5 năm để nhận tấm bằng mà vì tính chất công việc hiện tại hay chỉ đơn thuần là nhu cầu cá nhân, họ có thể đăng ký học 1 – 2 chuyên đề ở trường ĐH, CĐ.

Những trường hợp này cũng được cấp mã số sinh viên và được tính vào tỉ lệ sinh viên/vạn dân.

Chúng ta miệt mài chạy theo con số ảo cho đến mức kiệt quệ. Cho nên, chỉ sau một năm đưa ra mục tiêu 450 sinh viên/vạn dân, chúng ta phải lặng lẽ rút xuống còn 400 sinh viên/vạn dân. Và sau đó, năm 2013, một lần nữa phải rút tỉ lệ này xuống còn khoảng 260 sinh viên/vạn dân.

* Ông Lê Viết Khuyến (nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT):

Đại học cần được cấu trúc lại - Hình 3

Ông Lê Viết Khuyến – Ảnh: N.Khánh

Gia tăng quá đà tỉ lệ ĐH

Nhận định từ thống kê nhiều năm qua cho thấy cơ hội học ĐH, cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH của người dân đang tăng lên. Tuy nhiên, số người dự thi và số chỉ tiêu cụ thể cũng không phản ánh chính xác số người được vào ĐH, CĐ vì còn phụ thuộc vào yếu tố điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định.

Rõ ràng, nếu cứ so sánh chung chung thì thấy tỉ lệ người học ĐH VN chưa thấm tháp gì so với thế giới.

Số liệu thống kê tại VN cho thấy chỉ có khoảng 24% thanh niên từ 18 – 24 tuổi được tiếp cận giáo dục ĐH, trong khi con số này ở những nước như Thái Lan, Malaysia là 50 – 60%.

Vậy tại sao tỉ lệ nhập học ĐH của VN không cao mà giáo dục ĐH VN lại lộn xộn? Đó là vì cơ cấu nhân lực không đồng bộ, không rõ ràng. Tuyển sinh, chọn trường bị cuốn theo xu hướng “mạnh ai nấy chạy”, thiếu định hướng, thiếu quy hoạch tổng thể.

Thực tế, nhân lực trình độ ĐH sẽ phát huy được ở những quốc gia phát triển công nghệ cao, có khả năng phát minh, chế tạo. Trong khi nền sản xuất VN còn thấp, chủ yếu chế biến, lắp ráp, gia công thì việc gia tăng quá đà tỉ lệ ĐH là bất hợp lý. Tỉ lệ học ĐH cao không có nhiều ý nghĩa tác động với một nền kinh tế phát triển thấp.

Đã có những số liệu từ Tổng cục Thống kê đến trên 80% lao động VN chưa được qua đào tạo. Với trình độ của VN, đáng lẽ phải hạn chế chỉ tiêu ĐH, tăng chỉ tiêu CĐ, đào tạo nghề, đào tạo thực hành. Nhưng thực tế thì ngược lại, chỉ tiêu ĐH cứ tăng mạnh mỗi năm, ngốn hết chỗ dành cho CĐ, khiến hệ thống CĐ ngày càng kiệt quệ.

Một người thi mà có đến gần hai chỗ ngồi trên giảng đường chờ sẵn thì rất không bình thường.

Theo TTO

"Thẩm thấu" kiến thức từ bài học dã ngoại

QĐND - Những năm qua, Khoa Quân nhu (Học viện Hậu cần) luôn là đơn vị đạt thành tích cao trong huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Có được kết quả trên là do khoa đã chú trọng đổi mới phương pháp, lựa chọn hình thức huấn luyện phù hợp, nhất là huấn luyện tập bài dã ngoại.

Thẩm thấu kiến thức từ bài học dã ngoại - Hình 1

Giảng viên Khoa Quân nhu huấn luyện kỹ thuật mắc tăng võng cho học viên.

Thượng tá, TS Nguyễn Công Phúc, Chủ nhiệm Bộ môn Bảo đảm (Khoa Quân nhu) cho biết: Trước yêu cầu của chiến tranh hiện đại, muốn chiến thắng được kẻ thù, nhất là khi đối tượng sử dụng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử mạnh... đòi hỏi mỗi cán bộ nói chung, cán bộ ngành quân nhu nói riêng phải có niềm tin, am hiểu nghệ thuật quân sự và luôn nỗ lực rèn luyện thể lực để có sức khỏe hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống. "Nhà trường gắn với chiến trường", phải huấn luyện đồng bộ, sát thực tế chiến đấu, phù hợp với cách đánh của Quân đội ta và truyền thống kinh nghiệm của ngành quân nhu. Sự khắc nghiệt của các yếu tố ngoại cảnh là điều kiện khách quan để rèn luyện người học; lấy hành quân bộ mang vác nặng với các trang thiết bị phục vụ chiến đấu là biện pháp quan trọng để nâng cao sức khỏe, khả năng chịu đựng bền bỉ dẻo dai của học viên, giúp họ trở thành người cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và địa hình phức tạp. Từ phương thức giảng dạy như trên đã giúp học viên tốt nghiệp ra trường đảm đương tốt chức trách trong huấn luyện, SSCĐ, cũng như khi đơn vị tổ chức diễn tập. Được biết, tập bài dã ngoại là hình thức huấn luyện cơ bản của môn học Quân nhu chiến đấu, nhằm trang bị cho người học những vấn đề cơ bản về chuẩn bị, thực hành bảo đảm quân nhu cho tiểu đoàn, trung đoàn bộ binh chiến đấu trong đội hình cấp trên; theo các hình thức chiến thuật, trên các loại địa hình khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện địa lý nước ta và so sánh lực lượng giữa ta và địch, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra), vùng rừng núi với địa thế hiểm trở sẽ là địa bàn thuận lợi cho ta mở các chiến dịch tiến công, phản công quy mô lớn... Chính vì thế, các cán bộ, giảng viên của Khoa Quân nhu thường lựa chọn địa hình đồi núi lúp xúp nhiều cây, gần sông suối, tương đối bằng phẳng để huấn luyện cho học viên. "Đánh giá kết quả huấn luyện dã ngoại có sự khác biệt với huấn luyện tập trung trên giảng đường. Chúng tôi đánh giá sự hiểu biết của học viên thông qua các phương án xử trí tình huống của họ. Với mỗi tình huống chiến đấu, nếu học viên tìm ra được càng nhiều phương án xử trí thì sự sáng tạo càng cao, tiếp thu kiến thức mới thực sự vững vàng"-TS Nguyễn Công Phúc nói.

Nhằm nâng cao chất lượng tập bài dã ngoại, thời gian qua, Khoa Quân nhu đã đồng thời tiến hành nhiều giải pháp, hoạt động khác nhau. Trong đó có những vấn đề mấu chốt phải được quán triệt sâu sắc. Trước hết, cần bám sát thực tế chiến đấu để huấn luyện; xây dựng đầu bài tập theo hướng đáp ứng yêu cầu cơ động cao, kết hợp cơ động với luyện tập phòng tránh, ngụy trang, nghi binh... sát yêu cầu chiến đấu trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao. Mỗi bài tập mà tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Quân nhu đưa ra đều phải khơi dậy năng lực tư duy và khả năng tổ chức bảo đảm chiến đấu của học viên (khi nhập vai); mỗi bài tập đều thể hiện sự linh hoạt trong công tác hiệp đồng huấn luyện với các cơ quan chức năng, cán bộ quản lý (tiểu đoàn, đại đội) để chuẩn bị chu đáo thao trường, bảo đảm đầy đủ vật chất trong huấn luyện.

Theo QĐND

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"
15:13:01 18/05/2025
Ý Nhi gặp thất bại ở MW, trượt tay đặt cách top 40, fan đoán bạn trai ảnh hưởng?Ý Nhi gặp thất bại ở MW, trượt tay đặt cách top 40, fan đoán bạn trai ảnh hưởng?
13:54:30 18/05/2025
Hôn lễ "đậm mùi tiền" của chồng cũ Từ Hy Viên: Cô dâu hot girl dát vàng ròng lên người, nhận 24 tỷ tiền sính lễHôn lễ "đậm mùi tiền" của chồng cũ Từ Hy Viên: Cô dâu hot girl dát vàng ròng lên người, nhận 24 tỷ tiền sính lễ
11:18:15 18/05/2025
Vụ chạy chứng chỉ hành nghề: Khởi tố 4 bác sĩ, phát hiện thêm 18 người đáng nghiVụ chạy chứng chỉ hành nghề: Khởi tố 4 bác sĩ, phát hiện thêm 18 người đáng nghi
14:12:45 18/05/2025
Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?
15:26:29 18/05/2025
Công chúa Đất Việt quyền lực, đứng sau thao túng loạt Anh Trai, Em xinh, là ai?Công chúa Đất Việt quyền lực, đứng sau thao túng loạt Anh Trai, Em xinh, là ai?
13:42:52 18/05/2025
Ngoại hình của em gái Cường Đô La ở hiện tại gây chú ýNgoại hình của em gái Cường Đô La ở hiện tại gây chú ý
15:02:39 18/05/2025
Ảnh đế công khai hình bị ép "yêu" đồng giới, đàn em sa sút đi cọ toilet thuêẢnh đế công khai hình bị ép "yêu" đồng giới, đàn em sa sút đi cọ toilet thuê
16:03:17 18/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Drama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạ

Drama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạ

Netizen

17:21:47 18/05/2025
Mọi thông tin liên quan vụ đấu tố giữa Ngân 98 và Ngân Collagen vẫn đang được dân tình dành nhiều quan tâm. Và nhân vật chiếm sự chú ý không kém chính là bà dì của nhân viên Ngân Collagen.
Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?

Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?

Sao âu mỹ

16:59:30 18/05/2025
Sau khi những tin nhắn được công khai, khán giả không khỏi thương xót cho bạn gái cũ Diddy - Cassie Ventura. Cô yêu đương vật vã trong khi ông trùm vô cảm, xem như công cụ.
Cơn ác mộng chung kết của Haaland

Cơn ác mộng chung kết của Haaland

Sao thể thao

16:45:55 18/05/2025
Erling Haaland gây thất vọng trong thất bại thất bại 0-1 của Man City trước Crystal Palace tại trận chung kết FA Cup tối 17/5.
Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Tin nổi bật

16:25:27 18/05/2025
Tổ Cảnh sát chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ Công an TPHCM giải cứu thành công cô gái 19 tuổi bị mắc kẹt trong thang máy ở quận 1.
Rò rỉ mật khẩu khiến các cuộc tấn công mạng đang gia tăng nhanh chóng

Rò rỉ mật khẩu khiến các cuộc tấn công mạng đang gia tăng nhanh chóng

Thế giới số

16:13:04 18/05/2025
Nguy cơ rò rỉ mật khẩu bắt nguồn từ nhiều kênh khác nhau, trong đó các vụ vi phạm bảo mật tại doanh nghiệp và tổ chức chiếm phần lớn khiến hàng triệu tài khoản bị xâm phạm hàng năm.
Xiaomi Civi 5 Pro lộ diện: Trang bị chip Snapdragon 8s Gen 4, màn hình OLED 120Hz, camera Leica, pin 6.000mAh

Xiaomi Civi 5 Pro lộ diện: Trang bị chip Snapdragon 8s Gen 4, màn hình OLED 120Hz, camera Leica, pin 6.000mAh

Đồ 2-tek

16:04:24 18/05/2025
000mAh một nâng cấp lớn so với pin 4700mAh trên CIVI 4 Pro đảm bảo bạn có thể quẩy cả ngày dài mà không lo hết pin. Sạc nhanh 67W cũng tiếp tục được giữ lại, giúp nạp đầy năng lượng trong thời gian ngắn.
G-Dragon bị "phản bội"

G-Dragon bị "phản bội"

Nhạc quốc tế

16:01:29 18/05/2025
Bị phản bội ngay trước mặt, G-Dragon không giấu được cảm xúc. Khoảnh khắc đu idol độc lạ của người fan này lập tức gây bão MXH.
Nữ hoàng showbiz tiêu tiền như nước: Nhận cát -xê cả thùng tiền mặt, tiêu mãi không hết

Nữ hoàng showbiz tiêu tiền như nước: Nhận cát -xê cả thùng tiền mặt, tiêu mãi không hết

Sao châu á

15:41:33 18/05/2025
Baek Ji Young tâm sự với 2 đàn em về việc quản lý tài sản. Đồng thời, cô cũng chẳng ngại ngần chia sẻ về quá khứ vung tay quá trán của mình.
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ

Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ

Pháp luật

15:24:07 18/05/2025
Cơ quan điều tra làm rõ, dữ liệu điện tử trích xuất từ điện thoại di động của ông Trần Anh Quang (TGĐ Tập đoàn Thuận An) và những người liên quan đã cho thấy hành vi phạm tội của các bị can.
Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số

Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số

Du lịch

15:09:38 18/05/2025
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng của Mỹ - Travel Off Path đã gọi tên Đà Nẵng trong top 5 điểm đến dành cho dân du mục kỹ thuật số có chi phí hợp lý nhất tại châu Á năm 2025.
Bí ẩn chợ ma: Mở nửa đêm, phạm luật liền trả giá, có người kiếm tận 300 triệu

Bí ẩn chợ ma: Mở nửa đêm, phạm luật liền trả giá, có người kiếm tận 300 triệu

Lạ vui

14:59:26 18/05/2025
Giữa lòng một thành phố châu Á nhộn nhịp, tồn tại một khu chợ kỳ lạ chỉ hoạt động vào ban đêm và hoàn toàn biến mất khi trời sáng. Tại đây, có người kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng, nhưng cũng có kẻ phải trả giá đắt vì lỡ phạm luật.