Đại tướng Lê Đức Anh và kế hoạch giảm quân số quân đội
Khi họp thông qua kế hoạch giảm mạnh quân số quân đội, từ quân thường trực 1,5 triệu xuống còn 45 vạn, nhưng sức mạnh chiến đấu càng được tăng cường, thì toàn thể Bộ Chính trị nhất trí hoàn toàn.
VietNamNet giới thiệu một số đoạn trích của chương 11: “Tham gia lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” trong hồi ký “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng” của Đại tướng Lê Đức Anh.
Từ ngày 15 đến 18/12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng diễn ra tại Hà Nội…
…Đối với nhiệm vụ quốc phòng, đại hội nêu bật quan điểm chỉ đạo: Toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, toàn quân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
Trung tướng Lê Đức Anh – Tư lệnh Quân khu 9 (ngồi ghế ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng và một số đại biểu dự đại hội đại biểu Đảng bộ quân đội lần thứ 2 tại Hà Nội, năm 1976. Ảnh tư liệu
Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương khóa 6 gồm 124 ủy viên chính thức, 49 ủy viên dự khuyết (Đảng bộ quân đội có 15 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết). Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đoàn đại biểu quân đội có anh Đoàn Khuê và tôi được bầu vào Bộ Chính trị.
Ngày 18/2/1987, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký quyết định số 6782/HĐNN bổ nhiệm tôi – Đại tướng Lê Đức Anh làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Đoàn Khuê làm Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Nguyễn Quyết làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Tổng bí thư của Đảng kiêm Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, tôi làm Phó bí thư.
Ngày 17 và 18/6/1987, Quốc hội khóa 7 họp kỳ thứ nhất bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước.
- Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Võ Chí Công.
- Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Lê Quang Đạo.
- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Phạm Hùng.
- Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng: Võ Chí Công.
Video đang HOT
- Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng: Phạm Hùng và các ủy viên: Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ và tôi.
Đại hội 6 đã quyết định công cuộc đổi mới đất nước với những nội dung cơ bản trong “đường lối đổi mới” như: xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế – xã hội bằng hành chính quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế hàng hóa với năm thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước. Về quan hệ đối ngoại là thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa mà tư tưởng xuyên suốt là Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới .
Đây là những vấn đề mới mẻ, đầy thử thách, gian nan, nhất định phải làm bằng được, nhưng không thể nóng vội, vì cơ chế quan liêu bao cấp đã hằn sâu trong cán bộ các cấp, các ngành. Bởi vậy, Đảng ta chỉ rõ: thực hiện đổi mới trước hết là phải “đổi mới tư duy”.
Triển khai thực hiện chủ trương này, về lĩnh vực quốc phòng, trên cương vị Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tôi đã cùng tập thể Đảng ủy Quân sự Trung ương và các đồng chí trong cơ quan Bộ Quốc phòng tập trung nghiên cứu, điều chỉnh tổ chức biên chế, bố trí chiến lược của quân đội cho phù hợp với kế hoạch phòng thủ cơ bản trong thời kỳ mới. Anh Đoàn Khuê tiếp tục xây dựng kế hoạch điều chỉnh chiến lược.
Chúng tôi thống nhất trong điều chỉnh chiến lược, bố trí lại đội hình chiến lược bảo đảm mục tiêu đánh lâu dài, giảm chi phí quốc phòng, phát huy được sức mạnh toàn dân, toàn diện, tạo nên sức mạnh phòng thủ đất nước và đủ sức mạnh chống lại mọi tình huống chiến tranh.
Đó là con đường đổi mới xây dựng quân đội nhân dân, đổi mới công cuộc xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ quốc phòng và an ninh, kết hợp chặt chẽ công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Sau khi tôi báo cáo ý tưởng về điều chỉnh chiến lược, được Bộ Chính trị nhất trí, chúng tôi tổ chức thực hiện, chỉ đạo các cơ quan Bộ Quốc phòng, trong đó nòng cốt là Bộ Tổng Tham mưu , tiến hành song song hai việc lớn. Một là, xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch điều chỉnh bố trí chiến lược và giảm quân số. Hai là, soạn thảo các văn bản, tài liệu, giáo trình và triển khai trên toàn quốc “Thế trận chiến tranh nhân dân” và nhiệm vụ “Quốc phòng toàn dân”, làm cơ sở lý luận và thực tiễn để Bộ Chính trị ra nghị quyết số 02/NQ-BCT xác định nhiệm vụ quốc phòng đến năm 1990 và những năm tiếp theo.
Nghị quyết được triển khai thực hiện đã nhanh chóng đi vào cuộc sống; phát động được toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng các khu vực phòng thủ từ tỉnh, thành phố đến cơ sở xã, tạo nên sức mạnh tại chỗ của nền quốc phòng.
Ở đây tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về “Chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, lâu dài, tự lực, tự chủ và đoàn kết quốc tế” đã được vận dụng phù hợp với tình hình mới, hoàn cảnh mới của đất nước.
Cũng từ đây, ngày truyền thống 22/12 vốn là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, giờ mang thêm một ý nghĩa – “ Ngày hội Quốc phòng toàn dân ”. Anh Đoàn Khuê chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu tiến hành nghiên cứu biên soạn và triển khai tổ chức thực hiện cuộc điều chỉnh chiến lược với tư tưởng xuyên suốt là đánh lâu dài, trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, số quân thường trực ít, nhưng tinh nhuệ, hiện đại, cơ động linh hoạt, xây dựng khu vực phòng thủ bền vững bảo đảm cho người dân vừa đánh giặc vừa sản xuất phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống.
…Một vấn đề nữa là chú trọng xây dựng công nghiệp quốc phòng tự chủ, có khoa học kỹ thuật tiên tiến, có lực lượng cán bộ và nhân viên khoa học ngày càng phát triển. Phương hướng là sẽ giảm quân thường trực với số lượng lớn, nhưng lực lượng nghiên cứu khoa học nên tăng chứ không giảm.
Công việc khẩn trương, đòi hỏi phải tính toán rất kỹ. Nhiều đêm chúng tôi phải thức trắng để làm việc. Anh Đoàn Khuê chỉ đạo từng việc cụ thể về bố trí lực lượng, từng đơn vị, từng cơ quan một, trong đó đặc biệt chú ý cân nhắc khi bố trí các đơn vị chủ lực cơ động của Bộ, của các quân khu, lực lượng phòng không quốc gia, lực lượng không quân, hải quân. Chú ý khâu bảo quản và hiện đại hóa vũ khí, tiến tới tự động hóa phòng không tầm trung và tầm cao. Lực lượng hải quân phát triển và bố trí ngày càng thêm chặt chẽ ở hướng Cam Ranh, biển đảo và đóng được tàu 5.000 tấn, tiến lên 10.000 tấn.
Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (mặc áo trắng thắt cravat, đứng giữa) chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Quân chủng PK-KQ, cán bộ, phi công, nhân viên Trung đoàn Không quân 937, trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Thuận ngày 1/5/1996. Ảnh tư liệu
Trên cơ sở đó, đã bố trí lại lực lượng và tổ chức phòng thủ trên các hướng, các địa bàn chiến lược quan trọng, vùng biển đảo và biên giới đất liền, các trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế… Bảo đảm khả năng phòng thủ của từng địa phương và cả nước vững chắc trong mọi tình huống. Bộ Chính trị quyết định di chuyển vị trí đóng quân của Quân đoàn 3, một trong những quân đoàn chủ lực cơ động của Bộ, từ miền Bắc vào Tây Nguyên, đồng thời tăng cường lực lượng ở Cam Ranh và vùng biển đảo. Cơ cấu biên chế, tổ chức và nhiệm vụ, chức năng của các học viện, nhà trường trong toàn quân cũng được điều chỉnh thích hợp.
…Tiến hành đồng thời với việc điều chỉnh bố trí đội hình chiến lược là tính toán cụ thể việc giảm quân số để bảo đảm đánh lâu dài và trực tiếp giảm chi phí quốc phòng. Lúc này, Bộ Chính trị không nói mức giảm là bao nhiêu, mà để Bộ Quốc phòng tính toán sao cho hợp lý. Tôi đưa ra con số giảm trên 60% số quân thường trực và xin ngân sách quốc phòng từ 15 đến 18%, đầu tiên là tổng ngân sách, tiến tới là ngân sách thu trong nước. Với quân số cuối cùng này, chúng tôi hoàn toàn nhất trí và anh Đoàn Khuê bắt tay vào xây dựng kế hoạch.
Khi Bộ Chính trị họp thông qua kế hoạch điều chỉnh chiến lược và giảm mạnh quân số quân đội, từ quân thường trực 1,5 triệu xuống còn 45 vạn và bước đầu để 5 vạn quân dự bị (từ 9 quân đoàn giảm xuống còn 4 quân đoàn), nhưng sức mạnh chiến đấu không giảm mà càng được tăng cường, thì toàn thể Bộ Chính trị nhất trí hoàn toàn, gánh nặng ngân sách quốc phòng được giải quyết một cách cơ bản.
Đi đôi với việc giảm quân số, giảm ngân sách quốc phòng, chúng tôi đề nghị Đảng và Nhà nước có chính sách cụ thể cải thiện đời sống cho bộ đội tại ngũ; giải quyết việc làm và đời sống cho số cán bộ, chiến sĩ xuất ngũ trong đợt giảm quân số thường trực về địa phương…
Theo Vietnamnet
Hành quân dã ngoại xây dựng 'thế trận lòng dân', rèn luyện phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ
Một năm tổ chức hoạt động hành quân dã ngoại làm công tác dân vận (CTDV), thực hiện cùng ăn, cùng ở với nhân dân và cùng giúp đỡ nhân dân, các đơn vị quân đội đã giúp địa phương củng cố nhiều tổ chức chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân, góp phần xây dựng cơ quan đơn vị vững mạnh toàn diện.
Bộ đội làm CTDV giúp dân phơi lúa.
Trước năm 2007, trong chỉ lệnh huấn luyện hàng năm, Bộ Tổng Tham mưu có quy định và bố trí thời gian cho các đơn vị hành quân dã ngoại làm CTDV. Theo đó, thời gian với bộ đội chủ lực là một tháng, bộ đội địa phương là hai tháng. Năm 2007, khi Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi (năm 2005) có hiệu lực, thời gian phục vụ tại ngũ của binh sĩ rút xuống còn 18 tháng.
Để bảo đảm chất lượng các nội dung huấn luyện, Bộ Quốc phòng không bố trí thời gian hành quân dã ngoại làm CTDV. Các đơn vị thực hiện kết hợp huấn luyện dã ngoại, diễn tập chiến thuật với làm CTDV.
Năm 2016, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thời gian phục vụ tại ngũ của binh sĩ là 24 tháng, Cục Dân vận Tổng cục Chính trị (TCCT) đã tham mưu cho Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, TCCT khôi phục lại hình thức hành quân dã ngoại làm CTDV, nhằm giúp dân giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường mối quan hệ quân dân trong tình hình mới.
Nhằm đưa cán bộ, chiến sĩ về huấn luyện sát với thực tiễn và huấn luyện gần với nhân dân, thực hiện cùng ăn, cùng ở với nhân dân và cùng giúp đỡ nhân dân, ngày 28/2/2018, TCCT đã có Hướng dẫn số 303/HD-CT về hành quân dã ngoại làm CTDV trong Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ.
Bộ Tổng tham mưu (BTTM) đưa nhiệm vụ hoạt động dã ngoại làm CTDV vào chỉ lệnh công tác quân sự, quốc phòng. Từ đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ đã xác định rõ thái độ, trách nhiệm và quyết tâm vượt khó khăn gian khổ, giữ nghiêm kỷ luật, nhất là kỷ luật huấn luyện và các nội dung về phong tục, tập quán địa phương trong quá trình làm dân vận.
Một năm qua, các đơn vị đã tham gia lao động giúp dân hiệu quả với những công việc cụ thể như: Thu hoạch lúa, lao động đắp đường giao thông nội đồng; phát quang, tu sửa, vệ sinh đường giao thông liên thôn; nạo vét tuyến kênh thoát lũ liên thôn; vệ sinh, trồng cây xanh; giúp địa phương tiếp tục hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới; phối hợp với các đoàn thể chính quyền địa phương tiến hành tu sửa nghĩa trang liệt sĩ; sửa chữa nhà cho các gia đình chính sách, tổ chức thi đấu thể thao, giao lưu văn hóa, văn nghệ, chiếu phim...
Tại xã Yên Thịnh - một xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, 65 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12, Sư đoàn Bộ binh 3, Quân khu 1 đã tổ chức hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận.
Ông Ngô Văn Đúng - Chủ tịch UBND xã Yên Thịnh cho biết: "Chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể, thống nhất trong việc bố trí nơi ăn, chỗ nghỉ để cho bộ đội an tâm công tác, phân công nhiệm vụ cho các đoàn thể có sự phối hợp.
Đồng thời, vận động nhân dân hỗ trợ bộ đội củi đốt và các loại rau phục vụ sinh hoạt hàng ngày, tạo điều kiện cho bộ đội hoàn thành tốt chương trình hành quân dã ngoại trên địa bàn xã và hỗ trợ cơ sở thực hiện chương trình vận động bà con để có nhận thức cao hơn trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới".
Nghi Công Nam là xã miền núi, thuần nông nằm ở phía Tây huyện Nghi Lộc, Hà Tĩnh. Địa hình của xã đa dạng và phức tạp, diện tích đồi núi nhiều, nguy cơ cháy rừng cao, nhất là ở khu vực rừng trên núi Đại Huệ giáp với các xã Nam Thanh, Nam Anh của huyện Nam Đàn.
Để góp phần hạn chế nguy cơ cháy rừng trên địa bàn xã, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 764, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã phối hợp với dân quân xã tiến hành phát quang cây cối, mở tuyến đường cơ động phòng chống, chữa cháy rừng dài 900m từ khu vực xóm 2 lên khu vực rừng tại Tiểu khu 968 trên đỉnh núi Đại Huệ; tổ chức phát đường băng cản lửa dài gần 2,5km, rộng 8m; góp phần ngăn chặn các đám cháy lây lan giữa địa bàn 2 huyện Nghi Lộc và Nam Đàn. Cùng với đó là nhiều hoạt động hiệu quả khác.
Tuy nhiên, sau một năm thực hiện hình thức hành quân dã ngoại làm CTDV, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn có đơn vị cơ sở chưa thật sự quan tâm tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hình thức dân vận này.
Một số cơ quan quân sự địa phương cấp huyện chưa phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương phân công địa điểm làm CTDV đối với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn.
Nhiều đơn vị đề cập đến những khó khăn về kinh phí để thực hiện các hoạt động trong đợt hành quân dã ngoại làm CTDV. Một số đơn vị chưa cân đối được nguồn xăng dầu bảo đảm cho việc hành quân dã ngoại tiến hành CTDV như cơ động khảo sát địa điểm, vận chuyển vật chất... đến địa bàn xa nơi đóng quân.
Theo PLVN
Giảm hàng trăm cục, vụ, đơn vị và 10 nghìn biên chế năm 2018 Trong năm 2018, hàng loạt đơn vị như Bộ Công an, Tài chính, Nội vụ, cùng nhiều tỉnh, thành đã tiến hành sắp xếp, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực hiệu quả, giảm hàng trăm cục, vụ và các đơn vị. Bộ Công an đã sắp xếp, bỏ 6 tổng cục, giảm gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ

Tàu cao tốc 5 sao Cần Thơ - Côn Đảo bị cưỡng chế để xử lý nợ

Công an Đà Nẵng giải cứu du khách nước ngoài đứng chênh vênh trên cầu

Đặc điểm biến chủng xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM

Điều tra đối tượng phá hoại ngai vàng trong Đại Nội Huế

Đi theo Google Maps, nữ sinh lạc vào khu vực thủy điện Rào Trăng hoang vu

Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường bất động sản

Giám định thương tích shipper bị đánh vì đơn hàng 64.000 đồng ở TPHCM

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT
Có thể bạn quan tâm

Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025
Ngọc Trinh xác nhận đường ai nấy đi với 'chồng', ẩn ý lý do vì 'chồng' sống lỗi
Sao việt
13:23:19 25/05/2025
Danh tính người 'đột nhập' bẻ gãy ngai vàng Triều Nguyễn, biểu hiện bất thường
Netizen
13:15:46 25/05/2025
Châu Tấn: quốc bảo diễn xuất Cbiz, ngưỡng ngũ tuần vẫn ăn đứt thế hệ mỹ nhân trẻ
Sao châu á
13:09:23 25/05/2025
Doãn Hải My khoe chân dài, visual "bạch nguyệt quang", nhưng spotlight thuộc về "đôi giày thị phi" khiến Văn Hậu bị đồn sa sút
Sao thể thao
13:01:30 25/05/2025
Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do
Nhạc quốc tế
12:56:51 25/05/2025
Hailey Bieber lặng lẽ thắng lớn sau khi bị Justin thường! Hôn nhân rạn ?
Sao âu mỹ
12:43:59 25/05/2025
Khom lưng: gặp biến căng với Tiêu Chiến phút 90, nam nữ chính rớt nhiệt thảm
Phim châu á
12:31:55 25/05/2025
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc
Sáng tạo
12:12:11 25/05/2025