Đắk Lắk: Thực hiện tốt công tác xoá mù chữ toàn tỉnh
Trong năm học 2019-2020 và giai đoạn 2016-2020, ngành giáo dục Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tích, đột phá về giáo dục mũi nhọn. Đối với giáo dục đại trà có nhiều chuyển biến tích cực.
Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà
Năm học 2019-2020, dù bị ảnh hưởng dịch Covid – 19. Tuy nhiên ngành giáo dục Đắk Lắk vẫn nỗ lực để đạt các mục tiêu đề ra. Sở GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường phòng chống dịch nhưng vẫn đảm bảo kiến thức cho các em học sinh.
Trong năm học này, tỉnh Đắk Lắk có 469.969 học sinh từ mầm non đến THPT (tăng 10.000 HS so vơi năm hoc 2018-2019). Từ bậc mầm non đến phổ thông có 16.793 phòng học, trong đó có 10.870 phong học kiên cố. Việc đầu tư xây dựng trường, lớp học được thực hiện theo hướng kiên cố hoá, theo chuẩn quốc gia. Từ bậc mầm non đến THPT có 36.204 cán bộ, giáo viên và nhân viên với tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 67.57%.
Ngành giáo dục tỉnh cũng chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với CBQL và GV góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học các môn học theo hướng phát huy năng lực của người học. Bên cạnh đó tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh DTTS cấp tiểu học…, đặc biệt là các nội dung liên quan đến triển khai CTGDPT 2018.
Giáo viên và học sinh tại Điểm trường Ea Rớt (huyện Krông Bông, Đắk Lắk).
Trong năm học này, toàn tỉnh có 491/1.007 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 48,76%, so với năm 2019 tăng 45 trường. Tỉnh Đắk Lắk có 91.325/100.679 trẻ (tỷ lệ 90,7%) ăn bán trú. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi hàng năm dưới 5%. Kết quả, hàng năm 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi đã thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi theo đúng quy định.
Về chất lượng giáo dục đại trà đối với giáo dục tiểu học, tỷ lệ học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt đạt 97,15% trở lên. Chất lượng giáo dục THCS tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 52,37% (tăng 8,23% so với năm học 2018-2019), tỷ lệ học sinh yếu kém 6,13% (giảm 8,3%). Còn chất lượng giáo dục THPT tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 55,05% (tăng 15,39 so với năm học trước), tỷ lệ học sinh yếu kém 7,71% (Giảm 10,9%).
Những năm qua, ngành giáo dục tỉnh cũng đã xoá mù chữ cho 40 xã phường đạt mức độ 1, 144 xã đạt mức độ 2; 7/15 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn mức độ 1; 8/15 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn mức độ 2. Toàn tỉnh đạt chuẩn mức độ 1.
Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2019-2020, tỉnh Đắk Lắk có 70 học sinh dự thi ở 10 môn, đã đoạt 39 giải (tăng 3 giải so với năm 2019). Qua đó, ngành giáo dục tỉnh tiếp tục dẫn đầu các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong năm học 2019-2020, một học sinh của tỉnh xuất sắc đạt giải Nhì trong cuộc thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia.
Video đang HOT
Chú trọng giáo dục kỹ năng sống
Trong năm học 2020-2021, ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk chú trọng tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh. Bên cạnh đó, phát huy tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên. Qua đó, xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, lành mạnh trong nhà trường.
Ngoài ra, ngành giáo dục tỉnh tiếp tục tích cực tham mưu với các cấp, các ngành để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị trường học theo Đề án phát triển GD&ĐT giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2026. Trong đó tập trung đầu tư cho các cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất – thiết bị tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
Trong năm học 2020-2021, ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk chú trọng tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
Ngành giáo dục tỉnh cũng chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Bên cạnh đó, đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên, nâng cao hiệu quả giáo dục dân tộc. Không những vậy, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt”, “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” gắn với phong trào xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn.
Trong năm học mới, toàn ngành GD&ĐT tỉnh phấn đấu cuối năm 2020 đạt trên 50% trường học đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ thôn, buôn có trường, lớp mẫu giáo (tính cả học ghép các thôn, buôn) là 100%. Bên cạnh đó, tỷ lệ phòng học kiên cố phấn đấu đạt 68% vào cuối năm 2020, cuối năm 2021 đạt 70%. Ngoài ra, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, phổ cập giáo dục, xoá mù chữ cho các cấp học.
Cô giáo mầm non Phạm Thị Lý rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
Cùng với dạy kiến thức cho trẻ mầm non, cô giáo Phạm Thị Lý (Hải Phòng) còn tập trung giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân.
Những ngày cuối tháng 10, có mặt tại Trường mẫu giáo Sao Sáng 6 (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) trong giờ hoạt động chiều và trả trẻ của lớp 5 tuổi A, mới thấy được sự hào hứng, sôi nổi của trẻ nhỏ.
Với chủ đề "Không đi theo người lạ", thay vì chỉ dặn dò học sinh bằng lời nói, cô giáo Phạm Thị Lý đóng vai một người lạ mặt và tạo ra nhiều tình huống như cho kẹo, thuyết phục, lôi kéo trẻ đi theo mình.
Với kịch bản này, mỗi học sinh vận dụng khả năng phản xạ, kỹ năng ứng xử vốn có để giải quyết tình huống.
Cô giáo Phạm Thị Lý hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm đúng cách (Ảnh: Lã Tiến)
Theo cô giáo Lý, thực tế xã hội có nhiều mối quan hệ và biến cố phức tạp, đối tượng bắt cóc trẻ con thường áp dụng những lời nói ngọt ngào, đóng giả là người quen, song trẻ lại vô tư không nhận ra được mối nguy hiểm đang rình rập.
Do đó, cô Lý hướng dẫn từng trẻ cách xử lý tình huống với một số kỹ năng cơ bản như: kiên quyết không đi theo, kêu gọi sự giúp đỡ của những người xung quanh, các bạn cùng lớp hô nhắc nhở bạn, cũng như dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay, cách nhận biết người có ý đồ xấu.
Cô Phạm Thị Lý cho biết: "Đây là một trong những hoạt động giáo dục kỹ năng sống áp dụng sáng kiến "Tăng cường kỹ năng bảo vệ bản thân thông qua các hoạt động giáo dục tại lớp 5 tuổi A Trường mẫu giáo Sao Sáng 6, quận Ngô Quyền" do chính cô là tác giả".
Sáng kiến này vừa phát huy tính chủ động tích cực của nhà trường trong việc phối hợp gia đình, cộng đồng tham gia các nội dung bảo vệ sự an toàn cho học sinh, vừa xây nền tảng nhận thức cần thiết cho trẻ.
Đồng thời giúp cô Lý vinh dự nhận Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- chứng nhận dành cho những cá nhân đạt danh hiệu "Lao động sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước năm 2019".
Cô giáo Lý chia sẻ về lý do thực hiện sáng kiến này: "Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm và tìm kiếm sự giúp đỡ.
Đặc biệt, trẻ 5-6 tuổi thường hay tò mò, hiếu động, hiểu biết chưa sâu, kinh nghiệm sống còn hạn chế.
Đây cũng là lứa tuổi sắp xa rời ngôi nhà thứ hai là trường mẫu giáo để bước sang một môi trường mới, đó là trường tiểu học, nơi đó tinh thần tự quản đối với bản thân trẻ là điều kiện bắt buộc.
Do đó, việc dạy kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ là rất cần thiết. Tuy nhiên, để các con nắm bắt được những kỹ năng sống cần thiết và chuyển biến thành phản xạ, thói quen thì việc lồng ghép các nội dung bài học phải diễn ra thường xuyên, tự nhiên, tạo được sự hứng khởi với phương châm "Học bằng chơi, chơi mà học".
Trong giờ học tập trung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, giờ trả trẻ, sinh hoạt tại gia đình..., thông qua các hình thức như đóng kịch, hát, múa, xem clip, trò chơi vận động, giáo cụ trực quan, tôi xây dựng các nội dung rèn kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ và động viên các bậc cha mẹ học sinh cùng tham gia hướng dẫn, chia sẻ với con trong cả các hoạt động thường ngày.
Ví dụ, trong giờ hoạt động ngoài trời, chúng tôi cho trẻ tìm hiểu về các đồ chơi ngoài sân trường và trò chuyện với trẻ về cách chơi làm sao cho an toàn và tương tác với trẻ qua những lời gợi mở như "Đây là những đồ chơi vận động, nếu các con chơi không cẩn thận là ngã, bị đau, vậy các con phải chơi như thế nào?".
Cô giáo Phạm Thị Lý chú trọng rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ (Ảnh: Lã Tiến)
Sau khi lắng nghe ý kiến các con, cô giáo sẽ khuyên bảo các con nên chơi nhẹ nhàng, không chạy nhảy xô đẩy nhau; không leo trèo ra ngoài thành, lên trên của các đồ chơi này.
Hay giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi trò "Ngã tư đường phố", nhận biết biển hiệu giao thông thường gặp, tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông".
25 năm trước, cô Phạm Thị Lý bén duyên với Trường mẫu giáo Sao Sáng 6. Đến năm 2011, sau 15 năm trưởng thành và gắn bó với nghề, cô Lý được nhà trường tín nhiệm phân công vị trí tổ trưởng chuyên môn lớp 4-5 tuổi và vị trí Chủ tịch Công đoàn trường vào năm 2017.
Mặc dù thường xuyên phải "đi sớm về muộn" khi đảm nhiệm công tác dạy dỗ em thơ và với vai trò bảo vệ quyền lợi cho người lao động, song cô Lý luôn tâm niệm: "Điều quan trọng nhất ở người giáo viên mầm non là tình yêu nghề.
Dù công việc chuyên môn chiếm phần lớn thời gian, nhưng tôi luôn cố gắng sắp xếp giữa việc đứng lớp và hoạt động đoàn thể, chăm lo đời sống của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên để họ có thêm niềm tin và động lực gắn bó với nghề.
Đặc biệt với đặc thù chăm sóc và nuôi dậy trẻ, khi ở trên lớp, tôi luôn mang tinh thần yêu trẻ, hòa vào trẻ; vừa coi trẻ là con để nhắc nhở khi mắc lỗi, hướng dẫn những điều hay ý đẹp, vừa coi trẻ là bạn để gần gũi, lắng nghe những mong muốn của trẻ; tiếp đó mới xây dựng những câu chuyện hay, bài học thú vị".
Với đam mê, tâm huyết dành cho mỗi hoạt động, cũng như tình yêu đối với học trò, cô Phạm Thị Lý gặt hái nhiều "quả ngọt" trong suốt hành trình "lái đò".
Đó là 12 năm học liên tiếp (2008- 2020), cô Lý giữ vững danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở; đạt chứng nhận giáo viên dạy giỏi cấp quận, cấp thành phố nhiều năm học liền; 5 năm liên tiếp (2015- 2020) đạt giải A và B trong các hội thi sáng kiến trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cấp quận, thành phố...
Gần đây nhất, cô Phạm Thị Lý tiếp tục ghi dấu sự nỗ lực không ngừng khi vinh dự đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2016- 2020.
Nỗ lực xóa mù chữ Thực hiện Đề án Xóa mù chữ đến năm 2020, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh triển khai xây dựng, thưc hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 của tỉnh, đặc biệt là những huyện vùng núi, hải đảo ngày càng cao. Nhờ được xóa mù chữ, người dân dễ dàng tiếp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân hạng A bỏ 17 tỷ mua vai vẫn bị đạo diễn đuổi thẳng, nghe lý do không ai bênh nổi
Hậu trường phim
23:51:53 02/05/2025
Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau
Sao việt
23:37:01 02/05/2025
Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác
Tin nổi bật
23:21:01 02/05/2025
Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League
Sao thể thao
23:15:24 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới
Phim châu á
23:04:32 02/05/2025
AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?
Thế giới
22:37:41 02/05/2025
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc
Sao châu á
22:30:45 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi
Trắc nghiệm
22:18:26 02/05/2025
Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ
Netizen
22:06:21 02/05/2025