Đàm phán liên Triều về khu công nghiệp Kaesong đổ vỡ
Kết thúc vòng đám phán thứ 6 trong ngày hôm qua, Triều Tiên và Hàn Quốc tiếp tục không thể thống nhất về thời điểm mở lại khu công nghiệp chung Kaesong, đồng thời cũng không ấn định được thời điểm cho phiên đàm phán tiếp theo.
Đường trở lại Kaesong của doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn đóng kín
Theo hãng tin AFP, sau cuộc họp hai bên tiếp tục đổ lỗi cho nhau về cái mà Triều Tiên gọi là “đổ vỡ thực sự” của các vòng đàm phán với mục tiêu khôi phục khu công nghiệp chung Kaesong.
“Việc Triều Tiên tuyên bố các cuộc đàm phán đã đổ vỡ là rất đáng tiếc”, Kim Hyung-Suk, người phát ngôn Bộ thống nhất Hàn Quốc nói. “Căn cứ trên kết quả cuộc gặp ngày hôm nay, chính phủ nhận thấy tương lai của khu công nghiệp Kaesong đang bị đe dọa nghiêm trọng”
Trước đó, trưởng đoàn đàm phán của Triều Tiên Pak Chol-Su cảnh báo rằng Triều Tiên có thể biến khu công nghiệp chung này thành một căn cứ quân sự nếu đàm phán thất bại.
“Nếu số phận khu công nghiệp Kaesong kết thúc theo cách này, quân đội sẽ tái làm chủ nó”, ông Pak nói.
Trước đây quân đội nước này đã phải di chuyển các trang thiết bị quân sự để giải phóng mặt bằng cho khu công nghiệp đi vào hoạt động năm 2004.
Từ đầu tháng đến nay các quan chức hai bên đã có 5 vòng đàm phán nhằm thu hẹp cách biệt trong việc “giải cứu” biểu tượng cuối cùng của sự hòa giải còn sót lại.
Video đang HOT
Kể từ tháng 4 vừa qua Kaesong này đã phải ngừng hoạt động do căng thẳng quân sự leo thang.
Một số nhà phân tích cho rằng phiên đàm phán ngày thứ Năm là cơ hội cuối để cứu lấy Kaesong, bởi căng thẳng có thể gia tăng trở lại trong tháng 8 khi Hàn Quốc tổ chức tập trận quân sự thường niên với Mỹ.
Chi tiết của cuộc tập trận người bảo vệ tự do Ulji vẫn chưa được công bố, nhưng thường nó vẫn diễn ra vào giữa tháng 8 và kéo dài 10 ngày, với sự tham dự của hàng chục nghìn binh sỹ Mỹ – Hàn.
“Thật đáng tiếc là Kaesong giờ đang sắp phải đóng cửa vĩnh viễn”, giáo sư Triều Tiên học Yang Moo-Jin của đại học Seoul nhận định. “Sự đối đầu giữa hai bên sẽ gia tăng và căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên sẽ tiếp tục lên cao”.
Hoạt động tại Kaesong bị đình trệ sau khi Triều Tiên rút 53.000 công nhân khỏi 123 nhà máy của Hàn Quốc hồi tháng 4. Các cuộc đàm phán về việc bình thường hóa hoạt động đã bị phủ bóng đen bởi những cáo buộc lẫn nhau xem ai là người chịu trách nhiệm cho việc khu công nghiệp bị đóng cửa.
Hàn Quốc muốn Triều Tiên nhận trách nhiệm và có đảm bảo bằng văn bản rằng sẽ không bao giờ để tình trạng này tái diễn. Trong khi đó Triều Tiên bác bỏ trách nhiệm và cho rằng họ phải hành động do các hành động hiếu chiến và đe dọa của Hàn Quốc, cụ thể là một loạt cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ.
Giáo sư Koh Yu-Hwan của đại học Dongguk cho rằng Triều Tiên nhận thấy yêu cầu nước này phải nhận hoàn toàn trách nhiệm của Hàn Quốc là một sự lăng mạ với thể diện quốc gia. “Triều Tiên có thể sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng với một số hành động khiêu khích quân sự”, Koh nhận định.
Theo Dantri
Mỹ dọn đường trở lại Biển Đông đối đầu Trung Quốc
Mỹ đang đàm phán với Philippines nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại các căn cứ ở Biển Đông chĩa thẳng về phía Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ đang mở rộng đàm phán với Manila nhằm tìm cách xây dựng thêm các cơ sở và kho tàng ở Philippines cũng như mở rộng hơn con đường tiếp cận với các căn cứ không quân và hải quân hướng mặt về phía Biển Đông của nước này.
Những cuộc đàm phán về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông được tiến hành trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc ngày càng nóng hơn. Từ hồi tháng 2, quân đội Philippines đã lên tiếng tố cáo tàu hải quân và công vụ của Trung Quốc gia tăng hiện diện ở vùng biển tranh chấp.
Tàu khu trục USS Fitzgerald của Mỹ tại căn cứ hải quân Mỹ trước đây ở vịnh Subic
Trong tuần này, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia cho biết Philippines dự định mở rộng hơn nữa cánh cửa cho Mỹ tiếp cận với các căn cứ của nước này theo hình thức tạm thời và luân phiên nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Tuy Manila không trao quyền đóng quân vĩnh viễn cho Mỹ nhưng điều này cũng giúp Mỹ tăng cường sự hiện diện của mình trên Biển Đông.
Hiệp định ký năm 1998 về viếng thăm quân sự cho phép lực lượng Mỹ duy trì sự hiện diện luân phiên ở Philippines, tuy nhiên Washington vẫn đang tìm cách mở rộng lực lượng này và xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng cho mình.
Trong một buổi họp báo ở Manila, Đại sứ Cuisia cho biết: "Chúng tôi cần mở rộng hơn nữa hiệp định năm 1998 vì chúng tôi cần xây thêm một số cơ sở hạ tầng." Những cơ sở này sẽ được xây dựng để "dùng chung" và cho phép Mỹ cất trữ trang thiết bị quân sự và hậu cần ở Philippines. Đại sứ Cuisia cho biết những cơ sở này sẽ cho phép Philippines sẵn sàng cho các hoạt động viện trợ nhân đạo và cứu hộ thiên tai trong tương lai.
Những cơ sở hạ tầng và căn cứ quân sự mà Mỹ đang nhắm đến cho lực lượng máy bay và tàu chiến của mình đều hướng mặt ra Biển Đông và tạo điều kiện cho hải quân, không quân Mỹ triển khai lực lượng gần các vùng lãnh thổ tranh chấp.
Tháng trước, quân đội Philippines cho biết họ đang dự định khôi phục lại các căn cứ không quân, hải quân ở vịnh Subic vốn từng được hải quân Mỹ sử dụng để tạo thế chiến lược cho Mỹ trong khu vực. Trong tháng 7, các nguồn tin quân sự và ngoại giao cho biết tất cả những cơ sở quân sự mà Mỹ đang muốn tiếp cận rộng rãi hơn đều chĩa thẳng vào Trung Quốc.
Tàu chiến Mỹ vẫn thường neo đậu ở vịnh Subic trong các chuyến thăm tới Philippines, và nhà thầu quân sự Huntington Ingalls Industries của Mỹ đã xây dựng một cơ sở để cung cấp dịch vụ cho tàu chiến Mỹ tại đây. Theo chuyên gia quân sự James Hardly, đây có thể là dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ bố trí tàu chiến và máy bay ở Philippines trong thời gian dài.
Ông Carl Baker, giám đốc Diễn đàn Thái Bình Dương của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng những cuộc đàm phán về kế hoạch dùng chung căn cứ quân sự này là một dấu hiệu nữa chứng tỏ Mỹ đang muốn tạo sự hiện diện lâu dài ở Philippines.
Ông cho biết: "Tôi cho rằng đó là mô hình mà họ đang theo đuổi. Như vậy họ (Mỹ) có thể bố trí nhân lực vào các căn cứ đó lâu dài mà không cần phải gọi nó là đóng quân thường trú."
Một cuộc đàm phán của các quan chức ngoại giao Mỹ và Philippines
Thông tin về sự hiện diện quân sự mở rộng của Mỹ ở Philippines có thể khiến các quan chức Trung Quốc thêm giận dữ vì căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc vẫn đang leo thang.
Hồi cuối năm 2012, tuyên bố của Mỹ tăng số lượng quân, máy bay và tàu chiến luân phiên ở Philippines đã khiến Trung Quốc nổi giận và truyền thông Trung Quốc mô tả Philippines như một kẻ chuyên gây rối tìm cách gây xung đột. Vào thời điểm đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi quân đội Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc xung đột.
Philippines hiện đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ đầy căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây của Việt Nam.
Trong khi đó, Đại sứ Cuisia thông báo các cuộc đàm phán không chính thức giữa Manila và Washington đã đạt đến cấp bộ trưởng, và cả hai bên đều đang hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận trước khi Tổng thống Benigno Aquino hết nhiệm kỳ vào năm 2016.
Theo Khám phá
Nga sẽ xây nhà máy hạt nhân mới cho Iran? Tổng thống Iran - ông Mahmoud Ahmadinejad hôm qua (2/7) cho biết, cuộc đàm phán sợ bộ kêu gọi Nga giúp đỡ Iran xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới đã được hoàn tất nhưng dự án chỉ còn chờ Tổng thống Nga Vladimir Putn phê duyệt thông qua. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nói với Tổng thống Putin tại Điện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan

Tân Giáo hoàng Leo XIV viếng mộ người tiền nhiệm

Ông Trump: Đàm phán thuế quan Mỹ - Trung đạt tiến triển lớn

Ông Putin đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào tuần tới

Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn

Nga lên tiếng về đề xuất ngừng bắn 30 ngày của Ukraine

Ukraine nêu lý do từ chối đề xuất lập vùng phi quân sự 30km với Nga

Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?

Thư ký báo chí Nhà Trắng vừa làm việc vừa cho con bú sữa bình

Không chiến nảy lửa, 5 tiêm kích Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ ngay khi cất cánh

Nga sẽ tạm đình chiến nếu phương Tây ngừng cấp vũ khí cho Ukraine

Xung đột leo thang, Pakistan họp khẩn cơ quan chỉ huy hạt nhân
Có thể bạn quan tâm

BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo
Sao châu á
16:04:31 11/05/2025
Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc
Tv show
16:03:00 11/05/2025
Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em
Nhạc việt
15:49:07 11/05/2025
Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc
Hậu trường phim
15:39:14 11/05/2025
MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất
Ôtô
15:38:17 11/05/2025
Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc
Netizen
15:30:53 11/05/2025
Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu
Xe máy
15:27:56 11/05/2025
Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải
Thế giới số
15:02:30 11/05/2025
Cơ hội được giảm án của cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
Pháp luật
15:00:30 11/05/2025
Viral ảnh hiếm của Viên Minh - vợ Công Phượng: Nhan sắc khác xa hiện tại, khí chất tiểu thư trâm anh thế phiệt khó giấu
Sao thể thao
14:59:08 11/05/2025