Đàm phán Mỹ – Trung tái khởi động sẽ tạo ra bước ngoặt hay lại vòng lặp luẩn quẩn?
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị nối lại đàm phán tại London vào ngày 9/6, mang lại tia hy vọng giúp 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể xoa dịu căng thẳng liên quan nhiều lĩnh vực then chốt.
Quốc kỳ Mỹ (trái) và quốc kỳ Trung Quốc. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo hãng tin Bloomberg, cả Bắc Kinh và Washington đều đưa ra những cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận đạt được tại vòng đàm phán Geneva hồi tháng 5 – nơi hai bên đã cố gắng bắt đầu hạ nhiệt cuộc chiến thương mại. Mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi kể từ khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, kéo theo những nghi ngại cho nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư trong một bối cảnh đầy bất ổn.
Trung Quốc hôm 7/6 cho biết nước này đã phê duyệt một số đề xuất xuất khẩu đất hiếm, nhưng không nêu rõ quốc gia hoặc ngành công nghiệp liên quan. Động thái trên diễn ra sau khi ông Trump hôm 6/6 tuyên bố Chủ tịch Tập Cận Bình đã đồng ý nối lại “dòng chảy” khoáng sản đất hiếm và nam châm sử dụng loại nguyên liệu này.
“Chúng tôi muốn đất hiếm, các loại nam châm vốn rất quan trọng cho điện thoại di động và mọi thứ khác được lưu thông trở lại như hồi trước tháng 4, và chúng tôi không muốn bất kỳ chi tiết kỹ thuật nào làm chậm quá trình đó. Điều đó đã được nói rõ với họ”, ông Kevin Hassett, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia tại Nhà Trắng, phát biểu hôm 8/6 trong chương trình Face the Nation của CBS.
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang kể từ khi hai bên liên tục tuyên bố áp thuế quan lẫn nhau, khiến mức thuế nhập khẩu tăng vọt lên mức 3 con số trước khi được kéo giảm xuống. Mặc dù thỏa thuận ở Geneva vào tháng 5 được kỳ vọng mở đường cho việc hạ nhiệt căng thẳng nhưng các cuộc đàm phán sau đó đã không thể nhanh chóng diễn ra khi mà hai bên vẫn lời qua tiếng lại.
Phía Mỹ thể hiện thái độ khi cho rằng nguồn cung nam châm đất hiếm từ Trung Quốc – nguyên liệu thiết yếu cho sản xuất xe điện và các hệ thống quốc phòng của Mỹ – đã sụt giảm rõ rệt. Trong khi đó, Trung Quốc lại tỏ ra bất bình với các biện pháp siết chặt từ Washington đối với chip trí tuệ nhân tạo (AI) do hãng công nghệ Huawei sản xuất, quyền tiếp cận các công nghệ tiên tiến khác, cũng như các đợt trấn áp sinh viên nước ngoài đang theo học tại Mỹ.
Lệnh hoãn áp thuế với hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Trump sẽ hết hiệu lực vào tháng 8 tới, trừ khi ông quyết định gia hạn thêm. Nếu không đạt được thỏa thuận, Nhà Trắng tuyên bố rằng ông Trump sẽ khôi phục các mức thuế quan như đã công bố vào tháng 4, hoặc những mức thấp hơn nhưng vẫn vượt quá ngưỡng cơ bản 10% hiện nay.
Theo kế hoạch, tại London, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick và Đại diện Thương mại Jamieson Greer sẽ gặp phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Hà Lập Phong dẫn đầu.
Hiện nay, Tổng thống Trump đang thể hiên một góc nhìn khá tích cực về mối quan hệ vốn nhiều thăng trầm kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1. Trong một bài viết trên mạng xã hội , ông cho rằng các cuộc đàm phán sẽ diễn ra “rất tốt”.
Trong khi cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trump vào tuần trước đã tạo ra một số hy vọng trên Phố Wall về việc giảm thuế với các đối tác thương mại, thì sự lạc quan của các nhà đầu tư lại dường như khá “dè dặt”. Dù từng cam kết tái cấu trúc, định hình lại các quan hệ thương mại của Mỹ thì cho đến nay ông Trump cũng mới chỉ đạt được một thỏa thuận duy nhất – là với nước Anh.
Cuộc gặp ở Geneva trong tuần này tiếp tục cho thấy những thách thức trong việc đạt thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc.
“Đã có sự nhầm lẫn, hiểu lầm hoặc diễn giải sai một cách cố ý từ cả hai bên, tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận, về những gì đã được thống nhất”, ông Josh Lipsky, Chủ tịch bộ phận kinh tế quốc tế tại Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định.
“Họ để quá nhiều thứ có thể diễn giải theo nhiều cách khác nhau và tất cả đều phải trả giá trong những tuần tiếp theo”, ông Lipsky nhấn mạnh.
Video đang HOT
Sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Trump đã nói với ông Tập rằng sinh viên Trung Quốc được chào đón học tập tại Mỹ. Ông Trump sau đó cũng nói rằng ông sẽ “vinh dự” nếu được đón tiếp họ. Một tín hiệu tích cực nữa trong mối quan hệ song phương Mỹ – Trung nhưng chưa có gì là quá chắc chắn.
Hiện tại, ông Tập dường như đang đặt cược vào một bước khởi đầu mới trong quan hệ song phương, nhằm mang lại những kết quả cụ thể trong vài tuần và vài tháng tới, bao gồm việc giảm thuế, nới lỏng kiểm soát xuất khẩu và một giọng điều bớt căng thẳng hơn từ phía đối tác Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc “chỉ muốn trở lại thời điểm họ ở Thụy Sĩ với một vài thỏa thuận nữa trên giấy tờ để thực sự hiểu rõ những gì sẽ được cấp phép, những gì không”, ông Lipsky nói.
Quốc gia nắm chìa khóa phá thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc
Quốc gia này có tiềm năng phá vỡ thế độc quyền của Trung Quốc trong lĩnh vực khai thác và tinh chế đất hiếm, nhưng liệu họ có thể hành động đủ nhanh và quyết đoán?
Mỏ đất hiếm Mt Weld của Công ty Lynas Corp ở Tây Australia. Ảnh: AAP/The Conversation
Theo trang Asia Times, trong cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, có một ngoại lệ đáng chú ý: 31 loại khoáng sản quan trọng, bao gồm các nguyên tố đất hiếm, đã được miễn thuế quan theo một cách chiến lược.
Đây không phải là một cử chỉ thiện chí. Đó là sự thừa nhận ngầm về sự phụ thuộc sâu sắc của Mỹ vào Trung Quốc đối với các vật liệu thiết yếu cho khả năng cạnh tranh về công nghệ, quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và quốc phòng của nước này.
Phản ứng của Bắc Kinh rất nhanh chóng và có tính toán. Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố mở rộng kiểm soát xuất khẩu và thay đổi nguyên tắc định giá. Động thái này phản ánh nỗ lực lâu dài của Trung Quốc nhằm chuyển giá đất hiếm từ cung cầu thị trường sang định giá dựa trên giá trị chiến lược của chúng.
Tác động đến ngay lập tức. Hoạt động xuất khẩu đất hiếm từ Trung Quốc thực sự bị đình trệ, vì các nhà xuất khẩu đang phải chờ phê duyệt theo chế độ cấp phép mới.
Thông báo này đã thúc đẩy Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành một sắc lệnh hành pháp mới chỉ đạo xem xét các rủi ro an ninh quốc gia bắt nguồn từ sự phụ thuộc của Mỹ vào các khoáng sản quan trọng đã qua chế biến và nhập khẩu.
Khi chuỗi cung ứng toàn cầu chao đảo vì những gián đoạn này, Australia thấy mình đang ở một vị trí chiến lược độc nhất. Là một đồng minh đáng tin cậy của Mỹ, Canberra sở hữu các nguồn lực, quan hệ đối tác và vốn chính trị để bước vào cuộc chơi.
Nhưng liệu Australia có thể nắm bắt cơ hội này hay không, hay sẽ đi kèm với các điều kiện ràng buộc?
Chiến lược mới của Trung Quốc
Các hạn chế mới nhất của Trung Quốc nhắm vào 7 loại đất hiếm, rất quan trọng đối với xe điện, tua bin gió, máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa.
Mặc dù không cấm xuất khẩu hoàn toàn, nhưng chính sách này hoạt động như một điểm nghẽn. Nó tận dụng sự kiểm soát gần như toàn cầu của Trung Quốc đối với hoạt động tinh chế đất hiếm (khoảng 90%) và sự độc quyền của nước này đối với hoạt động chế biến đất hiếm nặng (98%).
Ở trong nước, lĩnh vực đất hiếm của Trung Quốc do hai "người khổng lồ" nhà nước thống trị, cùng nhau kiểm soát gần 100% hạn ngạch khai thác quốc gia.
Các biện pháp này đã phơi bày điểm yếu của chuỗi cung ứng phương Tây. Mỹ chỉ có một mỏ đất hiếm đang hoạt động - Mountain Pass ở California - và công suất tinh chế nội địa ở mức tối thiểu.
Một cơ sở chế biến mới ở Texas (Mỹ) do tập đoàn Lynas của Australia sở hữu đang được phát triển, nhưng sẽ mất nhiều năm để thiết lập chuỗi cung ứng tự cung tự cấp.
Mỏ khai thác đất hiếm ở Mountain Pass, California, Mỹ. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Châu Âu phải đối mặt với những thách thức tương tự. Mặc dù đất hiếm rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi xanh của EU, nhưng sản xuất nội khối vẫn còn hạn chế. Những nỗ lực đa dạng hóa thông qua các đối tác như Australia và Canada cho thấy triển vọng nhưng bị cản trở bởi chi phí sản xuất cao và sự phụ thuộc liên tục vào công nghệ của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đang nỗ lực định nghĩa lại cách định giá đất hiếm. Một đề xuất sẽ gắn giá trị của các nguyên tố chính như dysprosi với giá vàng, nâng chúng từ đầu vào công nghiệp lên tài sản địa chính trị.
Một đề xuất khác được đưa ra nhằm thanh toán các giao dịch đất hiếm bằng nhân dân tệ thay vì đô la Mỹ, thúc đẩy tham vọng rộng lớn hơn của Bắc Kinh là quốc tế hóa đồng tiền của mình.
Đối với Trung Quốc, chiến lược này không chỉ giới hạn ở kinh tế. Đây là chính sách tài nguyên quốc gia có chủ đích tương đương với cách quản lý dầu mỏ của OPEC, được thiết kế để liên kết giá cả với tầm quan trọng chiến lược của các khoáng sản quan trọng.
Cơ hội của Australia?
Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ các nhà sản xuất của Australia. Các mỏ chiến lược như Mt Weld ở Tây Úc đã thu hút sự quan tâm mới từ Nhật Bản, châu Âu và Mỹ.
Các nhà quan sát trong ngành cho rằng Australia có vị thế tốt hơn Mỹ để phát triển chuỗi cung ứng an toàn, do có nguồn tài nguyên địa chất phong phú và môi trường quản lý minh bạch.
Để nắm bắt cơ hội này, chính phủ đã bắt đầu hành động.
Theo sáng kiến Future Made in Australia, chính phủ liên bang đang xem xét các biện pháp như dự trữ chiến lược, tín dụng thuế sản xuất và mở rộng hỗ trợ cho hoạt động chế biến trong nước. Iluka Resources đã đảm bảo được 1,65 tỷ AUD (1,05 tỷ USD) để xây dựng một nhà máy lọc đất hiếm, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2026.
Các dự án mới như Browns Range và nhà máy lọc dầu của Lynas tại Malaysia đã đóng vai trò là các nút thay thế trong mạng lưới chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu.
Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản về mặt cấu trúc. Các đồng minh phương Tây, bao gồm cả Australia, vẫn thiếu các công nghệ xử lý quan trọng và có khả năng phải chịu chi phí tuân thủ môi trường cao. Nhà máy ở Texas của Lynas dự định mở rộng năng lực của đồng minh nhưng đã phải đối mặt với sự chậm trễ do các phê duyệt về môi trường.
Cân bằng ngoại giao
Căng thẳng địa chính trị khiến bức tranh trở nên phức tạp hơn. Vai trò kép của Australia - vừa là nhà cung ứng thượng nguồn lớn cho Trung Quốc, vừa là đồng minh chiến lược của Mỹ - đặt nước này vào tình thế "đi trên dây" về mặt ngoại giao.
Nếu nghiêng quá nhiều về phía Mỹ, Australia có thể phải đối mặt với các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc. Ngược lại, nếu thể hiện thái độ quá thân thiện với Bắc Kinh, nước này có thể bị Washington soi xét.
Mối lo về quyền sở hữu cũng ngày càng gia tăng. Chính phủ Australia đã chặn hoặc buộc các công ty Trung Quốc phải thoái vốn khỏi một số công ty đất hiếm và lithium, bao gồm cả Northern Minerals.
Biến động thị trường càng làm gia tăng những thách thức này. Giá cả hiện đang bị đẩy lên do rủi ro địa chính trị, nhưng vẫn dao động mạnh. Hơn nữa, khả năng của Trung Quốc trong việc hạ giá toàn cầu có thể làm suy giảm sức cạnh tranh của xuất khẩu Australia.
Đất hiếm đã trở thành nguồn gây tranh cãi trong cuộc chiến thuế quan. Ảnh: Shutterstock/Conversation
Cơ hội chiến lược, nhưng không dễ nắm bắt
Australia đang đứng giữa một bước ngoặt chiến lược hiếm hoi. Nước này vừa là bên hưởng lợi từ sự rút lui của Trung Quốc, vừa có thể trở thành nạn nhân của cuộc cạnh tranh quyền lực ngày càng gay gắt giữa các cường quốc.
Trong một thế giới mà tài nguyên đồng nghĩa với ảnh hưởng, câu hỏi đặt ra cho Australia không chỉ là liệu họ có đủ trữ lượng khoáng sản hay không, mà là liệu họ có chiến lược phù hợp để khai thác chúng hay không.
Nếu chính phủ có thể tận dụng được thời cơ hiện tại - bằng cách đa dạng hóa quan hệ đối tác, đầu tư vào năng lực sản xuất, và khéo léo điều tiết mối quan hệ với cả đồng minh lẫn đối thủ - thì Australia có thể vươn lên thành một quốc gia dẫn đầu trong bức tranh mới về thị trường khoáng sản chiến lược.
Trong kỷ nguyên địa chính trị tài nguyên, sở hữu khoáng sản thôi là chưa đủ. Thử thách thực sự nằm ở chỗ: liệu Australia có tầm nhìn và quyết tâm để dẫn dắt cuộc chơi hay không.
Mối quan ngại đặc biệt của các nhà thầu quân sự Mỹ giữa cuộc chiến thương mại Khi nhiều công ty Mỹ giữ rất ít hoặc không có hàng tồn kho đất hiếm vì họ không muốn rót tiền mặt vào các kho dự trữ vật liệu đắt tiền thì Bắc Kinh đã đình chỉ xuất khẩu một số khoáng chất đất hiếm và nam châm đất hiếm. Đất hiếm chuẩn bị được bốc xếp tại Liên Vân Cảng, tỉnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tòa án Pháp tuyên trắng án cựu Thủ tướng và hai Bộ trưởng Y tế trong vụ điều tra Covid-19

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi về trận lũ quét ở bang Texas của Mỹ

'Ván cờ ngoại giao' của EU giữa hai siêu cường Mỹ - Trung

Nhiều binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bị tử vong vì ngạt khí trong hang động tại Iraq

Khai mạc Kỳ họp thứ 47 Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO

Tổng thống Putin sa thải Bộ trưởng Giao thông Nga

Mỹ và EU có khả năng đạt được thỏa thuận thuế quan dưới 10%

Hãng kim hoàn Trung Quốc đối đầu đế chế Cartier

Lại xả súng ở Mỹ khiến 3 người tử vong và 10 người bị thương

Phòng không Ukraine lung lay: Hậu quả nghiêm trọng do đóng băng viện trợ từ Mỹ

Hàn Quốc phát tiền cho toàn dân chi tiêu

UAV Ukraine tấn công cơ sở dầu khí Nga và nhà máy liên quan tới quân đội gần Moskva
Có thể bạn quan tâm

Bất chấp "đu trend" ghép ảnh AI bị CSGT xử phạt, 1 Á hậu Việt gây phẫn nộ
Sao việt
10:51:48 08/07/2025
Squid Game 3 gây sốt toàn cầu, kết thúc ám ảnh khiến khán giả tranh cãi?
Phim châu á
10:51:15 08/07/2025
Phản ứng của nữ thần sexy số 1 showbiz khi phát hiện chồng "ăn nem" khiến dân tình trợn tròn mắt
Sao châu á
10:47:44 08/07/2025
Texas chìm trong trận lũ kinh hoàng, cảnh báo thời tiết bị "tố" không hiệu quả!
Tin nổi bật
10:37:45 08/07/2025
Trang phục màu hồng rực rỡ cho nàng thêm tự tin xuống phố
Thời trang
10:34:31 08/07/2025
Cách thiết kế góc làm việc trong phòng ngủ tối ưu hóa không gian, giúp cải thiện giấc ngủ
Sáng tạo
10:28:05 08/07/2025
Shark Bình nổi điên vì phát ngôn "cho vợ 1 tỷ/tháng", bị gán ghép trắng trợn!
Netizen
10:23:44 08/07/2025
6 mẹo an toàn giúp giảm đau lưng khi mang thai
Kiến thức giới tính
09:46:26 08/07/2025
Chị tôi mất chưa đầy 1 tháng, anh rể đã rước người phụ nữ khác về nhưng sự thật đằng sau lại khiến ai cũng rơi nước mắt
Góc tâm tình
09:42:56 08/07/2025
Naengmyeon - Tô mì lạnh thấm đẫm hương vị mùa hè Hàn Quốc
Ẩm thực
09:02:23 08/07/2025