Dân điêu đứng vì “thừa mặn, thiếu ngọt”
Lúa chết khô vì nhiễm mặn
Lũ đầu nguồn không về khiến cho nhiều khu vực ở Bạc Liêu thiếu nước ngọt nghiêm trọng, nuôi cá không được, trồng lúa cũng không xong…
Ông Nguyễn Trung Hiếu – Phó Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cho biết, dù huyện chỉ mới xuống giống được hơn 8.000 ha (50% diện tích theo kế hoạch) nhưng có trên 1.000 ha lúa bị thiệt hại vì bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
“Lúa – tôm” cũng khóc
Đã cuối tháng 10, vậy mà trên kênh Quảng Lộ – Phụng Hiệp, tại khu vực ngã tư Ninh Quới (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu), nơi dẫn nước từ sông Hậu về bán đảo Cà Mau chỉ cao hơn mực nước biển 0,2m. Năm ngoái, cùng thời điểm này, dù khô hạn nhưng mực nước kênh luôn cao hơn mực nước biển từ 0,4m đến 0,45m.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu, mực nước kênh thấp, khiến cho việc xả mặn để trồng lúa ở Bạc Liêu và Cà Mau gặp nhiều khó khăn.
“Năm rồi, tui lỗ gần 20 triệu đồng vì lúa trồng trên đất nuôi tôm bị mất trắng do thiếu nước ngọt. Năm nay, tui đã chuẩn bị giống đâu vào đó rồi nhưng không dám gieo sạ vì nồng độ mặn trên ruộng còn quá cao”, ông Lâm Văn Chanh (ấp 21, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, Bạc Liêu), một trong những nông dân đang áp dụng mô hình sản xuất “lúa – tôm” (mùa khô nuôi tôm, mùa mưa trồng lúa) phân bua.
Lũ đầu nguồn không về, nhiều kênh dẫn nước ngọt ở Bạc Liêu bị khô cạn
Do nguồn nước ngọt ở Bạc Liêu ngày càng suy giảm nên mô hình “lúa – tôm” đã được áp dụng rộng rãi ở vùng phía bắc của tỉnh. Song đến thời điểm này, ông Đặng Tấn Hoài – Chủ tịch UBND xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai cho rằng, vẫn chưa thể bắt dân gieo xạ vì sự thất bại gần như chắc chắn, do độ mặn quá cao.
Theo những nông dân có kinh nghiệm, với độ mặn dưới 3%o (phần ngàn) cây lúa có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, nước ở các khu vực nuôi tôm hiện nay có độ mặn trên 10%.
Xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai có diện tích thực hiện mô hình “lúa – tôm” là 3.000 ha. Đây là xã thừa nước mặn, thiếu nước ngọt, vì nằm dọc theo các cống xả trên tuyến QL 1A, cuối nguồn nước ngọt. Năm ngoái, do thiếu nước ngọt nên toàn bộ diện tích lúa trồng trên đất tôm của xã Phong Thạnh bị mất trắng.
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Giá Rai, trong năm 2009, có hơn 12.000 ha lúa gieo sạ trên đất nuôi tôm bị mất trắng do khô hạn. Vụ lúa năm nay, nông dân ở đây lại đối mặt với bi kịch cũ: thiếu nước.
Video đang HOT
Ông Mai Chí Tính – Chủ tịch UBND huyện Giá Rai cho biết mặc dù huyện đã điều chỉnh kế hoạch trồng lúa trên đất tôm từ trên 5.000 ha xuống còn 2.000 ha, thế nhưng không chắc thực hiện được. Đa số nông dân đều không muốn gieo sạ trong điều kiện thời tiết diễn biến quá bất lợi.
Xuống giống 3 – 4 lần đều chết lụi
“Những năm trước vào thời điểm này ruộng lúa của tui ít nhất cũng được 1 tháng tuổi, vậy mà năm nay …”, chỉ tay về ruộng lúa đã chết lụi, ông Danh Sung (ấp Đầu Sấu Tây, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân), ngao ngán.
Dân nuôi cá “treo mùng” Không chỉ có cây lúa, người nuôi tôm, nuôi cá ở tỉnh Bạc Liêu cũng đang gặp nhiều khó khăn vì thiếu nước ngọt. Tại các xã Ninh Hòa, Ninh Quới, Ninh Quới A của huyện Hồng Dân, là những nơi có nghề nuôi cá lóc mùng (nuôi trong mùng lưới) trên các sông, rạch khá phát triển nhưng hiện nông dân đang lo sốt vó vì nước trên các trục kênh ngày càng cạn kiệt. Hậu quả của tình trạng này, là nguồn nước bị ô nhiễm làm cho cá dễ bị nhiễm bệnh và tăng trọng chậm. Gần 50 hộ dân thực hiện mô hình này trên địa bàn hai huyện Hồng Dân và Phước Long đã phải “treo mùng” vì dịch bệnh. Chị Nguyễn Kim Hồng ở xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân – người mới thoát nghèo nhờ được hỗ trợ vốn vay để nuôi cá lóc mùng buồn rầu cho biết chắc gia đình sẽ lại đói nghèo như trước vì hiện chưa biết phải làm gì sau khi “treo mùng”.
Cách đây hơn một tháng, thấy đã quá trễ lịch thời vụ nên ông Sung quyết định mạo hiểm xuống giống với hy vọng trời sẽ mưa nhưng lúa sạ xuống chỉ mới lên mầm đã chết hết do nước trong ruộng còn quá mặn.
Tính từ đầu vụ đến giờ ông Danh Sung đã sạ đến 4 đợt, song lần nào cũng bị thiệt hại. Hiện nay, ông đã xin mạ về cấy tiếp nhưng lo âu nếu nắng nóng lại tiếp diễn, không biết diện tích mạ mới cấy có sống được hay không?
Chẳng riêng gì ông Danh Sung, hầu hết diện tích lúa trồng trên đất nuôi tôm của nông dân lân cận đều rơi vào trường hợp tương tự.
Ông Lại Văn Huỳnh, ở gần nhà ông Sung buồn rầu vì đã sạ đến lần thứ 3 trên 14 công đất, kết quả lúa chỉ còn sống lưa thưa chưa đầy 2 công (2. 000 m2).
So với Giá Rai, huyện Hồng Dân và Phước Long (Bạc Liêu) là hai huyện có điều kiện thực hiện mô hình “lúa – tôm” tương đối thuận lợi hơn.
Tuy vậy, cho đến thời điểm này số diện tích được gieo sạ đạt khá thấp so với yêu cầu kế hoạch. Hàng năm, khoảng trung tuần tháng 8 dương lịch là nông dân đã cải tạo đất và xuống giống vụ lúa trên đất nuôi tôm.
Thế nhưng, năm nay đến thời điểm này, nông dân vẫn chưa cải tạo được bởi lượng mưa rất ít và nước trên các trục kênh, nhất là các kênh nội đồng độ mặn vẫn còn khá cao.
Ông Nguyễn Văn Lẹ (ấp Ninh Thạnh 2, xã Ninh Hoà, huyện Hông Dân) có 2,5 ha vuông tôm cho biết, mấy năm trước vào thời điểm này là trong vuông của ông lúa đã xanh tốt. Năm nay, do không có nước ngọt nên ông chưa thể cải tạo ao vuông để xuống giống.
“Do lũ thượng nguồn không về cộng với tình trạng nắng nóng kéo dài, nhiều khả năng sẽ có hàng ngàn ha ở địa phương này không thể trồng lúa trên đất nuôi tôm, do thiếu nước ngọt”, ông Nguyễn Trung Hiếu – Phó Phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân, nhận định.
Theo ông Hiếu, dù huyện chỉ mới xuống giống được hơn 8.000 ha (50% diện tích theo kế hoạch) nhưng đã có đến trên 1.000 ha lúa bị thiệt hại vì bị nhiễm phèn mặn.
Kế hoạch bất khả thi
Theo kế hoạch, năm 2010, diện tích trồng lúa trên đất nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu là 29.000 ha. Thời vụ xuống giống được xác định gói gọn trong tháng 9 dương lịch. Vậy mà tính đến ngày 21 tháng 10, tỉnh mới xuống giống được 20.000 ha (chưa tính diện tích lúa bị thiệt hại).
Ông Phan Minh Quang – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho hay nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở tỉnh này chủ yếu dựa vào nước mưa và nước từ dòng sông Hậu (thông qua kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp).
Tuy nhiên, do năm nay lũ không về nên mặc dù Công ty khai thác công trình thủy lợi của tỉnh đã mở hết các cống dọc theo tuyến Quốc lộ 1A xả nước mặn để dẫn ngọt nhưng lượng nước được kéo về không được bao nhiêu.
Nước quá mặn nên tôm nuôi cũng chết
Điều đáng lo ngại nhất của ngành nông nghiệp hiện nay là nhiều tuyến kênh của vùng sản xuất lúa tôm trong tỉnh có độ mặn vẫn còn khá cao.
Trên các trục kênh của huyện Giá Rai, Phước Long độ mặn đo được khoảng 10%o. Các giống lúa hiện nay không thể phát triển được với độ mặn như vậy.
Ông Quang, nhận định: “Bạc Liêu là tỉnh cuối nguồn nước ngọt, trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp của tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn do lượng nước ngọt được dẫn về từ sông Hậu ngày càng ít, cộng với thời tiết ngày càng bất lợi”.
Theo ông Quang, Chính phủ cần tăng cường đối thoại với các quốc gia trong khu vực để đảm bảo có sự phân chia lợi ích nguồn nước từ sông Mê Kông một cách hài hòa. Nếu không, ĐBSCL nói chung và vùng bán đảo Cà Mau sẽ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do thiếu nước ngọt trầm trọng.
Theo Vietnamnet
'Vua' cá rồng và những chú cá nghìn đô
Anh Nguyễn Chính Ngọc được coi là "vua" cá rồng khi bỏ ra hơn 3 tỉ đồng đầu tư nuôi cá. Anh còn sở hữu một đôi quá bối đầu vàng và một chú platium vào loại độc nhất vô nhị ở Việt Nam với giá hàng ngàn đôla/con...
Chơi cá rồng phải chăm chút xử lý nguồn nước,
chọn thức ăn và cả chọn sắc màu hồ cho phù hợp.
Chơi cá tiền tỉ lắm công phu
Được giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà anh Ngọc ở đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội để được tận mắt chứng kiến những chú cá rồng trị giá hàng chục ngàn đôla. Ngay phòng khách là những bể cá rồng to đùng, hình dáng đẹp lạ. Bể lớn nhất dài hơn 4m và bể nhỏ cũng phải 2m, kính dùng làm bể là loại đặc biệt mới có thể chịu được áp lực hàng chục khối nước.
Anh Ngọc kể, để chơi cá rồng không hề đơn giản và cần chú tâm nhất là khâu lọc nước. Bởi sơ suất một chút có thể đi tong hàng trăm triệu đồng. Thông thường, cứ mỗi bể phải xây một bể lọc to chừng 1/3 bể cá và được phân ra từng ngăn thấm qua bông, đá sỏi, than hoạt tính... Sau khi được lọc qua các bể sẽ chảy xuống một hồ âm dưới đất, rồi mới bơm lên bồn chứa trên cao tạo áp lực đẩy xuống các bể cá.
"Dân chơi cá miền Bắc khổ nhất vào mùa đông. Cá rồng vốn xuất xứ ở các nước như Singagore, Malaysia, Indonesia... nên không chịu được lạnh. Để sưởi ấm hàng chục mét khối nước, nếu đun bằng điện rất tốn, có thể cả chục triệu đồng/tháng. "Nên tôi làm một nồi nước to đun bằng than tổ ong để ngoài sân, rồi dẫn một hệ thống ống tuần hoàn ra vào", anh Ngọc chia sẻ.
Ngoài những hệ thống trên, bóng đèn chiếu sáng cũng ngốn một khoản kha khá, mỗi bóng có giá khoảng 600 - 700 ngàn đồng và cá gì thì bóng màu đó. Vì vậy dân chơi cá thường nói: "Chơi cá là chơi đèn". Cá huyết long hồng vĩ nhất thiết phải là nền xanh nước biển, đèn màu hồng; còn cá quá bối (cá rồng đầu vàng), thì phải nền vàng và đèn hơi vàng... Hệ thống bể này, anh Ngọc đầu tư gần 300 triệu đồng.
Mua cá rồng ngàn đô đổi lấy sự bình yên
Thông thường, thức ăn của cá rồng là tôm, cá trạch, thịt bò. Tôm còn có tác dụng lên màu và tốt cho lớp vảy cá rồng. Tuy nhiên, thức ăn cá rồng thích nhất là sâu, gián và thạch sùng. Anh Ngọc nói, ai chơi cá rồng mà thấy gián, thạch sùng... không vồ ngay là chưa biết chơi cá. Nhưng cần lưu ý, tránh bắt gián chết cho cá ăn, vì có thể gián đã ăn phải thuốc chuột. Rết là món đứng đầu bảng khoái khẩu của cá rồng, nhưng khó kiếm rết và thường phải nhập rết từ Trung Quốc, giá 10.000 đồng/con.
Anh Ngọc cho biết, từ năm 2007, tính riêng tiền mua cá, anh đã chi hơn 3 tỉ đồng và đã bán bớt chừng phân nửa, hiện còn 15 con cá rồng, trong đó có hai con quá bối đầu vàng và một con platium (cá rồng bị đột biến gien), có giá khoảng 400 triệu đồng/con.
"Tôi vào thấy ba con quá bối đầu vàng đẹp quá nên mua tất, với giá 200 triệu đồng/con. Đó là giá mua cả bầy đấy!", anh Ngọc tấm tắc. Về nhà thả vào bể, sáng hôm sau một con chết cứng; chỉ một đêm đã mất 200 triệu.
"Tôi vào thấy ba con quá bối đầu vàng đẹp quá nên mua tất, với giá 200 triệu đồng/con. Đó là giá mua cả bầy đấy!", anh Ngọc tấm tắc. Về nhà thả vào bể, sáng hôm sau một con chết cứng; chỉ một đêm đã mất 200 triệu.
Năm 2007, anh Ngọc sang Singapore lùng sục khắp các trại cá, nhưng chỉ mua được vài con huyết long. Bất ngờ khi về nước, một doanh nghiệp ở Sài Gòn gọi điện báo, họ vừa nhập ba con quá bối về.
Nhưng may, đôi quá bối đầu vàng còn sót lại, là cặp đực - cái. Một thời gian sau có người trả 800 triệu cho đôi cá này, "nhưng tôi không bán, vì biết bán đi sẽ không bao giờ tìm được một đôi như thế này nữa", anh Ngọc khẳng định.
Con platium được anh mua ở Sài Gòn năm 2008. Theo PGS.TS sinh học Hà Đình Đức và các chuyên gia cá rồng, thì platium là một loại cá rồng bị đột biến gien nên có màu trắng bạc. Loại này rất hiếm, có khi hàng chục ngàn con mới có một con. Hiện con platium của anh Ngọc thuộc dạng độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Cá rồng là một loại sống "đơn độc", nhưng tuổi thọ cao, sống khoảng vài chục năm. Khi lớn cá có chiều dài chừng 60cm, mỗi chiếc vảy có thể to bằng cái thìa, trông màu sắc đẹp và khoẻ mạnh. Cá rồng đắt, vì nó được xếp vào loài sách đỏ. Theo dân gian, ai nuôi cũng tâm niệm rằng đây là loài cá tài - lộc, diệt trừ tà ma, giúp gia chủ mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt...
Hiện là giám đốc một công ty sản xuất kinh doanh hoá chất, anh Ngọc trong một lần đến thăm người bạn và bị cuốn hút bởi loài cá "vua" này. "Chơi cá rồng, có một điều rất hay là tôi tìm được sự bình yên sau những giờ làm việc căng thẳng", anh Ngọc tâm sự.
Theo Dân Trí
Những ngôi sao làm các thương hiệu 'điêu đứng' Những scandal tai tiếng của các ngôi sao thời gian gần đây không những ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của họ, mà còn khiến các doanh nghiệp đang sử dụng hình ảnh quảng cáo bị một phen điêu đứng vì trở tay không kịp. Việc dùng người nổi tiếng để quảng cáo hay chứng thực cho sản phẩm lâu nay đã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện 1 tấn thịt lợn 'xuất huyết ngoài da' chuẩn bị lên lò quay

Xe cứu thương lật bên đường sau cú va chạm với ô tô con

Huy động cả máy xúc mở đường chữa đám cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?

Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố

Xe khách chở hàng chục người lật ngửa bên quốc lộ lúc rạng sáng

Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

Cá voi liên tiếp dạt vào bờ biển Quảng Ngãi
Có thể bạn quan tâm

Cuộc hội ngộ chấn động sau 8 năm: G-Dragon bị thời gian bỏ quên, Choo Sarang từ "thiên thần nhí" thành thiếu nữ xinh đẹp!
Sao châu á
06:21:53 14/05/2025
Moskva tiết lộ cách đáp trả việc Ba Lan đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại Krakow
Uncat
06:10:42 14/05/2025
5 món "rau vàng" vừa bổ gan lại giảm nhiệt bên trong một cách tự nhiên, nên ăn thường xuyên trong mùa hè
Ẩm thực
06:04:39 14/05/2025
Hàn Quốc: Gia đình nạn nhân vụ tai nạn máy bay của hãng Jeju Air đệ đơn kiện 15 người
Thế giới
06:02:21 14/05/2025
Quang Hải hứa cùng CAHN chiến hết mình để vô địch Cúp Đông Nam Á
Sao thể thao
05:55:17 14/05/2025
Phim 18+ Hàn chấn động toàn cầu: Cảnh nóng thật khiến cả MXH chỉ trích, càng bị chê càng hot mới tài
Phim châu á
05:51:44 14/05/2025
10 mỹ nhân có góc nghiêng đẹp nhất Trung Quốc: Triệu Lộ Tư bét bảng, hạng 1 nhan sắc "thượng hạng 5 sao"
Hậu trường phim
05:51:14 14/05/2025
3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà
Trắc nghiệm
00:35:39 14/05/2025
NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?
Sao việt
23:48:50 13/05/2025
Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người
Pháp luật
23:45:27 13/05/2025