Dân khiêng quan tài lên đường cao tốc để phản ứng tiền đền bù
Cho rằng việc đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều khuất tuất, hàng chục người dân mang theo quan tài kéo lên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đang thi công để gây áp lực.
Khoảng 9h30 ngày 10/11, anh Đoàn Văn Tịnh (41 tuổi) mặc đồ tang cùng hàng chục người dân xã Tam Ngọc (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) mang theo quan tài kéo lên đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đoạn qua xã này để phản đối chuyện đền bù mặt bằng.
Anh Tịnh mang đồ tang cùng hàng chục người dân mang theo quan tài kéo lên đường cao tốc đang thi công để phản ứng tiền đền bù. Ảnh: Tiến Hùng.
Theo anh Tịnh, gia đình có hơn 2.000 m2 đất bị thu hồi để làm đường, nhưng 3 năm qua vẫn chưa nhận được tiền. “Thu nhập của gia đình chỉ trông cậy vào vườn trái cây đó, nhưng bị thu hồi từ năm 2011. Năm 2012, người dân đều được nhận tiền, còn chúng tôi thì không”, anh Tịnh nói và cho hay do hàng trăm lần lên cơ quan có thẩm quyền hỏi, nhưng không có được câu trả lời thích đáng nên “cực chẳng đã phải phản đối bằng cách này”.
“Tôi lên hỏi thì người này chỉ qua người kia, lên thứ hai thì hẹn thứ sáu, lên thứ sáu lại hẹn thứ hai tuần sau sẽ giải quyết. Sự việc cứ vậy kéo dài mãi. Mẹ tôi mới mất, còn bố thì đang bệnh tật, chúng tôi hết kiên nhẫn rồi”, anh Tịnh bức xúc.
Bà Huỳnh Thị Luyện cho hay, khi chi trả tiền đền bù gia đình nhận được 284 triệu đồng, tuy nhiên sau đó vô tình lên ủy ban xã và thấy trong danh sách đền bù ghi rõ hộ bà nhận được 301 triệu đồng. “Khi chi trả, trong biên bản không hề có con dấu mà chỉ có chữ ký. Chúng tôi nghi ngờ tiền đền bù của dân đã bị ăn bớt”, người đàn bà khuôn mặt khắc khổ nói.
Bà Xuân cho rằng việc đền bù không nhất quán, ngôi mộ gần nhau diện tích giống nhau nhưng lại giá khác nhau và “trả giá như đi chợ”. Ảnh: Tiến Hùng.
Video đang HOT
Đến đầu giờ chiều, hàng trăm người tụ tập giữa đường cao tốc đang thi công để gây áp lực. Đến hơn 14h, chính quyền địa phương tổ chức đối thoại tại chỗ để nghe phản ánh. Hơn 20 người đặt hàng chục câu hỏi thể hiện sự bức xúc nhiều năm qua với nhà chức trách.
“Nhiều lăng mộ có diện tích bằng nhau, xây dựng giống nhau, nhưng cái thì đền bù 15 triệu, cái thì trả giá từ 5 lên 7 cho đến 12 triệu đồng. Đền bù phải có quy định rõ ràng, sao lại trả giá như đi chợ vậy”, bà Võ Thị Xuân (61 tuổi), thắc mắc.
Đặc biệt, nhiều hộ dân phản ánh theo quyết định mới đây của UBND tỉnh Quảng Nam về việc đền bù giải phóng mặt bằng tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi thì đất nông nghiệp được đền bù 84.000 đồng/m2, nhưng người dân ở xã Tam Ngọc chỉ được áp giá 44.000 đồng/m2…
Nhà chức trách tổ chức buổi đối thoại tại chỗ trong cả buổi chiều nhưng vẫn không giải đáp xong thắc mắc cho người dân. Ảnh: Tiến Hùng.
Trả lời bức xúc của người dân, ông Huỳnh Điệp, cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất Tam Kỳ, đơn vị trực tiếp đền bù, giải phóng mặt bằng, giải thích một số hộ dân do vướng hồ sơ thủ tục, việc xác định nguồn gốc đất khó khăn và cán bộ có sai sót dẫn đến việc đền bù chậm, thiếu cho người dân. Ông hứa khắc phục sớm.
Về việc áp giá đền bù, ông Điệp cho biết đã làm đúng và đưa ra những văn bản làm bằng chứng, nhưng việc giải thích khá dài dòng, khiến người dân phản ứng dữ dội. Ngoài ra, nhiều thắc mắc của người dân không được vị này giải đáp.
Đến 16h, ông Trần Nam Hưng, Phó bí thư Thành ủy Tam Kỳ đã tới chủ trì buổi đối thoại. Thừa nhận các cán bộ của thành phố có nhiều sai sót, thay mặt chính quyền Phó bí thư Hưng xin nhận khuyết điểm. Sau một lúc nghe phản ánh, ông khuyên người dân về nhà với lý do trời tối, không thể tiếp tục buổi đối thoại và hẹn đến chiều 11/11 sẽ giải đáp tất cả thắc mắc.
Tiến Hùng
Theo VNE
Dân đổ xô làm nhà trên đất dự án để nhận tiền đền bù
Nghe tin dự án 4 tỷ USD tái khởi động, hàng chục hộ dân ở Quảng Nam đua nhau xây dựng nhà tạm, bờ rào... với hy vọng nhận được nhiều tiền đền bù trước khi giải phóng mặt bằng.
Ngày 7/11, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, làm việc với chính quyền xã Duy Hải và huyện Duy Xuyên nhằm kiểm tra công tác phục vụ dự án Nam Hội An (xã Duy Hải, Duy Xuyên). Dự án 4 tỷ USD này được tỉnh Quảng Nam kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt tỉnh, nhưng bị đình trệ 3 năm nay vì nhà đầu tư thoái vốn khi đang tiến hành dang dở.
Gần đây dự án được tái khởi động bởi một tập đoàn lớn của Hong Kong. Động thái này khiến vài chục hộ dân ở xã Duy Hải đổ xô xây dựng nhà tạm bợ, bờ rào, công trình phụ... nhằm nhận được nhiều tiền đền bù khi giải phóng mặt bằng.
Thôn Tây Sơn Đông như một công trường xây dựng khi các hộ dân ồ ạt làm nhà, xây tường rào..... Ảnh: Tiến Hùng.
Tại buổi làm việc, ông Ngô Bốn, Phó chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, cho hay việc người dân ở 2 thôn Tây Sơn Đông và Tây Sơn Tây ồ ạt xây dựng diễn ra gần một tháng nay và đặc biệt mấy ngày gần đây khi nghe được thông tin chắc chắn sẽ giải tỏa mặt bằng.
"Chúng tôi đã nhiều lần vận động ngừng việc này vì có xây thì số tiền nhận thêm chẳng đáng là bao, còn vi phạm quy định, nhưng họ không chịu nghe, còn phản ứng dữ dội", ông Bốn nói và cho hay qua kiểm đếm có 66 hộ xây dựng chỉ trong một tháng qua.
"Đây là đất đã quy hoạch, không được xây mới, mặc dù người dân có nhu cầu cơi nới, sửa chữa cấp thiết quá thì cũng phải xin giấy phép xây dựng. Việc làm này thật là xấu hổ với phía đầu tư", Phó chủ tịch huyện nói và cho biết đã lập biên bản 50 hộ để xử lý hành chính vì xây dựng trái phép. Trong quá trình lập biên bản, nhà chức trách gặp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân nên 16 hộ còn lại chính quyền vẫn chưa xử lý được.
Một người dân cho hay, việc ông xây nhà là để cho vợ chồng con trai ở, do nhu cầu cấp thiết chứ không phải để nhần thêm tiền đền bù. Ảnh: Tiến Hùng.
Kết luận tại buổi làm việc, ông Đinh Văn Thu khẳng định đây là dự án trọng điểm, sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, vì thế chính quyền địa phương phải xử lý dứt điểm tình trạng này đổ xô xây nhà, nhưng cũng không để người dân chịu thiệt thòi. "Cán bộ phải thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân thì mới biết được họ mong muốn điều gì. Những gì dân chưa hiểu thì giải thích cho họ làm như vậy là sai", ông Thu nói.
Trước đó ngày 4/11, ông Nguyễn Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam đã có cuộc đối thoại với người dân xã Duy Hải về dự án Nam Hội An này. Ông Quang trực tiếp xin lỗi người dân vì dự án bị đình trệ nhiều năm qua và cam kết lần triển khai này sẽ nghiêm túc sửa chữa nhưng sai lầm đã mắc phải.
Nam Hội An là dự án gồm khu phức hợp đô thị, casino, khu du lịch nghỉ dưỡng nằm trên diện tích gần 1.000 ha thuộc huyện Duy Xuyên. Năm 2010, dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn 4 tỷ USD cho liên doanh VinaCapital và Genting Berhad. Đây là dự án nghỉ dưỡng được xem lớn nhất miền Trung. Tuy nhiên, năm 2012 với lý do khủng hoảng kinh tế thế giới, Genting Berhad thoái vốn khiến dự án phải đình trệ khi chỉ mới giải phóng được 85 ha mặt bằng. Việc này khiến người dân nằm trong diện đã quy hoạch bức xúc.
Sau 3 năm nỗ lực tìm kiếm đối tác, đầu tháng 9 vừa rồi, tập đoàn Chow Tai Fook của Hong Kong tham gia đầu tư vào dự án này. Dự kiến việc giải tỏa sẽ triển khai ngay trong đầu năm 2016 với diện tích giai đoạn 1 khoảng 50 ha, sau đó sẽ mở rộng thêm 200ha.
Tiến Hùng
Theo VNE
Tranh chấp đất sản xuất, người dân tái định cư Quỳnh Lỷ khốn khó Do không có đất sản xuất, nhiều gia đình rơi vào cảnh khốn khó. Trách nhiệm thuộc về ai? Gần 1 năm đã trôi qua, nhưng việc tranh chấp đất sản xuất giữa người dân sở tại với bản tái định cư thủy điện Sơn La tại khu vực Lán Lỷ, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vẫn chưa được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM

Cô gái 23 tuổi tố cáo bị tài xế ô tô hành hung

Vụ cháu bé bị bò thả rông tấn công: Tìm được sẽ tạm giữ đàn bò

Sửa 11 luật quân sự, quốc phòng, có nhiều quy định mới về nhập ngũ

Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh
Có thể bạn quan tâm

Được gọi là "Sekiro-like", tựa game này đại hạ giá trên Steam, tặng quà sinh nhật lớn cho người chơi
Mọt game
07:55:24 13/05/2025
Sự thật về vắc-xin 6 trong 1 mà bố mẹ không thể bỏ qua
Sức khỏe
07:54:08 13/05/2025
Giải mã cơn sốt bóng đen con mèo - "kitten shadow": Người nổi tiếng rủ nhau đu trend, đã có bức ảnh triệu like
Netizen
07:48:30 13/05/2025
Thời cơ để Arda Guler giành di sản của Luka Modric trước mũi Kylian Mbappe
Sao thể thao
07:45:17 13/05/2025
Tung màn cosplay Natra phiên bản táo bạo, nữ streamer khiến fan nam quên luôn bản gốc
Cosplay
07:39:33 13/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 37: Bị Nguyên bơ, An thẫn thờ nhớ nhung
Phim việt
07:35:28 13/05/2025
'Anh họ' U60 của Hiền Hồ: qua đời, mẹ vợ chia sẻ lý do sốc, sao Vbiz bị réo tên?
Sao việt
07:22:03 13/05/2025
Mỹ nhân Việt được khen xinh như Baifern Pimchanok, sở hữu 1 đặc điểm khiến vạn người xin vía
Hậu trường phim
07:19:58 13/05/2025
Luật sư Kim Sae Ron quyết kéo Kim Soo Hyun 'xuống nước', lộ video thiếu đạo đức
Sao châu á
07:11:57 13/05/2025
'Soi' dàn trai xinh gái đẹp trong 'Sinners' - Phim ma cà rồng hot nhất màn ảnh hè 2025
Phim âu mỹ
07:10:20 13/05/2025