Dân vật vã tìm chỗ để xe, Hà Nội lại lờ chủ trương của Chính phủ?
Hà Nội có hơn 50% tuyến phố có bề rộng một chiều đủ 2 làn xe cơ giới và một làn xe thô sơ, có thể bố trí điểm trông giữ xe theo Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ tháng 9/2013. Nhưng bây giờ Hà Nội mới triển khai và chỉ có 2/500 tuyến phố hiện có tại khu vực nội đô được thực hiện.
Hôm qua, đại diện Sở GTVT Hà Nội nói rằng, sau khi thí điểm trông giữ xe trên 2 tuyến phố Trần Hưng Đạo và Lý Thường Kiệt , sẽ nhân rộng ra các tuyến phố khác, dù có nằm trong danh sách 262 tuyến phố cấm để xe.
Dưới đường Lý Thường Kiệt, thí điểm cho ô tô của dân đỗ theo hàng lối. ảnh: T.Đảng
Cấm để xe 262 tuyến phố không còn phù hợp?
Các chuyên gia giao thông cho rằng, Hà Nội có hơn 50% tuyến phố có bề rộng một chiều đủ 2 làn xe cơ giới và một làn xe thô sơ, có thể bố trí điểm trông giữ xe theo Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, 50% các tuyến đường hiện có ở khu vực trung tâm có thể bố trí điểm trông giữ xe . Tuy nhiên, không hiểu sao Nghị định 100 được ban hành từ tháng 9/2013 nhưng bây giờ Hà Nội mới thực hiện. Hơn nữa, mới chỉ có 2/500 tuyến phố hiện có tại khu vực nội đô được thực hiện.
“Trước nhu cầu lớn về giao thông tĩnh và người dân rất vất vả phải tìm chỗ đỗ xe mỗi khi vào các tuyến phố trung tâm, Hà Nội bây giờ mới triển khai chủ trương của Thủ tướng Chính phủ là quá chậm”, một vị đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói.
Video đang HOT
Theo vị này, quy định cấm để xe trên 262 tuyến phố được thành phố thực hiện từ đầu năm 2012 đến nay đã tỏ ra không còn hiệu lực, khi trên các tuyến này ô tô, xe máy vẫn dừng, đỗ ngổn ngang. Hơn nữa, Nghị định 100 khiến việc tồn tại quy định cấm để xe trên 262 tuyến phố không còn phù hợp và có nguy cơ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Trao đổi với PV chiều 2/7, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, nói rằng, quy định cấm để xe trên 262 tuyến phố vẫn có hiệu lực và UBND thành phố chưa có chỉ đạo hay quyết định điều chỉnh. Tuy nhiên, về thủ tục pháp lý văn bản nào ra sau thì phải thực hiện theo văn bản đó, hơn nữa Nghị định 100 của Chính phủ nên Hà Nội phải thực hiện.
Một số điểm đỗ trên phố Lý Thường Kiệt đã cho xe thò ra cả mét so với vạch sơn. Ảnh: Minh Tuấn
“Việc trông giữ xe trên hai tuyến phố Trần Hưng Đạo và Lý Thường Kiệt là thí điểm. Sau một thời gian nhất định, liên ngành sẽ có sơ kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các tuyến phố khác, kể cả các tuyến phố nằm trong danh sách 262 tuyến phố cấm để xe trước đây”, ông Linh nói.
Về việc vỉa hè hai tuyến phố thí điểm trông xe vẫn lộn xộn, ông Linh nói rằng, vỉa hè hiện nay được giao cho quận quản lý. Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước, quận và Sở GTVT phải có phương án giải quyết. Trước mắt, Sở sẽ cùng với quận tuyên truyền, sau đó sẽ cương quyết xử phạt các cá nhân, tổ chức vi phạm.
Đỗ xe dễ hơn
Trên tuyến phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt hai ngày qua, việc tìm chỗ đỗ xe khá dễ dàng, thậm chí còn có người hướng dẫn, trông coi. Văn minh trên hai tuyến phố này dần được thiết lập khi ô tô được đỗ theo hàng lối, vạch sơn.
Thông tin với PV về việc này, đại diện UBND thành phố Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị định 100, UBND thành phố Hà Nội đã ra văn bản số 1515 cho phép liên ngành Công an – GTVT tổ chức thí điểm trông giữ xe ô tô tại hai tuyến phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo. Theo đó, từ ngày 1/7, trên hai tuyến phố này, Cty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội được phép bố trí mỗi tuyến 6 điểm trông xe dưới lòng đường có thu vé.
Theo ghi nhận của PV trong sáng 2/7, với 30.000 đồng/lượt, hầu hết chủ xe vào các điểm gửi xe trên tuyến phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt đều cảm thấy yên tâm. Nhiều người còn có ý kiến nên mở rộng hình thức này ra nhiều tuyến khác.
Tuy nhiên, trên vỉa hè hai tuyến phố thí điểm, nhiều xe máy, ô tô đỗ lộn xộn, nhất là đoạn qua các cơ quan, trường học, bệnh viện… Ông Phạm Văn Đức, Phó Giám đốc Cty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, nói rằng, theo quy định của thành phố và kế hoạch triển khai thí điểm, Cty chỉ được phép tổ chức trông ô tô dưới lòng đường, còn vỉa hè vẫn do phường, quận quản lý.
Lo ngại đầu voi, đuôi chuột Trao đổi với PV, ông Phạm Ngọc Long, Chủ tịch UBND phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm), nói rằng, việc sắp xếp đỗ xe dưới lòng đường sẽ làm giảm tình trạng thiếu điểm đỗ xe trên hai tuyến phố, góp phần hạn chế tình trạng đỗ xe trái phép, tùy tiện. Tuy nhiên, ông Long cho rằng, việc mở thêm các điểm đỗ dưới lòng đường phải đi liền với việc tăng cường quản lý, xử phạt thật nghiêm các trường hợp đỗ xe tùy tiện trên vỉa hè, phải xóa bỏ hoàn toàn các điểm đỗ hàng dọc trước đây. “Điều tôi lo ngại nhất là tình trạng thu tiền vượt quá quy định. Liệu có cách nào kiểm soát việc này không? Tổ chức trông xe dưới lòng đường phải đi liền với các biện pháp quản lý để tránh tình trạng đầu voi đuôi chuột”, ông Long kiến nghị. Minh Tuấn
Theo Tiền Phong
Mong có nhiều "Điện Biên Phủ" trong thời kỳ mới!
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó, đổi mới tư duy kinh tế làm trọng tâm, có thể so sánh như "Chiến thắng Điện Biên Phủ", với quyết định lịch sử khi thay đổi phương châm tác chiến từ "Đánh nhanh, giải quyết nhanh" chuyển sang "Đánh chắc, tiến chắc" và biết phát huy nội lực. Mong có nhiều " Điên Biên Phủ" trong thời kỳ mới!
Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Ảnh Ngọc Trinh
Trải qua những cuộc chiến trường kỳ và gian khổ, đất nước được độc lập, giang sơn thu về một mối, nhưng hàn gắn vết thương sau chiến tranh và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có tinh thần "Điện Biên Phủ" trong thời kỳ đổi mới. Đổi mới hay "chết", là mệnh lệnh mang tầm thời đại đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, trì trệ. Tháng 12 năm 1986, thời khắc thiêng liêng, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã thông qua đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó, đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Song song với đổi mới về kinh tế (đặc biệt là tư duy kinh tế), từng bước đổi mới toàn diện đất nước.
Nội lực của đất nước bắt nguồn từ sâu thẳm suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và được nhân lên bội lần trong thời đại Hồ Chí Minh. Cơ chế nào kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, đất đai phì nhiêu, người nông dân cần cù, sáng tạo sao vẫn thiếu đói! Phải "cởi trói" cho nông dân, đó là "chìa khóa vàng" để giải quyết vấn đề lương thực cho đất nước và xuất khẩu. Năm 1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10 (gọi tắt là khoán 10), với việc thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ; nông dân được trao quyền sử dụng đất và mức khoán lâu dài; chuyển hợp tác xã sang làm dịch vụ cho nông dân. Nhờ cây "gậy thần," Việt Nam đã giải quyết được vấn đề lương thực và bắt đầu xuất khẩu gạo. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Nghị quyết 10, hàng triệu người Việt Nam biết đến, tạo nên sự phát triển vượt bậc trong nông nghiệp.
Công cuộc đổi mới đã gần 30 năm, những quyết định sáng suốt của Đảng về đổi mới trên tinh thần phát huy nội lực đã phát huy hiệu quả: Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống 12% (năm 1995) và nhiều năm nay, lạm phát chỉ còn một con số; thu nhập bình quân đầu người từ 86 USD (năm 1988) lên gần 1.900 USD (năm 2013); xuất khẩu đạt gần 120 tỷ USD (năm 2013); vốn FDI đăng ký đạt trên 20 tỷ USD (năm 2013); v.v...
Khi bắt tay vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhiều hy vọng, nhưng cũng không ít lo âu, nhất là bài học của các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) vẫn còn hiện hữu. Hiểu người, biết ta, Đảng ta luôn coi sự ổn định chính trị - xã hội là tiền đề quan trọng, là sự sống còn của công cuộc đổi mới; chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu tăng trưởng đi đôi với phát triển, phát triển đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Ở nhiều địa phương, đơn vị chỉ có thể phát triển bền vững khi biết phát huy nội lực kết hợp với việc tranh thủ, khai thác các nguồn lực từ bên ngoài.
Điện Biên Phủ được coi là Bạch Đằng, Chi Lăng của thời đại Hồ Chí Minh. Học ông cha mình trong đánh giặc giữ nước, bài học lớn là dựa vào dân, từ Hội nghị "Diên Hồng" đến Quốc dân Đại hội Tân trào... Chúng ta tự hào có Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung... hội tụ cùng hồn thiêng sông núi; tự hào về bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam luôn tỏa sáng vào những thời khắc khó khăn, bước ngoặt lịch sử, tạo nên dáng vóc Việt Nam, nhất định chúng ta sẽ bảo vệ, giữ gìn toàn vẹn giang sơn, gấm vóc trước bất cứ thế lực lớn mạnh, ngang tàng nào.
Thành công của công cuộc đổi mới chứng minh chân lý giản đơn, sức mạnh nội lực là sức mạnh bền vững nhất. Tuy nhiên, với thế giới mở, với sự hội nhập sâu rộng, Việt Nam kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong quá trình phát triển. Trong hào khí của kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta xúc động tưởng nhớ đến Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các anh hùng liệt sĩ với sự thành kính, biết ơn, mong muốn và tin tưởng rằng, sẽ có nhiều "Điện Biên Phủ" trong thời kỳ mới, để xây dựng đất nước ta đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong muốn./.
Theo Dantri
Oai hùng ngàn năm đánh tan giặc ngoại xâm Những đại danh tướng khắc ghi trong sử sách gồm Lý Thường Kiệt (thắng giặc Tống), Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (thắng giặc Nguyên - Mông), Quang Trung (thắng quân Thanh) và gần nhất là Võ Nguyên Giáp (thắng Pháp, Mỹ) vừa được tạc tượng và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Điện Biên Phủ, quận...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TPHCM: Phát hiện người đàn ông chết trong khách sạn

Giám định tâm thần người đàn ông đập phá bảo vật quốc gia triều Nguyễn

Hà Tĩnh: Lũ quét bất ngờ, 'trắng đêm' sơ tán người dân và tài sản

'Chặn đứng' ô tô chở 1,4 tấn chân gà bị mốc hỏng đang đưa về Hà Nội tiêu thụ

Hình ảnh sét đánh cháy đen nhà dân trong đêm

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ

Tàu cao tốc 5 sao Cần Thơ - Côn Đảo bị cưỡng chế để xử lý nợ

Công an Đà Nẵng giải cứu du khách nước ngoài đứng chênh vênh trên cầu

Đặc điểm biến chủng xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM
Có thể bạn quan tâm

Ra mắt 2 cuốn sách đầu tiên về AI trong y học tại Việt Nam
Thế giới số
18:36:34 25/05/2025
3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine
Thế giới
18:35:32 25/05/2025
Con trai Trần Khôn ở tuổi 23: Từ "đứa trẻ bí ẩn nhất showbiz" nay trở thành kiến trúc sư danh giá
Sao châu á
18:21:32 25/05/2025
Á hậu kết hôn sớm nhất Vbiz, danh tính chồng vẫn bí ẩn
Sao việt
18:18:15 25/05/2025
Viên Minh - vợ Công Phượng lộ ảnh hồi đi học, không xinh như hotgirl nhưng khí chất tiểu thư "trâm anh thế phiệt" ngút ngàn
Sao thể thao
17:54:21 25/05/2025
BLACKPINK đã "hết bài": Ý tưởng "nghèo nàn", fan thất vọng toàn tập
Nhạc quốc tế
16:20:43 25/05/2025
Người "làm hết tất cả vì giọng hát HIEUTHUHAI" là bạn thân Sơn Tùng M-TP, profile xuất thân Nhạc viện cực đỉnh
Nhạc việt
15:36:08 25/05/2025
Mua 11 tờ vé số rồi tặng bạn 5 tờ, chiều tất cả cùng trúng đặc biệt
Netizen
15:07:47 25/05/2025
Gia đình tôi rất thích món canh này trong mùa hè: Nguyên liệu đơn giản mà nước dùng ngọt ngon, tươi mát và hấp dẫn
Ẩm thực
14:58:22 25/05/2025
Đạo diễn Nhất Trung trở lại với "Giải cứu", cảnh tỉnh bẫy "việc nhẹ, lương cao"
Phim việt
14:25:07 25/05/2025