Đảng Cộng hòa có ứng viên thứ 17 tranh cử Tổng thống Mỹ
Ngày 29/7, ông Jim Gilmore, cựu Thống đốc bang Virginia, đã đệ trình các giấy tờ cần thiết lên Ủy ban Bầu cử Liên bang để chính thức ra tranh cử dưới tư cách ứng viên của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm sau.
Cựu Thống đốc bang Jim Gilmore. (Ảnh: AFP)
Với quyết định mới nhất của ông Jim Gilmore, đảng Cộng hòa hiện đã có 17 ứng cử viên tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ.
Trước khi “đua” tới Nhà Trắng, ông Jim Gilmore sẽ phải vượt qua 16 đối thủ khác để trở thành ứng viên chính thức của đảng Cộng hòa, trong số này có những nhân vật tên tuổi như cựu Thống đốc bang Florida Jeb Bush, Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker, Thượng nghị sỹ Marco Rubio và nhà tài phiệt Donald Trump.
Ông Gilmore làm thống đốc bang Virginia, nơi một trong những máy bay bị không tặc chiếm quyền kiểm soát trong thời điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố 11/9. Do đó, ông Gilmore coi an ninh quốc gia là vấn đề cần tập trung phát triển trong chiến dịch vận động tranh cử.
“Tôi cho rằng chúng ta vẫn chưa có được các biện pháp tốt nhất để giải quyết những mối đe dọa với an ninh quốc gia hiện nay. Tôi có kinh nghiệm về vấn đề này mà những người khác không có”, ông Gilmore khẳng định.
Sau 4 năm làm Thống đốc bang Virginia, ông Gilmore chuyển sang giữ vai trò của một ủy ban chuyên cố vấn cho các tổng thống Mỹ về những biện pháp nhằm cải thiện hệ thống an ninh trong nước, đặc biệt là những biện pháp chống lại chủ nghĩa khủng bố trong lòng nước Mỹ.
Hiện ông Gilmore chưa chính thức phát động chiến dịch tranh cử song một số nguồn tin cho biết thông báo chính thức sẽ được đưa ra vào tuần đầu tiên của tháng 8.
Cuộc tranh luận đầu tiên của các ứng viên của đảng Cộng hòa sẽ diễn ra vào ngày 6/8 và ông Gilmore hoàn toàn đủ khả năng tham gia.
Thông báo của Fox News, kênh truyền hình tổ chức cuộc tranh luận nêu trên, cho biết 10 ứng viên của Đảng Cộng hòa đứng đầu trong danh sách thăm dò trên toàn quốc sẽ được mời tham gia.
Video đang HOT
Ngọc Anh
Theo Dantri/AFP
Các ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ giàu cỡ nào?
Chỉ trong vòng 3 tháng từ khi chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ bắt đầu, các ứng viên đã tiêu tốn gần 350 triệu USD. Mặc dù đa phần là tiền từ quyên góp, nhiều ứng viên vẫn bỏ tiền túi hàng triệu USD cho tham vọng làm chủ Nhà Trắng.
Cuộc đua tốn kém
Theo số liệu vừa được Ủy ban bầu cử liên bang Mỹ (FEC) công bố cho thấy, trong giai đoạn từ 1/4 đến hết ngày 30/6, 22 ứng viên dự định tranh cử Tổng thống Mỹ đã tiêu tốn 346,7 triệu USD.
Bà Hillary Clinton đã chi 18,7 triệu USD cho chiến dịch tranh cử (Ảnh: Getty)
Trong đó chi mạnh tay nhất đang là cựu ngoại trưởng Hillary Clinton (18,7 triệu USD), cựu bác sỹ Ben Carson, đảng Cộng hòa (5,9 triệu USD), và thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Ted Cruz (5,8 triệu USD). Em trai cựu Tổng thống George Bush là Jeb Bush cũng đã chi 3,1 triệu USD trong số 11,4 triệu USD của quỹ tranh cử.
Có rất nhiều khoản chi phí khiến các ứng viên ôm mộng làm chủ Nhà Trắng phải móc hầu bao, từ thuê văn phòng, quảng cáo, khảo sát cử tri, trả lương đội ngũ hậu cần đôi khi lên tới vài trăm người, tới các nhà tư vấn luật pháp, tư vấn chiến lược tranh cử. Trong số 3,1 triệu USD ông Jeb Bush chi ra, có tới 388.720 USD là chi cho các nhà tư vấn luật pháp và chiến lược.
Thành bại ở tài quyên góp?
Để có được ngân sách phục vụ cho cuộc đua tốn kém này, nhiệm vụ sống còn của các ứng viên là quyên góp, gây quỹ từ những người ủng hộ. Tất cả những thông tin này sau đó đều phải được cung cấp cho FEC, với đầy đủ tên của bất kỳ ai ủng hộ từ 200 USD trở lên.
Theo bản báo cáo mới nhất, tính đến hết ngày 30/6, ở tốp dẫn đầu đang là ông Jeb Bush với 114,4 triệu USD (11,4 triệu USD từ các cá nhân, 103 triệu USD từ các Ủy ban hành động chính trị), kế đến là bà Hillary Clinton, quyên góp được 63,1 triệu USD với 47,5 triệu USD đến từ những người quyên góp nhỏ lẻ.
Tỷ phú Donald Trump là người duy nhất tuyên bố không cần gây quỹ tranh cử (Ảnh: PA)
Ở các vị trí tiếp theo có thượng nghị sỹ Ted Cruz (52,3 triệu USD) và thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Marco Rubio (40,7 triệu USD).
Bất chấp những con số "khủng" nêu trên, chặng đường gây quỹ của các ứng viên còn rất dài, bởi để đắc cử nhiệm kỳ hai vừa qua, Tổng thống Obama đã phải chi tới 985,7 triệu USD trong tổng số 1,07 tỷ USD quyên góp được. Đối thủ của ông khi đó là Mitt Romney đã chi 992 triệu USD, nhưng vẫn thất bại. Còn ở chiến dịch 2008, ông Obama đã quyên góp được xấp xỉ 750 triệu USD.
Giàu như ứng viên Tổng thống Mỹ
Cho đến nay, trong số các ứng viên tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng, duy nhất có tỷ phú Donald Trump tuyên bố sẽ tự bỏ tiền túi mà không quyên góp. Phát biểu trước báo giới, "ông trùm" địa ốc không ngần ngại tuyên bố "tôi nghĩ mình thực sự giàu".
Theo bản kê khai tài sản mới nhất, được ứng viên đảng Cộng hòa này công bố ngày 15/7, ông đang nắm trong tay khối tài sản hơn 10 tỷ USD, với thu nhập hàng năm khoảng 362 triệu USD.
Bà Carly Fiorina và chồng sở hữu khối tài sản 59 triệu USD (Ảnh: AP)
Trong số các nguồn thu nhập hàng năm của Trump, lớn nhất chính là khoản thù lao 214 triệu USD kênh truyền hình NBC trả cho ông trong vai trò dẫn chương trình truyền hình thực tế có tên "The Apprentice".
Với con số hơn 10 tỷ USD, vị tỷ phú này đã trở thành người giàu có nhất từng tham gia chạy đua vào Nhà Trắng. Donald Trump cho quỹ vận động tranh cử của mình "vay" 1,8 triệu USD, nhưng đã tiêu hết 1,4 triệu USD.
Không thuộc hàng tỷ phú như ông chủ cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ thế giới, nhưng các ứng viên còn lại trong cuộc đua cũng không hề nghèo.
Carly Fiorina, cựu giám đốc điều hành hãng máy tính Hewlett-Packard, là một ví dụ điển hình với khối tài sản gia đình được công bố lên tới 59 triệu USD. Không thua kém ứng viên đảng Cộng hòa về độ giàu có là cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, với thu nhập khoảng 30 triệu USD chỉ tính từ đầu năm 2014 đến giữa tháng 5 vừa qua, theo hồ sơ tranh cử.
Trong đó, chỉ tính riêng thu nhập từ các buổi thuyết trình, cựu Tổng thống Bill Clinton và vợ mình đã thu về 25 triệu USD. Theo tờ Freebeacon tại Mỹ, chỉ riêng một buổi nói chuyện của vị cựu ngoại trưởng tại một sự kiện của hãng chip máy tính Qualcomm tháng 10/2014 đã giúp bà thu về 335.000 USD. Trong khi đó, ông Clinton đều đặn mỗi năm thu về hàng triệu USD từ các buổi diễn thuyết.
Thượng nghị sỹ Bernie Sanders là ứng viên "kém giàu" nhất với tài sản chừa đầy 350.000 USD (Ảnh: AP)
Một gương mặt đáng chú ý khác là thống đốc bang New Jersey Chris Christie, người tự nhận "tôi thấy mình không hề giàu có". Nhưng tờ Bưu điện Washington đã dẫn hồ sơ khai báo thuế của gia đình ông Christie, cho thấy mức thu nhập gần 700.000 USD năm 2013, với giá trị tài sản ròng khoảng ít nhất 3,8 triệu USD.
Dù "không hề giàu" nhưng mỗi năm ông bà Christie cũng chi ra 120.000 USD cho hai con học đại học tại hai trường danh giá là Princeton và Notre Dame.
Trường hợp "ngoại lệ" hiếm hoi trong số các ứng viên Tổng thống Mỹ kỳ này có lẽ là thượng nghị sỹ Bernie Sanders, với tài sản ròng ước tính tại thời điểm cuối năm 2013 là 330.000 USD. Dù vậy thì với mức kê khai thu nhập 205.000 USD trong năm 2014, gia đình ông vẫn nằm trong nhóm 5% khá giả nhất nước Mỹ.
Theo phân tích của Trung tâm phản ứng chính trị, một tổ chức chuyên theo dõi tài chính của các chính trị gia, giá trị tài sản ròng bình quân của các thành viên quốc hội Mỹ ngay từ năm 2013 đã vượt 1 triệu USD, trong đó tại Thượng viện, con số này là 2,8 triệu USD. Bởi vậy rõ ràng Sanders rất "nghèo" so với các đồng nghiệp khác.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Bà Hillary thăm các bang trọng điểm, mở đầu chiến dịch tranh cử Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bắt đầu đến thăm các bang trọng điểm, mở đầu chiến dịch vận động tranh cử để trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của nước này. Bà Hillary Clinton bắt đầu khởi động chiến dịch bầu cử. (Ảnh: Guardian) Một ngày sau khi tuyên bố tranh cử Tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton ngày 13/4...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican

Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấn công?

Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệt mạng

Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine

Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ
Có thể bạn quan tâm

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này
Hậu trường phim
23:48:46 21/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xót xa
Phim châu á
23:45:40 21/05/2025
Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM
Tin nổi bật
23:41:38 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối
Sao việt
23:24:13 21/05/2025
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"
Tv show
23:11:17 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc
Nhạc việt
23:00:34 21/05/2025