Đang đi bộ, người dân có phát hiện rùng rợn chưa từng thấy dưới giếng sâu
Khung cảnh bên dưới rất sốc vì trông như cảnh phim kinh dị.
Một người đi bộ đường dài đã có một phát hiện rùng rợn dưới đáy một giếng cổ ở một thị trấn khai thác vàng nhỏ bé của Úc. Giữa những viên gạch vỡ và kim loại là hàng chục khúc xương.
Giống như một cảnh trong phim kinh dị, dưới giếng sâu bị bỏ hoang chứa đầy các loài bò sát đã trượt chân rơi xuống “cái bẫy tử thần”, bao gồm cả rắn độc. Và đó là lý do tại sao Manfred Zabinskas, một nhân viên cứu hộ động vật hoang dã kỳ cựu, đã được gọi đến để giúp đỡ.
Nhà sáng lập Tổ chức Cứu hộ Động vật Five Freedoms chia sẻ với Yahoo News: “Người phát hiện ra cái giếng cho biết có hai con rắn nâu phía đông, thằn lằn lưỡi xanh và một con kỳ đà ở đó.”
Hình ảnh chiếc giếng khổng lồ
Việc đến được mép giếng khá dễ dàng. Đó là một quãng đường ngắn 30 mét băng qua một bãi cỏ khô bên ngoài con đường chính vào Bet Bet (cách Melbourne 180 km về phía tây bắc). Nhưng việc vào bên trong rất khó khăn và đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dụng cũng như kỹ năng của Zabinskas.
Ông nói: “Cái giếng không quá sâu, nhưng lối vào từ trên xuống rất nguy hiểm. Cái thang thì đủ dài nhưng miệng giếng rất dốc và cỏ xung quanh trơn trượt. Bạn có thể thấy tại sao động vật chỉ cần trượt chân vào là bị mắc kẹt.”
Quyết tâm không bị ngã, Zabinskas đeo dây an toàn rồi đu dây xuống theo thang. Nhưng ông không hề chuẩn bị cho những gì đang chờ đợi mình bên trong.
Ông nói: “Có hai xác vẫn đang trong quá trình tự hủy. Nó khá kinh khủng, bốc mùi hôi thối. Tôi đã kiểm tra bên dưới những xác đang tự hủy để đảm bảo không có gì ẩn nấp bên dưới. Ngoài ra còn có một loạt xương khô nằm rải rác trên sàn, đủ để tạo thành một xác thứ ba.”
Trong hai giờ tiếp theo, Zabinskas đã làm việc để nâng những mảnh vỡ nặng nề lên để tìm kiếm những loài bò sát đã được phát hiện trong hố. Ông nói: “Tôi nhận ra đó sẽ là một công việc khó khăn và tôi sẽ phải đào bới rất nhiều. Có một cái sào bằng thép lớn suýt làm tôi gãy lưng khi dọn sạch nó để lật úp nó.”
Video đang HOT
Nhiều bộ xương bò sát được phát hiện bên trong
Bên dưới, Zabinskas phát hiện ra hai con thằn lằn không chân bị mắc kẹt, và gần đó anh ta tìm thấy một con thằn lằn lưỡi xanh. Sau đó, ẩn giữa hai viên gạch, anh ta phát hiện ra vảy của một con rắn nâu phía đông.
Sau khi bảo đảm bốn loài bò sát bên trong túi, chuyên gia phát hiện một con kỳ đà cát đang đói lả rất cần được chăm sóc.
Mặc dù mô tả cái giếng là một “cái bẫy chế.t người”, Zabinskas không muốn lấp nó lại vì tầm quan trọng lịch sử của nó.
Ông nói: “Nó cổ xưa, và nó được làm rất đẹp. Chúng ta sẽ mất đi di sản và lịch sử văn hóa. Nó cần được làm cho an toàn, và có nhiều cách để làm điều đó. Thay vì lấp nó lại, tôi muốn thấy nó được rào lại và có một tấm che bảo vệ.”
Dưới giếng có cả nhiều vật còn sống và đã được giải cứu
Các con vật còn sống được giải cứu từ giếng được cho là đang hồi phục tốt dưới sự chăm sóc của Reptiles Victoria. Nhóm cứu hộ Wildlife Victoria đang tìm cách làm cho cái hố an toàn trở lại. Trong khi đó, người dân được khuyến cáo tránh xa cái giếng.
Ảnh 'sông Amazon hóa sa mạc' gây sửng sốt
Hạn hán kỷ lục biến sông Amazon thành sa mạc, buộc người dân đi bộ trên lòng sông. Đây là khoảnh khắc khác lạ được Musuk Nolte ghi lại và đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới.
Rừng Amazon phải chịu mức nước thấp kỷ lục do hạn hán nghiêm trọng, tình hình càng nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu.
Trong bức ảnh nổi bật, 3 người ngư dân đang đi bộ về nhà ở khu Vila de Pesqueiro. Họ trở về từ Manacapuru, cách Manaus - thủ phủ bang Amazonas - khoảng 100 km. Đáng chú ý là họ không đi trên bờ sông, mà đi giữa lòng sông đã khô cạn, phủ đầy cát. Trời nóng 40 độ C. Khung cảnh như một sa mạc, dù nơi này vốn phải là sông nước.
Tấm ảnh được chụp vào tháng 10/2024, khi con sông Solimoẽs - đoạn sông Amazon chảy qua Brazil, Colombia và Peru - đã cạn trơ đáy. Trước đây, con sông từng chảy sát nhà dân, nhưng vì mưa ít, nước sông đã rút xa đến 2 km.
"Họ phải đi bộ 45 phút mới tới nhà, trong điều kiện khắc nghiệt", Nolte kể qua điện thoại với tờ El Páis. Tại thời điểm đó, Cơ quan Khảo sát Địa chất Brazil ghi nhận mực nước sông hạ trung bình 19 cm mỗi ngày.
Cảnh tượng sốc
Bức ảnh chụp từ trên cao, ghi lại cảnh 3 ngư dân đi bộ giữa lòng sông cạn, là tấm yêu thích nhất của Nolte trong loạt ảnh đạt giải. "Đối với tôi, nó rất quan trọng vì cho thấy các khía cạnh của quy mô con người, những gì con người đại diện trong một lãnh thổ rộng lớn như vậy", anh nói.
Musuk Nolte, 37 tuổ.i, đã làm nhiếp ảnh tài liệu suốt 18 năm, tập trung vào ký ức lịch sử, biến đổi khí hậu và cộng đồng bản địa. Trong 5 năm qua, anh theo đuổi dự án tên Địa lý của nước, ghi lại mối quan hệ giữa con người và nước ở nhiều vùng khác nhau.
Ban đầu, anh đến Iquitos (Peru) để ghi lại tình trạng hạn hán. Nhưng khi nói về Amazon, theo anh, ranh giới quốc gia không còn quan trọng vì thiên nhiên vượt xa những giới hạn đó. Anh và một người bạn nhiếp ảnh cùng đến Manaus, nơi tình hình sông cạn nghiêm trọng nhất.
Một người đàn ông kéo thuyền qua vùng nước nông ở giữa một con sông gần cộng đồng São Francisco de Marina khi mực nước ở các con sông địa phương xuống thấp.
Trước khi đến, anh đã xem nhiều ảnh và theo dõi dữ liệu. Nhưng khi đặt chân đến nơi, anh sốc: "Trông như một sa mạc. Nhưng khi bạn biết đây là Amazon, thì cảm giác rất lạ, rất sai. Mọi thứ thật u ám, như thể tôi đang chứng kiến một khoảnh khắc Trái Đất thay đổi mạnh mẽ".
Musuk Nolte đã dành gần một tháng để ghi lại những bức ảnh tại khu vực này, nhờ hỗ trợ từ Quỹ Bertha. Thời điểm đó, Manaus đang trải qua đợt mực nước thấp nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận vào năm 1902. Hơn 480.000 người bị ảnh hưởng bởi hạn hán, theo cơ quan phòng vệ dân sự bang Amazonas.
Riêng sông Solimoẽs rơi vào tình trạng khô hạn nghiêm trọng nhất, khiến nhiều ngôi làng lân cận không còn lương thực, nước uống hay phương tiện di chuyển. Mực nước sông khi đó chỉ còn khoảng 3 m.
Người dân sống ở đây vốn quen với việc sông ngòi thay đổi theo mùa, nhưng đợt hạn hán này vượt ngoài dự đoán.
Nolte giải thích: "Ở đây, con sông giống như một xa lộ khổng lồ. Đây là nơi mọi người đi chợ, đi làm, đến bệnh viện hoặc đến trường. Khi không còn nước, người ta bắt đầu tự hỏi: Liệu có nên rời bỏ nơi ở của mình hay không?".
Khi những nhánh sông nhỏ bị cạn, người lái thuyền từ chối hoạt động, mọi người không thể đến bệnh viện.
Sẽ còn tiếp diễn
Theo báo cáo của UNICEF công bố tháng 11/2024, đợt hạn hán đã khiến 420.000 tr.ẻ e.m tại Peru, Brazil và Colombia không có đủ nước, thực phẩm và bị gián đoạn việc học.
Lưu vực sông Amazon - khu vực trải dài qua Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela - ghi nhận mực nước thấp kỷ lục, ảnh hưởng đến vận tải đường sông, tiếp cận lương thực, dịch vụ và thuố.c men của hơn 47 triệu người, theo Bản tin Hạn hán Nam Mỹ do Trung tâm Quốc tế Hiện tượng El Ninõ (CIIFEN) công bố.
Cordeiro Freitas giúp mẹ mang thức ăn từ bến thuyền đến cộng đồng ngư dân ở Maracapuru.
Tất cả những điều đó được phản ánh trong bức ảnh đầu tiên thuộc loạt ảnh giúp Nolte giành giải World Press Photo (Ảnh Báo chí Thế giới) khu vực Nam Mỹ. Bức ảnh cho thấy một chàng trai trẻ mang đồ ăn đến cho mẹ mình ở Manacapuru. Để làm điều đó, anh phải đi bộ 2 km trên con đường mà trước kia mình từng chèo thuyền.
Một bức ảnh chụp từ trên cao khác ghi lại dấu vết các con thuyền cố di chuyển, để lại những vệt dài như "vết sẹo trên mặt đất". Cũng có thể thấy nhiều căn nhà từng là nhà thuyền nay bị mắc cạn.
Sau khi Nolte chụp xong loạt ảnh, mưa trở lại và mực nước sông dâng cao. "Giờ thậm chí đã vào giai đoạn ngập lụt", anh chia sẻ.
Nhưng điều khiến anh trân trọng giải không chỉ là danh hiệu, mà là cơ hội để kể một câu chuyện lớn về biến đổi khí hậu. "Tôi muốn tìm đến những điểm cực đoan - nơi chúng ta có thể nhìn rõ điều gì sắp xảy ra. Thực ra nó đã xảy ra rồi, và sẽ còn tiếp diễn", anh cho hay.
Trong dự án Địa lý của nướ c, Nolte cũng đã ghi lại nhiều khủng hoảng khác liên quan: khan hiếm nước ở Lima trong đại dịch; hạn hán tại hồ Titicaca ở vùng cao Puno (cao 3.812 m); lũ lụt ở vùng Amazon thuộc Ucayali; và một vụ tràn dầu ở biển Peru - dự án đã mang về cho anh một giải World Press Photo khác vào năm 2023.
Nước là thứ kết nối mọi miền. Ở trường, chúng ta học về vòng tuần hoàn nước: nước bốc hơi ở biển, thành băng trên núi, rồi tan ra chảy về sông suối và quay lại biển. Nhưng khi mở vòi và có nước chảy, mấy ai lại thực sự nghĩ đến điều đó.
Giải cứu báo hoang dã rơi xuống giếng sâu 10 m Con báo vô tình rơi xuống giếng sâu gần một ngôi làng ở Ấn Độ và không thể thoát ra. May mắn là người dân gần đó đã có mặt kịp thời để giải cứu.











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tranh cãi quán cà phê 'vườn thú người' ở Thái Lan

Mở cốp xe máy, người phụ nữ sốc nặng khi thấy thứ đáng sợ

Không phải đà điểu, đây mới là loài chim sở hữu đôi chân dài so với tỷ lệ cơ thể

'Rồng biển' khổng lồ lộ diện từ lòng suối ở Mississippi

Nhặt được cá thể cu li cực kỳ quý hiếm ở ven đường

Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ

Học sinh hoảng loạn khi thấy rắn hổ mang chúa bò trên sân trường

Ếch phi tiêu độc Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon

Khám phá vẻ đẹp và sinh cảnh của các loài sếu trên thế giới

Những âm thanh lạ được phát hiện từ xác tàu Titanic dưới độ sâu 3.810 m có nguồn gốc từ đâu?

San phẳng hơn 1000 ngọn núi để xây dựng kỳ quan chỉ bằng dụng cụ thô sơ

Khai thác đá trên núi, công nhân nổ mìn trúng "hang động" lạ: Kho báu 2,25 triệu vật thể "xâu thành chuỗi" màu xanh lục được đào lên
Có thể bạn quan tâm

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc
Thế giới
19:51:32 29/04/2025
Top 3 chòm sao tài lộc rực rỡ ngày 30/4: Vượng khí dồi dào, tiề.n bạc thênh thang
Trắc nghiệm
19:50:46 29/04/2025
Triệt xóa tụ điểm mua bán, sử dụng m.a tú.y ở quán karaoke
Pháp luật
19:48:43 29/04/2025
Đại tá, NSND Thu Hà: Ứa nước mắt giữa vòng tay Nhân dân, xem nhẹ cái nóng 50 độ
Nhạc việt
19:32:08 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người t.ử von.g trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chủ tịch nước đặc xá cho 8.055 phạm nhân
Tin nổi bật
18:02:11 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lậ.t mặ.t 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội
Sao việt
17:44:15 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025