Đăng ký SIM mới vẫn phải chụp ảnh chân dung
Những nội dung chính tại cuộc họp giao ban quản lý Nhà nước tháng 10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra vào chiều ngày 5/11 đã được Bộ công bố vào chiều 6/11, trong đó có vấn đề về xử lý SIM rác.Để xử lý vấn đề SIM rác, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định người dùng đăng ký SIM mới phải đăng ký đầy đủ thông tin, bao gồm cả chụp ảnh…
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Hùng, các nhà mạng dùng giải pháp kỹ thuật phát hiện SIM kích hoạt trước và xử lý triệt để tình trạng SIM rác.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, để xử lý vấn đề SIM rác, Bộ đã đưa ra các giải pháp gồm: (1), SIM mới sẽ phải đăng ký đầy đủ thông tin, bao gồm cả chụp ảnh; (2), các nhà mạng không đưa ra thị trường SIM giá rẻ, để tránh việc dùng SIM thay thẻ cào điện thoại; và (3), nghiên cứu công nghệ nhận dạng và xác thực ảnh chụp với ảnh chứng minh thư.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, ba giải pháp này sẽ giải quyết đáng kể vấn nạn SIM rác, trong khi đợi giải pháp căn cơ là xây dựng cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Với nội dung trên, như vậy, người dùng khi đăng ký SIM mới vẫn sẽ phải chụp ảnh chân dung.
Trước đó, tại phiên trả lời chất vấn của Quốc hội, chiều 30/10 và sáng 1/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cho rằng, gốc vấn đề nằm ở chỗ phải có một cơ sở dữ liệu công dân chính xác, phải xác định được mối quan hệ giữa người đến đăng ký gắn vào SIM và gắn vào chứng minh thư nhân dân.
Chứng minh thư nhân dân hiện nay nhiều nước đã cài vào ID duy nhất, ảnh, vân tay, khi người đến đăng ký chìa chứng minh nhân dân ra cắm vào máy là hiện vân tay và ảnh. Công ty cung cấp SIM chỉ cần chụp ảnh và so với cơ sở dữ liệu đấy. Nếu ảnh trùng với ảnh trong chứng minh thư thì đây đúng là người sở hữu chứng minh thư đó, như thế SIM sẽ gắn vào chứng minh thư và gắn vào đúng người đó.
Video đang HOT
Giải pháp căn cơ là người dùng SIM phải chính danh, đăng ký đầy đủ thông tin, cái gốc là cơ sở dữ liệu căn cước công dân có số chứng minh, ảnh, vân tay để khi đăng ký chính xác đúng người, đúng SIM.
Ông cũng cho rằng, SIM rác là khái niệm chưa được định nghĩa trong văn bản pháp luật mà thường dùng để chỉ SIM không có thông tin chính xác về người dùng và không tìm ra người dùng. SIM rác tồn tại dưới 2 dạng, kích hoạt sẵn tồn tại trên kênh phân phối, có thể mua dễ dàng và SIM đã đến tay người dùng.
Tuy nhiên, trong lúc chưa có cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Bộ Thông tin Truyền thông đã thực hiện một số giải pháp để thu hồi SIM rác. Ông cho biết, từ cuối năm 2016, các nhà mạng đã tiến hành thu hồi SIM rác kích hoạt sẵn. Từ tháng 7/2017 đến nay đã thu hồi được 24 triệu SIM, trong đó 50% thuộc về nhà mạng lớn nhất là Viettel; tổ chức đăng ký lại thông tin thuê bao, từ 7/2017 các nhà mạng tổ chức đăng ký lại trong đó có chụp ảnh, những thuê bao chưa đủ thông tin mà không đăng ký lại thì kiên quyết cắt dịch vụ.
Cũng tại buổi giao ban trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo, các nhà mạng dùng giải pháp kỹ thuật phát hiện SIM kích hoạt trước và xử lý triệt để tình trạng SIM rác, thực hiện nghiêm Nghị định 49 về khóa SIM thuê bao không đủ thông tin.
Trong một thông tin liên quan đến vấn đề chụp ảnh chân dung thuê bao, cuối tháng 9 vừa qua, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP mà Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành lấy ý kiến người dân, có đề cập đến việc xem xét bãi bỏ quy định chụp ảnh chính chủ thuê bao điện thoại di động.
Trong tờ trình dự thảo, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ngay sau khi các quy định về việc chụp ảnh, bổ sung ảnh chụp được các doanh nghiệp triển khai, người dân và các cơ quan báo chí đã có phản ứng cho rằng: chụp ảnh là xâm phạm đến quyền riêng tư của người dân, có thể gây lộ lọt thông tin riêng và không cần thiết do đã có chứng minh nhân dân; đối với các thuê bao đã có thông tin chính xác (như thuê bao trả sau) mà vẫn yêu cầu bổ sung chụp ảnh là không cần thiết,….
Bộ cho biết, sau khi nhận được các phản hồi này, Bộ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời chủ động phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình để trao đổi, làm rõ những quy định có liên quan nhằm tạo sự đồng thuận trong người dân, xã hội, đồng thời nghiên cứu, xem xét các vấn đề có liên quan.
Bộ cũng cho rằng, việc chụp ảnh, bổ sung ảnh chụp thật sự không mang lại ý nghĩa trong công tác quản lý và nếu tiếp tục yêu cầu các thuê bao (đặc biệt là các thuê bao đã có thông tin đầy đủ, chính xác như các thuê bao trả sau) đi bổ sung ảnh chụp (các doanh nghiệp ước tính là còn khoảng 38 triệu thuê bao dạng này) sẽ lại tiếp tục gặp phản ứng, do vậy thực sự cần xem xét, bãi bỏ quy định này.
Theo Báo Mới
Gmobile không tham gia chuyển mạng giữ nguyên số, thị trường đóng băng, dân buôn SIM khóc ròng
Trước thông tin các mạng di động sẽ phải chuyển mạng giữ nguyên số, dân buôn SIM số đẹp đã đẩy giá SIM số đẹp của Gmobile lên hàng chục lần. Thế nhưng khi Gmobile không tham gia chuyển mạng giữ nguyên số thì SIM số đẹp nhà mạng này bị 'đóng băng' khiến dân buôn SIM khóc ròng.
Gmobile không tham gia chuyển mạng giữ nguyên số
Ngày 16/11/2018, thuê bao VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ chính thức được chuyển mạng giữ nguyên số. Vietnammobile cũng tuyên bố sẽ áp dụng chính sách này từ 1/1/2019. Thế nhưng, Gmobile lại không áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số.
Như vậy, từ ngày 16/11 tới đây ba nhà mạng di động có lượng thuê bao lớn nhất là VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ chính thức triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số cho khách hàng. Trong thời gian đầu, 3 nhà mạng sẽ cung cấp dịch vụ cho các thuê bao trả sau. Sau 3 tháng sẽ tiếp tục mở rộng cho các thuê bao trả trước. Từ nay tới thời điểm triển khai chính thức, Bộ TT&TT sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về lệ phí kho số, cước hòa mạng, quy trình cung cấp dịch vụ.
Trước đó, dân buôn SIM số đẹp đã gom nhiều số đẹp của Gmobile để hy vọng sau khi Bộ TT&TT yêu cầu các nhà mạng chuyển mạng giữ nguyên số sẽ chuyển SIM số đẹp của Gmobile sang 3 nhà mạng lớn để kiếm lời.
Trước thời điểm thông tin chuyển mạng giữ nguyên số được công bố chính xác, SIM số đẹp của mạng Gmobile đã bị đẩy giá lên hàng chục lần. Một dân chuyên buôn SIM số đẹp cho ICTnews hay: "Số tứ quý 6 đầu số 099 bị đẩy từ 4 - 5 triệu đồng lên từ 80 triệu đồng. Giá giao dịch trong dân buôn SIM số đẹp với nhau bét cũng trên nửa giá khoảng hơn 40 triệu đồng. Số tứ quý 9 đầu số 099 bình thường cũng tầm 110 đồng - 120 triệu đồng, nếu số đẹp hơn thì giá vô cùng".
"Trước thời điểm Bộ TT&TT công bố thông tin chuyển mạng giữ nguyên số, có rất nhiều đồn đoán về việc đầu số 099 của Gmobile sẽ được chuyển sang mạng Viettel nên khiến SIM của Gmobile bị đẩy giá rất cao. Hiện tôi đã kịp đẩy hết SIM số đẹp của mạng Gmobile trước khi thông tin được công bố chứ nếu ôm đến thời điểm này chắc đã phải khóc ròng vì các giao dich bị đóng băng chả còn ai hỏi mua SIM Gmobile nữa", vị buôn SIM số này nói.
Thật ra không phải thời điểm này, Gmobile mới tuyên bố không tham gia chuyển mạng giữ nguyên số mà ngay từ cuối năm 2017 nhà mạng này cũng đã từng tuyên bố như vậy. Để thực hiện chuyển mạng giữ nguyên số, các nhà mạng sẽ phải đầu tư hệ thống này. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân chính dẫn đến việc các nhà mạng nhỏ như Gmobile trì hoãn việc áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số mà Bộ TT&TT đưa ra để thúc đẩy cạnh tranh trong một thị trường việc phát triển thuê bao mới ở mức bão hòa.
Tại cuộc họp giữa các nhà mạng với Bộ TT&TT để bàn lộ trình thực hiện chính sách chuyển mạng giữ nguyên số từ năm 2014, Gtel và Vietnamobile đã muốn lùi thời hạn áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số. Theo Đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam ở thời điểm đó, Bộ TT&TT muốn chính sách này được áp dụng từ ngày 1/1/2017 các thuê bao di động ở Việt Nam sẽ được phép chuyển đổi dịch vụ từ nhà mạng này sang dùng dịch vụ của nhà mạng khác nhưng vẫn được giữ nguyên số thuê bao đang dùng.
Trên thực tế, những nhà mạng có lợi thế để áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số gồm 3 yếu tố chính là hạ tầng, giá cước và chăm sóc khách hàng. Thế nhưng, những nhà mạng nhỏ thì chỉ có được chính sách về giá cước trong khi gặp khó khăn lớn về yếu tố hạ tầng.
Một chuyên gia viễn thông cho hay: "Việc đầu tư cho hệ thống chuyển mạng giữ nguyên số cũng là một khó khăn cho các nhà mạng nhỏ trong bối cảnh cách nhà mạng này vẫn khá chật vật tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân chính dẫn đến việc các nhà mạng nhỏ chưa tham gia áp dụng chính sách này, mà có lẽ họ lo ngại thuê bao của họ sẽ chuyển sang các nhà mạng lớn khi tham gia cuộc chơi này".
Một nhà mạng lớn cho ICTnews hay, thông thường trên thế giới số lượng thuê bao nhảy mạng khi áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số khoảng 8%. Lãnh đạo nhà mạng này cũng khẳng định "cuộc chơi" chuyển mạng giữ nguyên số tới đây nhà mạng nhỏ không có nhiều lợi thế. Vì vậy, việc các nhà mạng nhỏ chưa áp dụng chính sách này cũng là điều dễ hiểu.
Theo Báo Mới
Chuyển mạng giữ nguyên số, một thuê bao sẽ mất bao nhiêu tiền? Ba nhà mạng lớn VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số cho khách hàng vào ngày 16/11 tới đây. Tuy nhiên, vấn đề được các thuê bao quan tâm chính là mức phí chuyển sang mạng khác. Cho đến thời điểm này, Bộ TT&TT vẫn chưa ban hành các văn bản hướng dẫn cụ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng

Viettel IDC nhận cú đúp giải thưởng an ninh mạng - phát triển bền vững

Công nghệ lưu trữ 'thọ' hơn 5.000 năm, chỉ 1 USD/TB

Seagate đặt mục tiêu sản xuất ổ cứng 100 TB

Google Maps trên iPhone thông minh hơn nhờ tính năng AI mới

Tấn công mạng tự động leo thang kỷ lục nhờ AI

iPhone sẽ 'suy tàn' sau 10 năm nữa?

Amazon kết hợp AI vào robot có khả năng cảm nhận

Ứng dụng Torus vào quản trị năng lượng doanh nghiệp

OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI

Hàng chục ngàn người đăng ký tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí

Apple sẽ đưa tìm kiếm AI của ChatGPT và Perplexity lên Safari, Google có nguy cơ mất thế độc tôn
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của xung đột Ukraine
Thế giới
19:03:59 09/05/2025
Cảnh báo liên quan đến Hoa hậu Thuỳ Tiên
Sao việt
19:02:19 09/05/2025
Chồng giấu 'quỹ đen' trong cửa nhà vệ sinh suốt 5 năm
Netizen
18:48:08 09/05/2025
Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin
Tin nổi bật
18:21:57 09/05/2025
Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa
Pháp luật
18:16:43 09/05/2025
Phóng viên bóc trần vụ Burning Sun chính thức "tham chiến", tung đòn cực gắt với phe Kim Sae Ron
Sao châu á
17:49:11 09/05/2025
Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức
Sao thể thao
17:14:08 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân
Phim việt
17:02:08 09/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng
Ẩm thực
16:45:48 09/05/2025
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất
Xe máy
16:04:59 09/05/2025