Đằng sau chuyến thăm Phần Lan của Tổng thư ký NATO
Nhà lãnh đạo NATO thừa nhận rằng chưa có tiến triển về đàm phán tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển.
Tổng thư ký Jens Stoltenberg và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinist. Ảnh: NATO.int
Theo trang web của NATO (nato.int) ngày 12/6, Tổng thư ký của Liên minh này Jens Stoltenberg đang thực hiện chuyến thăm tới Kultaranta, Phần Lan và có cuộc hội đàm với Tổng thống Sauli Niinist, Bộ trưởng Ngoại giao Pekka Haavisto, và các quan chức cấp cao khác của Phần Lan.
Phát biểu tại cuộc gặp với Tổng thống Niinist, Tổng Thư ký Stoltenberg nhấn mạnh rằng việc Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO sẽ củng cố hơn nữa khu vực Bắc Âu của Liên minh.
“Các đồng minh đang xem xét những bước tiếp theo trên con đường gia nhập NATO của hai nước. NATO phải giải quyết những lo ngại về an ninh của tất cả các nước thành viên, gồm cả những lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ về Đảng Công nhân người Kurd (PKK)”, ông Stoltenberg nói.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng an ninh của Phần Lan và Thụy Điển là vấn đề quan trọng đối với NATO, đồng thời nhắc lại rằng nhiều nước thành viên đã cam kết về an ninh của cả hai nước và NATO vẫn thận trọng với việc tăng cường hiện diện trong khu vực cũng như tiến hành nhiều cuộc tập trận hơn, đề cập đến cuộc tập trận BALTOPS, hiện đang được tiến hành với hơn 7.000 binh sĩ đến từ 14 nước NATO, cũng như Phần Lan và Thụy Điển.
Video đang HOT
Các lực lượng Phần Lan và Thụy Điển cũng đang tham gia cuộc tập trận “Phòng thủ Tên lửa và Phòng không Tích hợp của NATO” trên khắp khu vực Baltic và Ba Lan. Ông Stoltenberg nhấn mạnh: “Đây là những minh chứng hùng hồn về cam kết của NATO đối với khu vực có tầm quan trọng chiến lược này.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết những lo ngại về an ninh mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra khi phản đối việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO là chính đáng.
“Đây là những lo ngại hợp lý, đặc biệt là về vấn đề khủng bố, về xuất khẩu vũ khí”, Stoltenberg nói trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto.
Theo ông Stoltenberg, Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh quan trọng của liên minh do vị trí chiến lược của họ trên Biển Đen giữa châu Âu và Trung Đông, và trích dẫn sự hỗ trợ mà Ankara đã cung cấp cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ông Stoltenberg và Niinisto thừa nhận rằng các cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục nhưng không có dấu hiệu tiến triển về tư cách thành viên NATO của hai nước Bắc Âu.
“ Hội nghị thượng đỉnh ở Madrid không phải là thời hạn chót”, ông Stoltenberg nói, ám chỉ đến hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Madrid vào cuối tháng 6 này.
Thụy Điển và Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng trước, để phản ứng với cuộc xung đột Nga-Ukraine. Nhưng họ đã vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã cáo buộc họ hỗ trợ và chứa chấp các chiến binh người Kurd và các nhóm khác mà nước này coi là khủng bố.
Sau chuyến thăm Phần Lan, ông Stoltenberg sẽ tới Thụy Điển để hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Magdalena Andersson.
Đằng sau cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan về gia nhập NATO
Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu ra 5 "đảm bảo cụ thể" yêu cầu Thụy Điển và Phần Lan thực hiện để gia nhập NATO tại cuộc đàm phán 3 bên ở thủ đô Ankara.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển tại cuộc họp 3 bên. Ảnh: DW
Theo Nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Hurriyet, tại cuộc họp ba bên giữa nước này với Thụy Điển và Phần Lan tại thủ đô Ankara ngày 25/5, liên quan đến việc gia nhập NATO của hai nước Bắc Âu, Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi Thụy Điển và Phần Lan đưa ra những đảm bảo cụ thể trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt là về Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) và các chi nhánh YPG ở Syria, nếu họ muốn gia nhập liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Cuộc họp ba bên có sự tham dự của Cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, İbrahim Kalın và Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Sedat nal, Quốc vụ khanh Thụy Điển phụ trách về các vấn đề đối ngoại và Hội đồng Chính sách An ninh Oscar Stenstrom, Thứ trưởng Ngoại giao Phần Lan Jukka Salovaara.
Thụy Điển và Phần Lan chính thức xin gia nhập NATO sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Các đồng minh NATO, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, đã hoan nghênh tư cách thành viên của họ. Ankara, viện dẫn mối quan hệ của họ với PKK và các nhóm khủng bố chống Thổ Nhĩ Kỳ khác, đã phản đối việc hai nước Bắc Âu gia nhập liên minh.
Các phái đoàn của Thụy Điển và Phần Lan đã đến Ankara để đảm bảo với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlt avuşoğlu nhấn mạnh rằng các cam kết này phải được lập thành văn bản và có tính ràng buộc. Ông avuşoğlu cho rằng cần có các cuộc đàm phán sâu hơn với hai quốc gia Bắc Âu với sự tham gia của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã liệt kê 5 "đảm bảo cụ thể" mà họ đang đòi hỏi từ Thụy Điển, bao gồm những điều họ nói là "chấm dứt hỗ trợ chính trị cho chủ nghĩa khủng bố", "loại bỏ nguồn tài trợ khủng bố" và "ngừng hỗ trợ vũ khí" đối với PKK và YPG - chi nhánh của PKK ở Syria. Các yêu cầu cũng kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ và hợp tác toàn cầu chống khủng bố. Thổ Nhĩ Kỳ còn kêu gọi cả hai quốc gia không cho phép sự hiện diện của các thành viên FET (phong trào Hồi giáo do Fethullah Glen, nhà truyền đạo, đứng đầu) trên lãnh thổ của họ.
Hiện Thụy Điển và Phần Lan hy vọng sẽ nhận được sự chấp thuận cần thiết từ 30 quốc gia thành viên tại Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến được tổ chức tại Madrid vào ngày 29-30/6 tới. Việc mở rộng NATO với hai quốc gia Bắc Âu này cũng cần nhận được sự đồng ý của quốc hội từ tất cả 30 quốc gia. NATO và đa số các đồng minh phương Tây có kế hoạch hoàn thành quá trình này nhanh nhất có thể.
Trong khi đó, Thủ tướng Magdalena Andersson cho biết Thụy Điển không tài trợ hay vũ trang cho các tổ chức khủng bố. Bà Andersson nói trong một cuộc họp báo ở Stockholm: "Tất nhiên, chúng tôi không gửi tiền cho các tổ chức khủng bố, cũng như bất kỳ loại vũ khí nào".
Thổ Nhĩ Kỳ ra 'tối hậu thư' cho phương Tây Nỗ lực của các thành viên NATO nhằm gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ theo truyền thống đã gây ra phản ứng ngược. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO ở Watford, Anh, năm 2019. Ảnh: NYT Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 24/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump thúc đẩy 'xóa bỏ hoàn toàn' chương trình hạt nhân của Iran

Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'

Trung Quốc 'khát' nhân lực cổ cồn xanh lá

Hiệu ứng Boomerang từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Tổng thống Mỹ trấn an lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế

Vai trò mới của chuyên xa Giáo hoàng Francis tại Gaza

EU tích cực 'chiêu hiền, đãi sĩ' từ Mỹ

ASEAN+3 cảnh báo tác động từ chủ nghĩa bảo hộ

Doanh nghiệp Mỹ điều chỉnh kế hoạch đầu tư theo chiến lược 'Nước Mỹ trước tiên'

Kênh đào Panama 'lao đao' giữa trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất

Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan
Có thể bạn quan tâm

Hàng vạn du khách đổ về bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh
Du lịch
21:15:04 05/05/2025
Tình trạng gây xót xa của MC Đại Nghĩa khi mẹ đột ngột qua đời
Sao việt
21:01:43 05/05/2025
Ronaldo "xịt keo" khi con trai thứ hai nói 1 từ, quý tử đầu lòng lộ diện mạo sốc
Sao thể thao
20:54:24 05/05/2025
Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
20:22:41 05/05/2025
Nguyễn Văn Chung sau biến cố hôn nhân: Tôi tập trung vào gia đình, công việc
Tv show
20:21:54 05/05/2025
'Tình trẻ Lưu Diệc Phi' đối mặt sóng gió tình ái lộ ảnh nhạy cảm cùng bạn gái cũ
Sao châu á
20:13:51 05/05/2025
Khởi tố Chủ tịch xã ở Hà Nội cùng 2 thuộc cấp về tội nhận hối lộ
Pháp luật
20:13:01 05/05/2025
Cán bộ điều tra vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long hiện giờ ra sao?
Tin nổi bật
20:07:46 05/05/2025
Nvidia lo lắng trước tốc độ làm chip của Huawei
Thế giới số
19:54:37 05/05/2025
Lọ Lem tái xuất, mặt mộc mới dậy hút triệu view, gửi "chiến thư" tới Nàng Mơ?
Netizen
19:35:54 05/05/2025