Đằng sau việc quân đội Mỹ thử nghiệm trung tâm hậu cần bí mật tại vùng hẻo lánh của Australia-Kỳ 1
Trung tâm này không chỉ hỗ trợ AUKUS bằng cách cung cấp nền tảng cho các hoạt động hậu cần chung, cho phép triển khai nhanh chóng lực lượng và thiết bị, mà khi tích hợp vào hậu cần QUAD còn giúp củng cố năng lực răn đe tập thể.
Sự thay đổi sâu rộng trong cách tiếp cận hậu cần của quân đội Mỹ
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Không quân Mỹ
Chuyên trang quân sự bulgarianmilitary.com cho biết Quân đội Mỹ lên kế hoạch tiến hành thử nghiệm một trung tâm lưu trữ và phân phối mới tại Australia trong tháng này, như một phần của cuộc tập trận quy mô lớn Talisman Sabre 2025, nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng hậu cần ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương .
Cuộc tập trận hai năm một lần này được tổ chức trên khắp miền Bắc Australia và lần đầu tiên mở rộng sang Papua New Guinea, quy tụ hơn 35.000 binh sĩ từ 19 quốc gia tham gia huấn luyện hiệp đồng tác chiến.
Tướng Ronald Clark, Tư lệnh Lục quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương, nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của sáng kiến này, tuyên bố rằng Lục quân có nhiệm vụ chuẩn bị chiến trường cho các lực lượng tác chiến hiệp đồng. Và Trung tâm Phân phối Chiến trường Liên hợp mới tại Townsville, Australia, là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm thiết lập mạng lưới các trung tâm hậu cần trên toàn Thái Bình Dương, bảo đảm khả năng triển khai nhanh chóng thiết bị và vật tư khi có khủng hoảng xảy ra.
Động thái nêu trên, theo chuyên trang quân sự bulgarianmilitary.com, diễn ra trong bối cảnh Mỹ tìm cách củng cố vị thế quân sự tại một khu vực ngày càng căng thẳng về địa chính trị.
Các trung tâm hậu cần và cuộc tập trận khác của Mỹ ở Thái Bình Dương
Quân đội Mỹ đã và đang mở rộng dần sự hiện diện về hậu cần tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để hỗ trợ các hoạt động và liên minh của mình. Các trung tâm hiện có bao gồm các cơ sở tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam, mỗi nơi đóng vai trò là các nút then chốt trong việc lưu trữ và phân phối trang thiết bị.
Tại Nhật Bản, Lục quân Mỹ đã tái cấu trúc một Trung tâm Phân phối Chiến trường để hỗ trợ các cuộc tập trận và hoạt động dọc theo chuỗi đảo thứ nhất – một vành đai chiến lược kéo dài từ Nhật Bản qua Đài Loan tới Borneo.
Ở Philippines, một trung tâm khác đã được thành lập sau cuộc tập trận hậu cần vào năm 2023, nhằm hợp lý hóa việc tiếp cận thiết bị phục vụ cho các cuộc tập trận khu vực.
Tại Guam, lãnh thổ then chốt của Mỹ, cũng có một căn cứ hậu cần lớn hỗ trợ cả Lục quân và Hải quân, với vị trí gần các điểm nóng tiềm tàng như Biển Đông.
Bên cạnh các trung tâm này, Mỹ còn tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn để kiểm tra và hoàn thiện năng lực tác chiến.
Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), tổ chức hai năm một lần tại Hawaii, là cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới , quy tụ hàng chục quốc gia tham gia, tập trung vào khả năng phối hợp giữa các lực lượng Hải quân.
Video đang HOT
Cuộc tậm trận Hổ mang Vàng (Cobra Gold), được tổ chức hằng năm tại Thái Lan, nhấn mạnh hoạt động tác chiến hiệp đồng và hỗ trợ nhân đạo, thu hút nhiều quốc gia Đông Nam Á tham gia.
Những cuộc tập trận này, kết hợp với sáng kiến Operation Pathways của Lục quân Mỹ – một loạt các cuộc tập trận nhỏ hơn trên khắp Thái Bình Dương – giúp duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu và củng cố quan hệ đối tác.
Kinh nghiệm thu được từ các hoạt động này đã góp phần định hình việc phát triển các trung tâm hậu cần mới, như trung tâm tại Australia, bảo đảm đáp ứng được nhu cầu hậu cần đặc thù của khu vực.
Tác động của trung tâm hậu cần mới đối với khả năng sẵn sàng tác chiến
Việc thiết lập Trung tâm Phân phối Chiến trường Liên hợp tại Townsville được kỳ vọng sẽ nâng cao đáng kể khả năng phản ứng nhanh của Lục quân Mỹ trước các tình huống khẩn cấp trong khu vực. Bằng cách đặt sẵn trang thiết bị và vật tư gần các khu vực hoạt động tiềm tàng, Lục quân Mỹ có thể rút ngắn thời gian và giảm chi phí vận chuyển từ các căn cứ xa như Hawaii hay lục địa Mỹ.
Tướng Clark nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có năng lực lưu trữ gần các cảng và sân bay then chốt, cho rằng các cơ sở như vậy cho phép vận chuyển nhanh chóng vật tư trong phạm vi rộng lớn hơn. Điều này đặc biệt quan trọng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi mà “sự tàn khốc của khoảng cách” là một thách thức lớn đối với các hoạt động quân sự.
Trung tâm này cũng sẽ giúp Lục quân Mỹ duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao hơn bằng cách lưu trữ thiết bị ở tình trạng sẵn sàng vận hành, có thể sử dụng ngay trong các cuộc tập trận, nhiệm vụ nhân đạo hoặc tình huống chiến đấu.
Trong cuộc tập trận Talisman Sabre 2023, Lục quân Mỹ đã thành công trong việc để lại ba bộ trang bị cấp đại đội tại Australia, bao gồm 330 phương tiện và 130 container, đủ để hỗ trợ cho khoảng 500 binh sĩ.
Thành công này cho thấy trung tâm hậu cần mới sẽ tiếp tục hợp lý hóa công tác hậu cần, cho phép các lực lượng triển khai mà không bị chậm trễ do phải vận chuyển thiết bị từ bên kia Thái Bình Dương.
Khả năng tiếp cận nhanh chóng các kho dự trữ tiền phương cũng giúp giảm sự phụ thuộc vào các tuyến tiếp tế dễ bị tổn thương – một yếu tố then chốt trong khu vực mà môi trường hậu cần tranh chấp đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn.
Những chuyển biến trong hậu cần quân sự hiện đại
Việc thành lập trung tâm hậu cần tại Townsville phản ánh một sự thay đổi sâu rộng hơn trong cách tiếp cận hậu cần của quân đội Mỹ trong thế kỷ XXI. Các mô hình truyền thống, vốn thường dựa vào hệ thống giao hàng đúng thời điểm (just-in-time) lấy cảm hứng từ khu vực tư nhân, đang được xem xét lại trong bối cảnh những thực tế địa chính trị mới.
Khoảng cách mênh mông ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và khả năng đối mặt với môi trường tác chiến đầy thử thách – nơi đối thủ có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng – đã thúc đẩy Lục quân Mỹ ưu tiên dự trữ trang bị tiền phương và xây dựng các mạng lưới hậu cần có khả năng chống chịu cao.
Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, như hệ thống quản lý tồn kho tự động và phần mềm bảo trì dự đoán, cũng đang thay đổi cách thức vận hành của các trung tâm hậu cần này, bảo đảm thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng triển khai ngay lập tức.
Trong các cuộc tập trận như Talisman Sabre, Lục quân Mỹ đã thử nghiệm các khái niệm hậu cần đổi mới, chẳng hạn như hoạt động hậu cần liên quân qua bờ biển.
Năm 2023, Lục quân Mỹ đã dỡ xuống 17 xe tăng M1 Abrams và 400 phương tiện từ một tàu chứa hàng tiền phương, sử dụng một cầu nổi Trident dài khoảng 365 mét do 100 binh sĩ lắp ráp, trực tiếp đưa lên một bãi biển chưa phát triển ở Australia,
Năng lực này cho phép lực lượng tác chiến trong các môi trường khắc nghiệt, nơi các cảng truyền thống có thể không có sẵn hoặc đã bị vô hiệu hóa.
Việc tích hợp các kỹ thuật như vậy vào hoạt động của trung tâm Townsville sẽ giúp Lục quân Mỹ thích ứng với các tình huống năng động và khó lường, từ thiên tai cho đến các cuộc xung đột cường độ cao.
So sánh với các căn cứ khu vực khác
Trung tâm Townsville gia nhập vào mạng lưới các cơ sở hậu cần của Mỹ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mỗi nơi đều có những thế mạnh và thách thức riêng.
Tại Guam, Mỹ duy trì một trung tâm hậu cần lớn, hưởng lợi từ vị thế là lãnh thổ của Mỹ, với cơ sở hạ tầng vững chắc và vị trí gần châu Á. Tuy nhiên, quy mô nhỏ và nguy cơ thiên tai, như bão Mawar vào năm 2023, khiến Guam trở nên dễ bị tổn thương.
Căn cứ Darwin ở Australia, nơi đóng quân luân phiên của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ – cung cấp một nền tảng ổn định nhưng không có quy mô lớn như cơ sở mới ở Townsville.
Tại Palau, Mỹ đã xem xét mở rộng hiện diện, nhưng cơ sở hạ tầng hạn chế của quốc đảo này đã giới hạn khả năng trở thành một trung tâm hậu cần chính.
Vị trí chiến lược của Townsville ở bờ Đông Bắc Australia mang lại nhiều lợi thế. Sự gần gũi với Biển San Hô (Coral Sea) và Papua New Guinea khiến nơi đây trở thành cửa ngõ vào chuỗi đảo thứ hai của Thái Bình Dương, trong khi các cảng và sân bay hiện hữu hỗ trợ việc triển khai nhanh chóng.
Bên cạnh đó, khác với Guam, diện tích rộng lớn của Australia cung cấp nhiều không gian cho lưu trữ và huấn luyện, và sự ổn định chính trị của Australia đảm bảo một đối tác đáng tin cậy.
Tuy nhiên, trung tâm này cũng phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt về nông nghiệp của Australia, đòi hỏi việc làm sạch thiết bị kỹ lưỡng để ngăn ngừa rủi ro sinh học – một quy trình đã gây chậm trễ hậu cần trong Talisman Sabre 2023, nhưng từ đó đã được đơn giản hóa nhờ việc giữ thiết bị lại trong nước thay vì đưa về Mỹ sau tập trận.
Kỳ cuối: Bước tiến chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Đồng minh nói gì khi Tổng thống Trump rà soát lại hiệp ước tàu ngầm AUKUS?
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles ngày 12/6 cho biết ông tin tưởng hiệp ước tàu ngầm AUKUS với Mỹ và Anh sẽ được tiếp tục triển khai.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ thăm cảng quân sự Stirling ở Australia ngày 4/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Marles cam kết chính phủ Australia sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tiến hành rà soát lại thoả thuận quốc phòng này.
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh của Australian Broadcasting Corporation, Bộ trưởng Marles cho biết AUKUS nằm trong lợi ích chiến lược của cả ba quốc gia và việc chính quyền Tổng thống Trump rà soát lại thỏa thuận được ký kết vào năm 2021 khi lúc đó tổng thống Mỹ là ông Joe Biden không phải là điều bất ngờ.
"Tôi rất tin tưởng thoả thuận sẽ vẫn được triển khai. Đây là một kế hoạch kéo dài nhiều thập kỷ. Sẽ có những chính phủ đến rồi đi và tôi nghĩ bất cứ khi nào chúng ta thấy một chính phủ mới, một cuộc đánh giá như thế này sẽ là điều sẽ được thực hiện", ông nói về AUKUS - thoả thuận cung cấp cho Australia các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trong năm 2023, Australia đã cam kết chi 368 tỷ đô la Australia (239,3 tỷ USD) trong ba thập kỷ cho AUKUS, dự án quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay của nước này với Mỹ và Anh, để mua và chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese dự kiến sẽ gặp Tổng thống Trump lần đầu tiên vào tuần tới bên lề cuộc họp G7 tại Canada. Tại cuộc họp, đồng minh an ninh sẽ thảo luận về thuế quan và yêu cầu từ Mỹ về việc Austrlaia tăng chi tiêu quốc phòng từ 2% lên 3,5% tổng sản phẩm quốc nội.
Theo thoả thuận AUKUS, Australia đã lên kế hoạch chi 2 tỷ USD vào năm 2025 cho Mỹ để giúp thúc đẩy các xưởng đóng tàu ngầm của nước này và đẩy nhanh tốc độ sản xuất của tàu ngầm lớp Virginia, để đến năm 2032, Mỹ có thể cung cấp cho Australia tối đa ba tàu ngầm.
Khoản thanh toán 500 triệu USD đầu tiên đã được thực hiện khi Bộ trưởng Marles gặp người đồng cấp Mỹ Pete Hegseth vào tháng 2.
Trước đó, theo đài truyền hình CNN, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã chính thức rà soát lại hiệp ước quốc phòng AUKUS.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ngoài việc gây lo ngại ở Australia, đợt đánh giá này cũng có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch quốc phòng của Anh. AUKUS là trung tâm trong kế hoạch mở rộng năng lực hạm đội tàu ngầm của Anh.
"Chúng tôi đang xem xét AUKUS như một phần của việc đảm bảo rằng sáng kiến này của chính quyền trước đây phù hợp với chương trình nghị sự Nước Mỹ trên hết của Tổng thống Trump. Bất kỳ thay đổi nào đối với cách tiếp cận của chính quyền đối với AUKUS sẽ được thông báo qua các kênh chính thức, khi thích hợp", quan chức Mỹ cho biết về đợt đánh giá được Financial Times đưa tin.
Hiện chỉ có sáu quốc gia vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, bao gồm Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc, Pháp và Ấn Độ.
Người phát ngôn của Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cho biết Mỹ đã thông báo cho Australia và Anh về đợt rà soát này.
Người phát ngôn của bộ cho biết: "AUKUS sẽ phát triển cả ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ và Australia cũng như tạo ra hàng nghìn việc làm sản xuất mới".
Từ bỏ AUKUS: Lối đi khôn ngoan hơn cho Australia để bảo vệ đất nước? Tăng cường tên lửa, UAV và tàu biển không người lái có thể là một lựa chọn tốt hơn so với tàu ngầm hạt nhân khi Australia muốn tự bảo vệ mình. Đại biện lâm thời Mỹ tại Australia Michael Goldman (thứ 2, trái) tại lễ ký thoả thuận cho phép trao đổi "thông tin nhạy cảm về động cơ hạt nhân hải...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi về trận lũ quét ở bang Texas của Mỹ

'Ván cờ ngoại giao' của EU giữa hai siêu cường Mỹ - Trung

Nhiều binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bị tử vong vì ngạt khí trong hang động tại Iraq

Khai mạc Kỳ họp thứ 47 Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO

Tổng thống Putin sa thải Bộ trưởng Giao thông Nga

Mỹ và EU có khả năng đạt được thỏa thuận thuế quan dưới 10%

Hãng kim hoàn Trung Quốc đối đầu đế chế Cartier

Lại xả súng ở Mỹ khiến 3 người tử vong và 10 người bị thương

Phòng không Ukraine lung lay: Hậu quả nghiêm trọng do đóng băng viện trợ từ Mỹ

Hàn Quốc phát tiền cho toàn dân chi tiêu

UAV Ukraine tấn công cơ sở dầu khí Nga và nhà máy liên quan tới quân đội gần Moskva

Thái Lan chuẩn bị ứng phó với lũ lụt nghiêm trọng và lở đất
Có thể bạn quan tâm

Texas chìm trong trận lũ kinh hoàng, cảnh báo thời tiết bị "tố" không hiệu quả!
Tin nổi bật
10:37:45 08/07/2025
Cuộc sống không tưởng của sao nữ phim nóng, từng bị chỉ trích giở trò hở hang trên thảm đỏ
Sao châu á
10:37:37 08/07/2025
Trang phục màu hồng rực rỡ cho nàng thêm tự tin xuống phố
Thời trang
10:34:31 08/07/2025
Cách thiết kế góc làm việc trong phòng ngủ tối ưu hóa không gian, giúp cải thiện giấc ngủ
Sáng tạo
10:28:05 08/07/2025
Shark Bình nổi điên vì phát ngôn "cho vợ 1 tỷ/tháng", bị gán ghép trắng trợn!
Netizen
10:23:44 08/07/2025
6 mẹo an toàn giúp giảm đau lưng khi mang thai
Kiến thức giới tính
09:46:26 08/07/2025
Tăng Duy Tân lộ bí mật 'chí mạng', có con riêng, 'lật thuyền' với Bích Phương?
Sao việt
09:45:07 08/07/2025
Chị tôi mất chưa đầy 1 tháng, anh rể đã rước người phụ nữ khác về nhưng sự thật đằng sau lại khiến ai cũng rơi nước mắt
Góc tâm tình
09:42:56 08/07/2025
Naengmyeon - Tô mì lạnh thấm đẫm hương vị mùa hè Hàn Quốc
Ẩm thực
09:02:23 08/07/2025
Tự trị bệnh tại nhà, người đàn ông nhập viện vì nhiễm trùng nặng
Sức khỏe
09:01:59 08/07/2025