Danh sách các trường đại học của Mỹ không dễ để đặt chân vào
Có một nhóm các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ nơi mà yêu cầu tuyển chọn khắt khe với tỷ lệ hồ sơ ứng tuyển thành công thấp đến kinh ngạc.
Được đến Mỹ để du học luôn là “giấc mơ có thật” của nhiều học sinh cấp 3 tại Việt Nam. Vì vậy mà không ít bạn trẻ đã dành hết thời gian, tâm sức và tiền bạc để mong có được bộ hồ sơ ứng tuyển thật “long lanh” với kết quả học tập tốt, điểm bài thi TOEFL cao chót vót, thành tích hoạt động cộng đồng ý nghĩa…. nhằm kiếm cho mình một chỗ ngồi trong những ngôi trường danh giá ở xứ cờ hoa.
Để được đặt chân vào một số trường đại học tiếng tăm ở Mỹ là điều không hề dễ dàng – Ảnh: Pexels
Tuy nhiên, cần biết rằng, có một số trường đại học ở Mỹ thuộc nhóm “kín cổng cao tường” với những khe cửa hẹp đến mức số lượng hồ sơ ứng tuyển từ khắp nơi trên thế giới nộp vào đều bị rơi rụng phần lớn.
Tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ U.S. News & World Report đã khảo sát trên 1.850 trường đại học tại xứ sở cờ hoa và công bố kết quả hôm 9/11 cho thấy, hai trường đại học thuộc nhóm “anh cả” của Mỹ là Stanford và Harvard chỉ chấp nhận 5% hồ sơ nộp vào cho kỳ nhập học mùa thu năm 2020.
Đây chính là những ứng viên xuất sắc nhất được đánh giá dựa trên năng lực học thuật may mắn có được chỗ ngồi tại giảng đường của hai ngôi trường danh giá hàng đầu nước Mỹ này.
Điểm số trung bình cho kỳ thi SAT của những ứng viên được chấp nhận vào Stanford là 1.500 trên điểm tối đa là 1.600. Đối với kỳ thi ACT, một kỳ thi đầu vào được chuẩn hóa dành cho các học sinh trung học Mỹ muốn nộp đơn vào các trường cao đẳng và đại học của nước này, thì điểm trung bình là 34/36.
Với Đại học Harvard, điểm trung bình của kỳ thi SAT cho hai môn Đọc và Viết là 740 còn điểm Toán là 760, trong khi điểm trung bình của kỳ thi ACT thì ngang với Đại học Stanford với 34 điểm.
Thống kê còn cho thấy, có 94% sinh viên năm Nhất tại Harvard và 96% tại Stanford đã từng là những học sinh đứng top 10 trong nhóm có điểm tốt nghiệp phổ thông cao nhất trước đó.
Stanford và Harvard không phải là những ngôi trường cá biệt nổi tiếng với việc sẵn sàng loại phần lớn ứng viên nộp hồ sơ vào, mà còn có thêm 9 ngôi trường khác cũng có sự sàng lọc gắt gao không kém với tỷ lệ hồ sơ được chấp nhận chỉ không quá 9%.
Video đang HOT
Những thí sinh may mắn có được một suất để đặt chân vào những ngôi trường danh giá này không chỉ có kết quả học tập thật sự xuất sắc mà còn phải thể hiện cá tính qua các bài luận cùng với tiềm năng lãnh đạo và khả năng tư duy vượt trội.
Bên cạnh đó, thái độ tích cực với xã hội và cộng đồng cũng đóng góp một phần đáng kể vào kết quả xét chọn của nhà trường đối với thí sinh.
Đại học Stanford là một trong những cơ sở đào tạo có tỷ lệ sinh viên được nhận vào thấp nhất nước Mỹ do quá trình tuyển chọn khắt khe – Ảnh: Stanford University
Danh sách 11 trường đại học có tỷ lệ hồ sơ ứng tuyển của sinh viên thành công thấp nhất nước Mỹ:
Đại học Harvard và Đại học Stanford: 5%;
Đại học Columbia và Đại học Princeton: 6%;
Đại học Chicago, Đại học Yale, trường Alice Lloyd College, Viện công nghệ California và Viện công nghệ Massachusetts: 7%;
Đại học Brown và Đại học Duke: 8%.
'Các nhà khoa học cống hiến không vì mục đích xếp hạng'
Theo GS Nguyễn Đình Đức, để đo sức ảnh hưởng của nhà khoa học trong một lĩnh vực nhất định cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, chỉ số trích dẫn được xem là khách quan, đôi khi là chỉ số quan trọng nhất khi đánh giá.
Ảnh minh họa
Mới đây, tạp chí PLoS Biology đã công bố danh sách 100.000 nhà nghiên cứu có trích dẫn khoa học hàng đầu thế giới theo cơ sở dữ liệu Scopus. Tác giả của bảng xếp hạng này là các giáo sư Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis thuộc ĐH Stanford (Mỹ).
Các tiêu chí dùng để xếp hạng các nhà khoa học gồm có: chỉ số ảnh hưởng của nhà khoa học trong lĩnh vực và cộng đồng khoa học, tổng số trích dẫn, chỉ số H (H-index), chỉ số đồng tác giả (HM-index), số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất; số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính và tác giả cuối cùng.
Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng, việc xem xét các nhà nghiên cứu chỉ dựa trên trích dẫn là chưa đủ để đánh giá đẳng cấp của một nhà khoa học.
Các nhà khoa học Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào danh sách 10.000 nhà nghiên cứu có trích dẫn khoa học hàng đầu thế giới (theo tạp chí PLoS Biology)
Là người có mặt trong danh sách nói trên, GS Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, chỉ số trích dẫn không phải là chỉ số duy nhất để đánh giá sự ảnh hưởng của nhà khoa học, nhưng đây lại là chỉ số rất quan trọng, đôi khi là quan trọng nhất.
"Các tiêu chí đánh giá ở bảng xếp hạng này được xem xét khá toàn diện dựa trên nhiều thông số, không chỉ dựa vào tổng số trích dẫn khoa học mà một nhà nghiên cứu có đươc.
Tôi cho rằng, với một nhà nghiên cứu, nếu các kết quả nghiên cứu của họ không được trích dẫn thì không thể nói nhà nghiên cứu đó có ảnh hưởng trong cộng đồng khoa học được. Tất nhiên, bảng xếp hạng nào cũng sẽ có những tiêu chí đánh giá riêng và có thể còn những khiếm khuyết.
Giống như các bảng xếp hạng đại học THE, QS hay ARWU,... đưa ra những tiêu chí đánh giá không giống nhau tuyệt đối, song mỗi bảng đều có ý nghĩa và giá trị, giúp cho các trường đại học biết mình đang đứng ở đâu trên trường quốc tế", GS Đức nói.
Việc nhiều nhà khoa học "đình đám" trong nước và thế giới không có mặt trong top 100.000 theo năm (single year, kết quả trích dẫn khoa học của một năm gần nhất), theo GS Đức, không phải do họ không đủ uy tín, mà có thể do năng suất công bố trong năm khảo sát thấp hơn so với các nhà khoa học khác.
"Nhiều giáo sư nước ngoài mà tôi biết, hoặc những giáo sư Việt kiều có tên trong danh sách, đều là các giáo sư hàng đầu, rất xuất sắc. Tôi cho rằng, nhờ việc xếp hạng, các nhà khoa học mới biết mình đang đứng ở đâu và cũng là động lực để họ phát triển; đặc biệt là giúp những nhà khoa học trẻ, có năng lực xuất sắc tự tin dấn thân vào con đường nghiên cứu.
Tôi cũng tin rằng, các nhà khoa học cống hiến không phải vì mục đích để xếp vào hạng. Nhưng dẫu sao, đây cũng là một sự ghi nhận và đánh giá khách quan, công bằng của cộng đồng quốc tế nên là sự động viên có ý nghĩa. Hãy tưởng tượng, nếu như ở Việt Nam không có ai được xướng danh trong xếp hạng này thì quả thực đáng buồn", ông Đức nói.
"Đáng động viên và chúc mừng"
TS. Lê Văn Út, Trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu trắc lượng thông tin, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng khẳng định, "việc so sánh hay xếp hạng lúc nào cũng dễ tranh cãi". Tuy nhiên, theo ông Út, cần nhìn vào điểm tích cực rằng những kết quả trên đã cho thấy cho thấy sự bứt phá của các đại học Việt Nam trong nghiên cứu khoa học và đặc biệt là trích dẫn khoa học.
"Về phương diện xếp hạng đại học quốc tế, trích dẫn khoa học là một tiêu chí rất quan trọng, có khi mang tính quyết định để các đại học Việt Nam được các tổ chức xếp hạng đại học thế giới ghi nhận", ông Út nói.
Theo ông Út, thành tựu trích dẫn cao rất đáng được trân trọng do số lượng trích dẫn khoa học khó đến một cách tự nhiên. Tất nhiên, việc tăng trích dẫn khoa học đến từ những kỹ thuật thì không nên được ủng hộ.
Còn theo TS Phạm Hiệp, Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia, bất kỳ bảng xếp hạng nào đưa ra cũng sẽ có những nhược điểm nhất định và có thể còn những sai số khi đo lường.
Nhưng những tiêu chí trong các phương pháp đánh giá đều cho ra những con số cụ thể thay vì những nhận định cảm tính, do đó vẫn đem lại ý nghĩa.
"Theo tôi, ý nghĩa quan trọng nhất của bảng xếp hạng này là thông qua đó, chúng ta nhìn nhận về số lượng nhà khoa học Việt Nam đang công tác ở trong nước có tên trong danh sách này vẫn còn rất thấp, chưa tới 30 người trong số 100.000 người. Từ các chỉ số ấy có thể nói lên phần nào bức tranh khoa học của Việt Nam hiện nay,
Còn với những nhà khoa học lọt vào danh sách này, tôi nghĩ cũng là một điều đáng động viên và chúc mừng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa, những người nằm ngoài danh sách này có năng lực không tốt.
Nhưng tôi tin rằng, những người lọt vào danh sách này đều là những người đã làm việc phi thường và vượt qua rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, với những người có kết quả tương tự ở nước ngoài, họ đã được đầu tư cả về cơ sở vật chất, nguồn lực làm việc cũng như thu nhập cao hơn.
Cho nên, Việt Nam có những đại diện lọt vào danh sách này, tôi nghĩ là điều đáng mừng. Hãy để những người có tên trong danh sách hưởng một niềm vui nho nhỏ trong hành trình làm khoa học vốn đầy vất vả của họ", TS Phạm Hiệp nói.
10 đại học đào tạo ngành Kinh tế tốt nhất thế giới Mỹ chiếm đa số vị trí trong top 10 trường đào tạo nhóm ngành Kinh tế và Kinh doanh, trong đó đồng hạng một là Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Stanford. Times Higher Education (THE) đánh giá và xếp hạng các trường dựa vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu trong các lĩnh vực gồm: kinh doanh và quản lý, kế...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Truy xét hành tung hai nhóm thanh niên ném đá hỗn chiến trong đêm
Pháp luật
18:30:22 01/05/2025
Xử lý bãi giữ xe máy 'chặt chém' 100.000 đồng sau xem diễu binh
Tin nổi bật
18:24:14 01/05/2025
Đã tìm ra mẹ bầu slay nhất Vbiz hiện tại, nhìn loạt ảnh tại Ý là rõ lý do!
Sao việt
18:10:05 01/05/2025
Raphinha phá vỡ kỷ lục đáng kinh ngạc của Messi
Sao thể thao
18:08:42 01/05/2025
Nữ diễn viên duy nhất đóng 2 phim dịp lễ: 'Tôi vẫn ở nhà thuê, đi xe công nghệ'
Nhạc việt
17:50:24 01/05/2025
Nấu bữa tối ngon trọn vẹn chỉ trong chưa đầy 1 giờ: Đủ món mặn - rau - canh, nhanh gọn lại bổ dưỡng!
Ẩm thực
17:39:03 01/05/2025
Tổng thống Donald Trump tiết lộ các nước có thể đạt thỏa thuận thương mại
Thế giới
17:13:35 01/05/2025
Hoàng Doãn Minh Hà: "Nam thần cứu hoả" 1 thời, giờ thay đổi chóng mặt, đã có vợ
Netizen
16:12:42 01/05/2025
"Nữ thần học đường" xóa sạch mọi giấu vết về bạn trai "phim giả tình thật", xem phản ứng khán giả càng không ngờ!
Sao châu á
16:11:02 01/05/2025
Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI
Thế giới số
15:21:55 01/05/2025