Đào giếng nước xong, tại sao người xưa lại phải thả hai con rùa vào?
Trước khi có nước máy, người xưa chủ yếu dựa vào việc đào giếng để lấy nước. Điều thú vị là khi người ta đào giếng cổ, người ta thường tìm thấy những con rùa khổng lồ dưới đáy giếng.
Nguồn gốc giếng nước
Trong truyền thuyết Trung Quốc, hậu duệ của Hoàng đế là Bá Ích đã phát minh ra cái giếng. Cuốn ‘Kinh dịch’ có viết: “Cải tạo ấp không thay đổi giếng”. Khổng Dĩnh Đạt – một học giả Nho gia thời nhà Đường cũng từng nói: “Người xưa đào đất lấy nước, dùng gầu kéo lên để dùng gọi là giếng”.
Trước khi nước máy ra đời, giếng là một trong những cách chính để cung cấp nước uống cho con người. Vì vậy, trong lịch sử, có rất nhiều truyền thuyết và phong tục thú vị liên quan đến giếng nước.
Thời đó, người dân sống gần sông núi có thể trực tiếp sử dụng nước sông, nước suối. Những người không có điều kiện thì họ sẽ đào giếng để có được nước sạch phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra, sau khi đào giếng, người ta sẽ thả hai con rùa vào đó.
Có rất nhiều giả thuyết về hành động thả rùa vào giếng. Một trong những cách giải thích có tính khoa học là: người xưa dùng rùa để kiểm tra chất lượng nước.
Kiểm tra chất lượng nước
Các chuyên gia cho rằng, ngày xưa, người ta không có dụng cụ kiểm nghiệm để đánh giá nguồn nước có thể sử dụng được hay không. Tuy nhiên, bằng cách kỳ diệu nào đó, họ biết được ‘đặc tính’ tự nhiên của loài rùa nên đã thả hai con vào để kiểm tra. Nếu chúng sống được trong giếng thì nước trong đó có thể dùng để uống.
Vào thời cổ đại, không phải nhà nào cũng có giếng. Một ngôi làng thường chỉ có từ một đến hai chiếc. Nước giếng có sạch và an toàn hay không liên quan mật thiết đến chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người. Vì vậy, để ngăn chặn những người có động cơ hạ thuốc nguồn nước, việc thả một hoặc hai con rùa vào giếng đóng một vai trò thử nghiệm và cảnh báo sớm.
Một số phép thử dân gian
Vào thời cổ đại, ngoài việc dùng rùa để kiểm tra nước giếng, người ta còn sử dụng phản ứng đặc biệt của một số loài động vật khác để đánh giá môi trường xung quanh có an toàn hay không.
Ví như, khi đào móng xây nhà mới mà tìm thấy hang rắn dưới nền đã chọn, người ta sẽ không diệt trừ mà dùng pháo đuổi chúng đi và giữ lại hang. Khi nhà xây xong, con rắn sẽ trở về hang. Lý do không phá hang, đuổi rắn đi là bởi vì, người ta dùng rắn để làm phương tiện phán đoán nhà có an toàn hay không. Nếu nền móng không ổn định, giả sử có báo động của động đất, ngập lụt… nhà có thể bị sập hay ngập lụt thì trước tiên, những con rắn sẽ chui ra khỏi hang, động thái hỗn loạn. Người ta nhờ đó mà biết trước thiên tai.
Ngoài ra còn có một số câu nói phổ biến mang tính chất ngụ ngôn trong nhân dân như:”chim yến bay thấp thì mưa”, “đàn kiến dọn nhà đi chỗ khác, trời sẽ đổ mưa”, v.v… Tất cả chúng cho thấy, con người đã học được cách sử dụng những hành vi bất thường của động vật để phán đoán khí tượng, thời tiết. Đó là những kiến thức được tích lũy trong đời sống thực mà người dân có được.
Video đang HOT
Ngày nay, mọi người đều biết trời sắp mưa khi nhìn thấy số lượng lớn chuồn chuồn bay ở độ cao thấp. Hành vi bay thấp của chim én cũng là lý do tương tự.
Lý do ngũ hành – phong thủy
Có một lời giải thích khác cho việc thả rùa vào giếng cổ như sau: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là tứ linh thú của người cổ xưa. Hình tượng của Huyền Vũ là sự kết hợp giữa rùa và rắn, nhưng không có sinh vật như vậy nên con rùa đã được dùng để thay thế.
Trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Huyền Vũ chủ về hành thủy (nước) và cũng tượng trưng cho thế giới U Minh, đạo giáo coi đó là Chân Vũ Đại Đế; Huyền Vũ chính là chân thân của Huyền Thiên Chấn Vũ. Chính vì lý do này nên mai rùa thường được dùng để bói toán.
Trong ‘Lễ ký’ có ghi: “Huyền Vũ là một loài rùa. Rùa có áo giáp, có thể dùng để chống lại những lời nói nặng”. Do vậy, người xưa đặt rùa xuống giếng, cũng hàm nghĩa là canh giữ và cầu nguyện, mong nhận được phước lành từ các vị thần thông qua con vật này. Ngoài ra, bản thân rùa còn là biểu tượng của sự trường thọ, việc thả rùa xuống giếng cũng là để gửi gắm mong ước trường thọ của con người.
Ngoài hai giả thuyết trên, còn có một truyền thuyết khác: thả rùa xuống nước giếng để tưởng nhớ thần Cổn.
Tưởng nhớ công ơn của thần Cổn
Theo truyền thuyết, Cổn vốn là một thần nhân, vì thương xót chúng sinh bị ngập trong đại hồng thủy nên đã xin Thiên đế ban cho mình một loại đất có thể ngăn chặn lũ lụt. Nhưng Thiên đế không đồng ý.
Vì thế, Cổn sai si điểu (một loài chim săn mồi thời cổ đại) tìm xem đất được cất giữ ở đâu. Sau đó sai thần Cưu (có hình tượng như một con rùa) cõng ra. Cổn ném loại đất đó xuống nước để ngăn lũ. Khi Thiên đế biết chuyện đã vô cùng tức giận. Ông không những ngay lập tức lấy lại đất mà còn ra lệnh cho thần binh giết Cổn.
Ba năm sau cái chết của thần Cổn, linh hồn của ông vẫn tồn tại và sinh ra Vũ. Vũ tiếp tục kế thừa trách nhiệm trị thủy của Cổn. Lúc đó, Cổn biến thành Huyền Vũ bơi đi. Vũ dành hết tâm huyết cho việc trị thủy, và dưới sự hậu thuẫn, giúp đỡ của các vị thần khác, cuối cùng nước lũ lụt đã được thoát đi. Ông được các thế hệ sau tôn vinh là Đại Vũ.
Con người cũng không quên thần Cổn. Để tỏ lòng biết ơn sự hy sinh của thần và cầu mong sự phù hộ, sau khi đào giếng người ta đã thả hai con rùa xuống nước.
Đây là một câu chuyện thần thoại được truyền lại từ rất xa xưa. Vì nội dung của nó chứa nhiều yếu tố về thần và phép thuật nên con người hiện đại không lý giải được, nhưng cũng không ai phủ nhận. Dù sao nó vẫn là nguồn gốc của một phong tục thú vị trong dân gian. Kỳ thực, trừ yếu tố thần ra thì các chi tiết khác (đại hồng thủy và phong tục) cũng hợp lý.
Trong dòng lịch sử lâu đời, phong tục, tập quán các địa phương là một trong những văn hóa tốt đẹp được lưu truyền. Dựa vào việc khám phá chúng, người ta có thể hiểu được đời sống, văn hóa của người xưa. Và thả rùa xuống giếng cũng là một tập quán ẩn chứa những ý nghĩa rất thú vị.
Khảo cổ lăng mộ hoàng đế ra lệnh xây Tử Cấm Thành, phát hiện 1 bí mật cực sốc
Theo truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), các nhà khảo cổ phát hiện bí mật ở lăng mộ Minh Thành Tổ Chu Đệ qua các ghi chép lịch sử. Ông được an táng cùng 30 cung nữ, để những người này có thể tháp tùng ông sang thế giới bên kia.
Hoàng đế mở đầu chuỗi lăng mộ nhà Minh
Nhà Minh được thành lập vào năm 1368 dưới thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Nắm quyền trong 31 năm, Chu Nguyên Chương được an táng tại lăng mộ ở Nam Kinh.
Hoàng đế thứ hai triều Minh, Minh Huệ Đế, con trai thái tử Chu Tiêu, lên ngôi sau khi cha sớm qua đời, nhưng chỉ cầm quyền được 4 năm.
Yên Vương Chu Đệ với tư cách là chú của hoàng đế, đã phát động nội chiến, không lâu sau chiếm được Nam Kinh, tàn sát 2 vạn người trung thành với Huệ Đế, thiêu rụi kinh thành và Huệ Đế mất tích kể từ đó.
Có người nói rằng Huệ Đế chết trong vụ cháy, có người lại nói ông chấp nhận từ bỏ quyền lực để đi tu.
Sau khi trở thành hoàng đế thứ 3 của nhà Minh, Minh Thành Tổ Chu Đệ dời đô về Bắc Kinh. Năm thứ 4 dưới thời Chu Đệ (năm 1406), 1 triệu nhân công được huy động để xây các công trình ở Bắc Kinh, bao gồm Tử Cấm Thành.
Một năm sau, Từ hoàng hậu qua đời. Chu Đệ không muốn xây lăng mộ cho mình và hoàng hậu ở Nam Kinh như thời Chu Nguyên Chương.
Ông phái các quan lại và các thầy phong thủy đi tìm nơi phù hợp để xây lăng mộ. Hai năm sau, Chu Đệ tự mình đến đánh giá nơi được lựa chọn. Đó là một khu vực rộng lớn với đất tốt và được bao quanh bởi những ngọn đồi, cách Bắc Kinh khoảng 40km về phía tây bắc.
Khu vực này được lựa chọn không chỉ vì khung cảnh đẹp, mà còn nằm ở dưới chân núi Thiên Châu, phía bắc của huyện Trường Bình hiện nay, rất phù hợp trên quan điểm của một nhà quân sự.
Chu Đệ là người mở đầu cho một loạt những lăng mộ hoàng đế nhà Minh được chôn ở khu vực này. Tổng cộng có 13 lăng mộ nên được gọi là Thập Tam Lăng.
Ròng rã trong 235 năm, Thập Tam Lăng được xây dựng nối tiếp qua nhiều triều đại, từ thời Chu Đệ đến khi nhà Minh sụp đổ.
Khu lăng tẩm này rộng hơn 40km2 với tường thành bao bọc. Lăng của mỗi hoàng đế nằm trên một gò núi, bốn bề là cây cối.
Cung điện ngầm dưới lòng đất
Để tới Trường Lăng, khách tham quan phải đi qua con đường dài 7km gọi là Thần Lộ. Đây được coi là con đường linh thiêng với các tán cây và tượng động vật theo đúng kích thước thật, cũng như những thần thú chỉ có trong tưởng tượng và tượng quan lại, tướng lĩnh.
Thần Lộ đại diện cho con đường kết nối với thiên đường. Theo quan niệm ở Trung Quốc, hoàng đế là Thiên Tử (con trời), xuống trần thế qua Thần Lộ nên khi chết, Minh Thành Tổ Chu Đệ muốn quay trở về theo con đường này.
Trong suốt giai đoạn nhà Minh cai trị, dân thường không được phép đặt chân đến Trường Lăng và quần thể lăng mộ các hoàng đế nhà Minh.
Trường Lăng được xây dựng mô phỏng theo kết cấu của Tử Cấm Thành với những tòa lầu xe kẽ nhau, tường đỏ ngói vàng, thể hiện quyền lực và địa vị của hoàng đế Trung Hoa.
Bên ngoài lăng mộ dưới lòng đất là nơi đặt điện Lăng Ân. Đây là nơi các hoàng đế đời sau tới bái lễ tổ tiên và cầu xin quốc thái dân an. Điện Lăng Ân được xây dựng phỏng theo kiến trúc Thái Hòa Điện với hàm ý ở thế giới bên kia, hoàng đế vẫn có uy quyền tối cao.
Cung điện được chống đỡ bởi 60 cây cột được chế tác từ cây nam mộc tơ vàng, mỗi cây cột được chế tác từ một cây gỗ quý nguyên bản.
Đây là loại gỗ quý chỉ mọc ở khu vực rừng núi Tứ Xuyên và Vân Nam với số lượng khai thác ít ỏi. Giá trị của gỗ nam mộc tơ vàng khi đó thậm chí còn lớn hơn vàng. Để đưa 60 cây gỗ về tới Trường Lăng, nhà Minh mất tới 3-4 năm, huy động 20.000 nhân công.
Sau Lăng Ân Điện là một tòa lầu hình vuông nhỏ hơn, cao sừng sững, gọi là Minh Lâu, kiến trúc tiêu biểu của lăng mộ đế vương triều Minh. Bên trong Minh Lâu đặt bia mộ hoàng đế; từ ngôi lầu này nhìn ra ngoài có một ụ đất hình tròn, ngầm bên dưới là cung điện đặt phần mộ của Chu Đệ.
Do sợ người ngoài tìm đường vào, người xưa khi xây lăng mộ đã giấu kín mọi bí mật. Do đó, Trường Lăng đến nay vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khảo cổ Trung Quốc.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc chỉ mở đường vào Định Lăng, nơi chôn cất Minh Thần Tông Chu Dực Quân, từ đó hé lộ cấu trúc cung điện ngầm dưới lòng đất.
Cung điện ngầm của Định lăng nằm trong lòng một ngọn đồi xanh, sâu 27m so với mặt đất. Toàn bộ địa cung rộng 1.195m2, gồm năm phòng, nối với nhau bằng những hành lang dài.
Các nhà khảo cổ cho rằng, cung điện ngầm chôn cất Minh Thành Tổ Chu Đệ cũng tương tự như vậy.
Đàn quạ đều đặn bay về Tử Cấm Thành lúc nửa đêm, báo hiệu điều tâm linh rùng rợn Bí mật hậu cung của Tử Cấm Thành luôn là đề tài thu hút sự tò mò. Nhiều người thắc mắc về về những đàn quạ bay đến từ phía tây bắc vào mỗi buổi sáng, kể cả khi nơi đây không còn bóng người. Theo lời người dân kể lại, những con quạ này sẽ luôn bay về phía đông nam, và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phùng Thế Văn: "Soái ca cảnh vệ" hot 1 thời, giờ diện mạo khó tin, vẫn độc thân

Thiếu gia nhà bầu Hiển ngồi siêu xe bạc tỷ đi làm Chủ tịch, lúc giản dị làm bố đơn thân

Danh tính nữ MC sở hữu visual trắng phát sáng trên sân pickleball

Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người tử vong trong vụ cháy nhà ở Hà Nội

Bức ảnh gây ngỡ ngàng chụp vào 2h chiều 29/4: Đã khởi động camping!!!!

Tình tin đồn Quang Linh thức trắng chờ xem diễu binh, "chốt" lấy chồng Việt

Bermuda được mệnh danh là "tam giác quỷ" và những bí ẩn không có lời giải

Vợ Văn Hậu 'đốt tiền' phụ chồng, 1 chi tiết lộ tính cách lý tưởng, giàu cỡ nào?

Giữa thời buổi sữa thật giả lẫn lộn, mẹ Hà Nội chọn lối đi riêng, tự tay chuẩn bị sữa hạt mỗi ngày cho con gái

Đi hơn 1000km về quê dịp nghỉ lễ, cô gái nhìn thấy 1 chi tiết trên cánh cổng nhà thì bật khóc nức nở, lập tức quay đầu đi ngay

Lái chiếc xe rẻ nhất trong nhà là Mercedes-Benz C300 đi làm, cô gái bị soi mói đến mức phải thốt ra 1 câu uất ức

"Khối xuyên Việt" U80 gặp "Khối chở loa" hot nhất cõi mạng: Cựu chiến binh nhận xét 1 câu nghe đã gì đâu!
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025