Đào tạo tại chức vẫn bát nháo: ‘Nồi cơm’ của các trường

Theo dõi VGT trên

Dù đã qua thời hoàng kim, nhưng hệ tại chức vẫn được các trường cố gắng duy trì bởi nhiều lý do, trong đó chủ yếu vì đây chính là nguồn thu không nhỏ.

Đào tạo tại chức vẫn bát nháo: &'Nồi cơm' của các trường - Hình 1

Một lớp học tại chức

Tuyển tại chức nhiều hơn chính quy!

Thời hoàng kim của đại học (ĐH) tại chức (vừa làm vừa học – VLVH) là giai đoạn 2003 – 2007. Khi đó, có năm quy mô của hệ VLVH chiếm 49,49% tổng quy mô đào tạo ĐH, CĐ của cả nước.

Theo nhiều chuyên gia, đó là hệ quả của chính sách mở cửa, xóa bỏ bao cấp, các trường phải bung ra làm “kế hoạch ba”, nên đào tạo tại chức được xem là nguồn thu rất lớn của các trường. Trước đó, nếu đào tạo tại chức chỉ dành cho người đang đi làm, người học phải qua bình xét nghiêm ngặt tại cơ sở mới được gửi đi học, thì giai đoạn này, tại chức mở rộng đối tượng tuyển sinh. Đầu vào tại chức giờ đây bao gồm cả học sinh mới tốt nghiệp THPT nhưng không đỗ ĐH chính quy và chưa có công ăn việc làm.

Tháng 11.2006, trước những ý kiến đòi hỏi phải siết lại chất lượng của ĐH tại chức, ông Nguyễn Thiện Nhân (khi đó là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) nói thẳng trong một hội thảo về giáo dục ĐH: “Tại chức là “nồi cơm” của các trường, họ đã có từ 40 – 50% khoản thu từ đó, nếu siết lại ngay thì khổ cho các trường nên chỉ cần gióng chuông cảnh báo”.

Nhưng thực tế là sau năm 2006, hệ tại chức không những không bị siết lại mà còn tăng dần đều (cùng với quy mô ĐH chính quy). Đỉnh điểm là năm học 2009 – 2010, hệ ĐH tại chức suýt cán mốc 490.000 sinh viên (SV), bằng 57% quy mô ĐH chính quy, và chiếm 36% so với tổng quy mô. Năm học 2007 – 2008, ĐH Quốc gia Hà Nội có quy mô SV không chính quy là 24.249, trong khi tổng số SV của ĐH lúc đó là 43.062. Tỷ lệ SV không chính quy của ĐH này chiếm 56,3% so với tổng quy mô SV của ĐH.

Bộ GD-ĐT chỉ thực sự giật mình để có thái độ rõ ràng với ĐH tại chức sau khi một loạt địa phương “nói không với tại chức” trong việc tuyển mới nhân sự cho khu vực nhà nước, mà nơi phát tín hiệu đầu tiên là Đà Nẵng, sau đó là Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Bình, Quảng Nam, Nam Định… Từ mùa tuyển sinh 2011, bộ này bắt đầu tuyên bố sẽ siết chặt quản lý đào tạo tại chức.

Video đang HOT

Nhưng đến tận tháng 12.2015, Bộ GD-ĐT mới ban hành được Thông tư 32, trong đó quy định chỉ tiêu tuyển mới hệ VLVH không được vượt quá 30% chỉ tiêu chính quy. Vì thế, năm học 2014 – 2015, nhiều trường vốn có thế mạnh trong thị trường tại chức đã kịp “vét” nốt những lứa cuối cùng người học chưa kịp có bằng ĐH. Chẳng hạn như: Sư phạm Hà Nội tuyển gần 13.400 chỉ tiêu ĐH không chính quy, trong khi chỉ tiêu ĐH chính quy chỉ là 2.120; Viện ĐH Mở Hà Nội tuyển 5.786 chỉ tiêu không chính quy (bao gồm VLVH và đào tạo từ xa), 2.314 chính quy; Kinh tế quốc dân tuyển mới 10.100 chỉ tiêu ĐH không chính quy, trong khi chỉ tiêu ĐH chính quy của trường là 5.795; Sư phạm Hà Nội 2 tuyển 2.881 VLVH, 2.457 chính quy. Trường ĐH Trà Vinh (4.004 VLVH, 3.508 chính quy), Đồng Tháp (2.541 VLVH, 2.147 chính quy), Sư phạm TP.HCM (3.457 VLVH, 3.825 chính quy).

Duy trì để nuôi bộ máy?

Từ năm 2016 trở đi, nhiều trường không thể dùng hết con số 30% mà Thông tư 32 cho phép, đồng thời hàng loạt trường bỏ cuộc không tuyển sinh VLVH nữa.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân từng đạt quy mô ĐH VLVH “khủng” nhất nước thời hoàng kim. Năm học 2007 – 2008, trường này có 24.903 SV hệ không chính quy, trong khi đó, tổng số SV của trường là 39.861. Nhưng năm 2017, chỉ tuyển được 1.390 chỉ tiêu sau 7 đợt.

Trao đổi với PV, nhiều cán bộ quản lý đào tạo các trường ĐH có tên tuổi đều cho rằng, đã qua rồi thời kỳ tại chức là “nồi cơm” của các trường ĐH. Thứ nhất là vì phần lớn các trường cũng muốn hướng tới chủ trương phát triển chất lượng, thứ hai vì có muốn tăng chỉ tiêu tuyển sinh cũng không có nguồn mà tuyển.

GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, phân tích: “Hệ VLVH chủ yếu phục vụ 2 đối tượng: người có tuổi cần nâng cao trình độ và các bạn trẻ không có cơ hội học ĐH chính quy. Đối tượng thứ nhất giờ còn lại khá ít, vì trong mười mấy năm tại chức bung ra trước đây, về cơ bản đã giải quyết xong nhu cầu của phần lớn trong số họ. Còn với các bạn trẻ thì mấy năm gần đây, cơ hội học hành rộng mở khi mà ĐH chính quy tuyển năm nào cũng còn đầy chỗ, nên không việc gì họ phải đi học tại chức”.

Một số cán bộ quản lý thì cho biết, sở dĩ phải duy trì đào tạo hình thức VLVH dù chất lượng của nó rất đáng ngại cho tên tuổi của trường, là bởi cần phải “nuôi” bộ máy hành chính cũ. Được biết, phần lớn các trường công lập ở Hà Nội đều có một đơn vị hành chính riêng phục vụ cho đào tạo tại chức, nơi ít thì 15 – 16 người, nơi nhiều 25 – 30 người.

Nhưng nhiều trường, đặc biệt là trường sư phạm, và trường ngoài công lập thì cho rằng, chưa thể xem nhẹ “nồi cơm” tại chức, nhất là khi thị trường vẫn có nhu cầu.

GS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh công nghệ Hà Nội, cho hay vài năm gần đây, trường mở ngành quản lý nhà nước đào tạo theo hình thức VLVH liên kết với các trung tâm GDTX các tỉnh phía bắc tuyển sinh rất thuận lợi, được khoảng vài ngàn học viên, trong khi tuyển sinh chính quy học ở Hà Nội hiện đang gặp nhiều khó khăn. Vì thế, trường không có lý do gì để không tận dụng cơ hội này.

Theo TNO

Đâu phải lỗi của bằng tại chức!

Dù đầu vào có thể khác nhau nhưng chuẩn đầu ra là duy nhất. Đó là giải pháp đúng đắn để nâng cao chất lượng đào tạo. Do vậy, khi dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến, dư luận phần lớn tán thành.

Đâu phải lỗi của bằng tại chức! - Hình 1

ảnh minh họa

Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi để lấy ý kiến xã hội. Một trong những điểm mới đáng chú ý là quy định về hình thức đào tạo đại học sẽ đổi thành đào tạo tập trung và không tập trung, chứ không còn là đào tạo chính quy và tại chức như hiện nay.

Cả hai hình thức đào tạo này đều có chung một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên và chuẩn đầu ra. Đồng thời hình thức đào tạo cũng sẽ không được ghi lên văn bằng như quy định hiện tại. Theo Bộ GD&ĐT, quy định này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, trong đó có hệ tại chức.

Đào tạo tại chức có thể hiểu là hệ đào tạo dành cho những người đi làm, không có điều kiện học tập trung. Đó là một chủ trương nhân văn, đúng đắn. Nhưng đã từ lâu trong xã hội mặc nhiên thừa nhận bằng tại chức không giá trị như bằng chính quy.

Ví dụ như Đà Nẵng thẳng thừng tuyên bố không tuyển dụng người có bằng đại học tại chức. Đến nay đã có ít nhất bảy địa phương nói không với bằng đại học tại chức. Và mới đây nhất, tỉnh Quảng Ngãi chính thức ra thông báo loại khỏi quy hoạch những cán bộ không có bằng đại học chính quy, kể cả người có bằng thạc sĩ nhưng hệ tại chức.

Nhưng lỗi này không phải do tấm bằng tại chức. Luật Giáo dục và nhiều văn bản dưới luật khác có liên quan đều không phân biệt bằng tại chức với chính quy. Luật Công chức cũng không cấm việc tuyển dụng những người có bằng tại chức.

Vậy nguyên nhân do đâu mà bằng tại chức bị hắt hủi? Nhiều học viên đã từng học qua các lớp tại chức thẳng thắn bày tỏ sự không đồng tình về cách học, cách kiểm tra của lớp tại chức mà họ đang theo học.

Các học viên kể, suốt khóa học khi có thầy từ Hà Nội hoặc TPHCM đến thì tập trung học vội vài tuần, bao nhiêu kiến thức đổ dồn cùng lúc, người học chỉ ngồi nghe đã mệt chứ lấy đâu ra thời gian suy nghĩ, đào sâu. Học thì vậy, thi thì giáo viên tinh gọn lại còn chừng năm, bảy câu - thật không thể gọn hơn. Ấy vậy mà vào phòng thi hầu như ai cũng phải thủ phao, chờ giám thị ngó lơ là chép... Dạy và học như vậy thì làm sao có chất lượng!

Tình hình dạy và thi ở các lớp tại chức lỏng lẻo không còn là hiện tượng cá biệt. Thời gian qua, đã có nhiều cuộc thanh tra, xử lý các hiện tượng tiêu cực ở các lớp tại chức. Nhưng dư luận cho rằng việc xử lý này chỉ giải quyết phần ngọn, còn muốn chấm dứt nó thì phải thay đổi một phương thức đào tạo mới, phù hợp hơn.

Nâng cao chất lượng đào tạo nói chung không chỉ là nhiệm vụ mà còn là mục tiêu của mọi nền giáo dục. Bởi mọi công dân khi được hấp thụ một nền giáo dục đàng hoàng về tri thức và đạo đức thì đất nước mới nhanh chóng phát triển.

Từ khá lâu, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, dù có các hệ đào tạo khác nhau nhưng tất cả người học đều phải học chung một chuẩn chương trình và phải qua các kỳ thi tương đương nhau.

Ngày trước ở miền Nam trước 1975, tại các trường đại học ghi danh (sinh viên không phải thi đầu vào) như các đại học Khoa học, Văn khoa, Luật khoa..., người có bằng tú tài là có thể ghi danh (như từ "đăng ký" bây giờ), không phân biệt đó là học sinh vừa học xong bậc trung học, anh thư ký của một cơ quan, chị tiểu thương hay quân nhân tại ngũ...

Về phương thức học, sinh viên có thể đến giảng đường hay học hàm thụ (như "từ xa" bây giờ) nhưng việc kiểm tra, thi cử đều hoàn toàn giống nhau, đều một chuẩn đầu ra. Ở bậc trung học cũng vậy, dù học hệ phổ thông hay bổ túc văn hóa thì học xong lớp 12 tất cả đều phải qua kỳ thi chung tú tài.

Tóm lại, dù đầu vào có thể khác nhau nhưng chuẩn đầu ra là duy nhất. Đó là giải pháp đúng đắn để nâng cao chất lượng đào tạo. Do vậy, khi dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến, dư luận phần lớn tán thành. Có nghĩa là từ nay việc thực học, thực dạy phải thực hiện một cách nghiêm túc, công bằng ở mọi nơi, mọi lúc. Xã hội đang trông chờ và kỳ vọng vào sự thay đổi này!

Theo Tinmoi24.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ nữ sinh Vĩnh Long nghi lén nhận 1 tỷ bồi thường, dân chứng kiến kể điều lạ?Mẹ nữ sinh Vĩnh Long nghi lén nhận 1 tỷ bồi thường, dân chứng kiến kể điều lạ?
14:47:02 06/05/2025
Hé lộ nguyên nhân khiến chồng cũ ra tay sát hại dã man cô giáoHé lộ nguyên nhân khiến chồng cũ ra tay sát hại dã man cô giáo
15:59:37 06/05/2025
Khởi tố tài xế xe rác gây tai nạn khiến 4 người tử vongKhởi tố tài xế xe rác gây tai nạn khiến 4 người tử vong
14:32:20 06/05/2025
TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"
15:23:15 06/05/2025
Miu Lê mắng té tát thanh niên vô lễ với cựu chiến binh, câu chữ thấm từng tế bàoMiu Lê mắng té tát thanh niên vô lễ với cựu chiến binh, câu chữ thấm từng tế bào
16:00:58 06/05/2025
Lòng se điếu là gì, vì sao cực hiếm và đắt đỏ, Đại biểu Quốc hội phải lên tiếngLòng se điếu là gì, vì sao cực hiếm và đắt đỏ, Đại biểu Quốc hội phải lên tiếng
16:10:18 06/05/2025
Vụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hộiVụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hội
17:20:08 06/05/2025
Cục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh LongCục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh Long
15:12:32 06/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Israel đáp trả Houthi, tấn công cảng Hodeidah tại Yemen

Israel đáp trả Houthi, tấn công cảng Hodeidah tại Yemen

Thế giới

19:23:13 06/05/2025
IDF cho rằng Houthi sử dụng cảng Hodeidah để vận chuyển các vũ khí của Iran, trang thiết bị cho nhu cầu quân sự và các mục đích khác . Nhà máy ở Bajil là nguồn thu quan trọng với Houthi và được dùng trong xây dựng các đường hầm, hạ tầng...
Long Đẹp Trai của "Lật mặt 8" từng bị bố mẹ cắt viện trợ vì theo nghệ thuật

Long Đẹp Trai của "Lật mặt 8" từng bị bố mẹ cắt viện trợ vì theo nghệ thuật

Hậu trường phim

19:21:18 06/05/2025
Thời điểm Long Đẹp Trai quyết định thi vào trường Sân khấu - Điện ảnh, bố mẹ anh đã cắt đứt viện trợ. Bố anh cho rằng nghệ sĩ là xướng ca vô loài và không chấp nhận anh theo con đường này.
Fan "đẩy thuyền" Hyeri Park Bo Gum sau khoảnh khắc gây sốt ở Baeksang

Fan "đẩy thuyền" Hyeri Park Bo Gum sau khoảnh khắc gây sốt ở Baeksang

Sao châu á

19:19:02 06/05/2025
Cả hai khiến khán giả bồi hồi với khoảnh khắc tạo dáng hình trái tim thân mật trên thảm đỏ, gợi nhắc đến hình ảnh cặp đôi Deok Sun và Choi Taek từng gây sốt màn ảnh nhỏ năm 2016.
"Thunderbolts": Bom tấn chữa lành của Marvel khiến khán giả bất ngờ nhất năm

"Thunderbolts": Bom tấn chữa lành của Marvel khiến khán giả bất ngờ nhất năm

Phim âu mỹ

19:16:16 06/05/2025
Với cốt truyện kịch tính, hành động mãn nhãn và chiều sâu tâm lý đáng kể, Thunderbolts chứng minh đây là một trong những tác phẩm đột phá của Marvel giai đoạn mới.
Bùng phát kiểu tấn công không cần Internet

Bùng phát kiểu tấn công không cần Internet

Thế giới số

19:14:07 06/05/2025
Đây là các cuộc tấn công không phụ thuộc vào Internet mà lan truyền qua USB hoặc thiết bị lưu trữ, lặng lẽ cài mã độc vào máy tính người dùng rồi âm thầm mở đường xâm nhập toàn hệ thống.
Màn càn quét Met Gala khiến Jennie - Lisa - Rosé vướng chỉ trích nghiêm trọng, dân mạng yêu cầu xin lỗi

Màn càn quét Met Gala khiến Jennie - Lisa - Rosé vướng chỉ trích nghiêm trọng, dân mạng yêu cầu xin lỗi

Nhạc quốc tế

19:11:45 06/05/2025
3 thành viên BLACKPINK đang chiếm lĩnh truyền thông tại Met Gala 2025 nhưng bỗng dưng bị chỉ trích vì 1 lý do.
Chu Thanh Huyền đưa mẹ chồng đi du lịch sang chảnh, thái độ của mẹ Quang Hải ra sao sau loạt drama của nàng dâu?

Chu Thanh Huyền đưa mẹ chồng đi du lịch sang chảnh, thái độ của mẹ Quang Hải ra sao sau loạt drama của nàng dâu?

Sao thể thao

18:13:46 06/05/2025
Chu Thanh Huyền và mẹ Quang Hải gây sốt với loạt ảnh riêng, chứng minh tình cảm mẹ chồng - nàng dâu vững vàng sau nhiều sóng gió.
Nhặt được túi xách chứa 90 triệu đồng của hành khách, phụ xe tảng lờ "không biết"

Nhặt được túi xách chứa 90 triệu đồng của hành khách, phụ xe tảng lờ "không biết"

Pháp luật

18:05:56 06/05/2025
Ngày 6/5, thông tin từ Sở Xây dựng Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã tiếp nhận đơn của một người dân đề nghị trích xuất dữ liệu camera hành trình của một xe khách để tìm lại tài sản bị mất là chiếc túi xách bên trong có chứa hơn 90 triệu đồng...
iPhone Pro kỷ niệm 20 năm sẽ có thiết kế đột phá chưa từng thấy

iPhone Pro kỷ niệm 20 năm sẽ có thiết kế đột phá chưa từng thấy

Đồ 2-tek

18:02:10 06/05/2025
Về độ mỏng, Apple dường như đang quay lại triết lý thiết kế siêu mỏng, bắt đầu từ iPhone 17 Air (2025), và phiên bản iPhone Pro 2027 sẽ tiếp tục xu hướng này, kết hợp giữa thiết kế mỏng và kính bao phủ chủ đạo.
MC Đại Nghĩa có biểu hiện bất thường, đồng nghiệp không dám hỏi han trước 1 ngày mẹ qua đời

MC Đại Nghĩa có biểu hiện bất thường, đồng nghiệp không dám hỏi han trước 1 ngày mẹ qua đời

Sao việt

18:01:36 06/05/2025
Mới đây, diễn viên Hồng Ánh viết tâm thư tiết lộ tình trạng đáng lo của MC Đại Nghĩa vào đêm trước khi mẹ vĩnh viễn ra đi.
Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Tin nổi bật

17:59:49 06/05/2025
Điều tra viên thuộc Cục điều tra hình sự VKSND tối cao đã kiểm tra hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long và mời những nhân chứng hỗ trợ.