Đất Việt xưa: Ngôi chùa lưu dấu thời gian và số phận thái giám triều Nguyễn
Không chỉ là một ngôi chùa, mà đây còn là danh lam thắng cảnh có tính văn hóa và lịch sử của Cố đô Huế.
Chùa Từ Hiếu – ngôi chùa độc đáo bậc nhất xứ Huế
Chùa Từ Hiếu thuộc phường Thủy Xuân, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế). Ban đầu chùa chỉ là một Thảo Am do thiền sư Nhất Định tạo lập vào năm 1843, ngài nguyên là “Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự” trong Hoàng Cung, sau cáo lão lui về ở ẩn để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già tại đây.
Tương truyền, sau khi thiền sư Nhất Định viên tịch, Thảo Am đường được tu sửa và mở rộng thành chùa Từ Hiếu dưới sự giúp đỡ của một vị thái giám tên là Châu Phước Năng. Ông chính là người nhận ra được số phận của các vị thái giám như mình khi về già không có người thân, không nơi nương tựa.
Vì có sự đóng góp xây dựng chùa nên sau khi chết, các thái giám được chôn cất ở một ngọn đồi nhỏ nằm cạnh chùa Từ Hiếu. Vốn mang thân phận thiệt thòi, họ xem cửa Phật chính là nơi thờ tự lâu dài. Ngôi chùa này vì thế còn có tên gọi khác là “chùa Thái Giám”.
Bên trong chùa Từ Hiếu
Dù cho đến hiện tại, thời gian đã in dấu lên mái ngói, nhiều chi tiết bị tàn phá nhưng nhìn chung, ngôi chùa hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc tổng thể của với cổng chùa, sân vườn, chính điện và hậu điện.
Đầu tiên là cổng chùa. Nhìn bao quát, cổng được xây dựng theo kiểu vòm cuốn. Ngay khi đặt bước qua cổng, bạn sẽ bắt gặp một hồ nước hình bán nguyệt có nuôi cá cảnh và trồng hoa sen thơm ngát.
Video đang HOT
Nếu đã check in một vòng các điểm sống ảo ở Huế, rồi chọn đến đây vào một ngày nắng ấm, bạn sẽ bắt gặp khung cảnh sen ở khắp mặt hồ và tiếng vẫy nước nhẹ nhàng của đàn cá bơi lội tung tăng, thỉnh thoảng đón làn gió mát đưa tới. Tất cả tạo nên khung cảnh yên bình, thanh tịnh chốn Thiền môn.
Đặc biệt, trong khuôn viên của ngôi chùa cổ còn có một khu vườn nhỏ trồng nhiều cây có trái sum suê, tươi tốt quanh năm. Nằm xen kẽ trong vườn là một hồ nước uốn lượn, cùng một số tháp mộ của các vị thiền tăng đời trước cũng như mộ của các vị thái giám triều Nguyễn.
Ngày nay, khu nghĩa trang này nằm bên phải của chùa có diện tích gần 1000m2, xung quanh là những bức tường bảo vệ cao khoảng 1,5m. Hơn 24 ngôi mộ được chia làm ba hàng, sắp xếp từ nhỏ đến lớn theo chức vụ của quan thái giám xưa.
Chùa Từ Hiếu – điểm đến tìm về với bình yên
Sở hữu địa thế đẹp, kiến trúc cổ kính cùng không gian thoáng mát, yên tĩnh, chùa cổ Từ Hiếu chính là ngôi danh lam cổ tự nổi bật của xứ Huế. Nơi đây không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là thắng cảnh ẩn chứa nhiều nét văn hóa, lịch sử của cố đô.
Cùng với chùa Huyền Không Sơn Thượng, Tổ Đình Từ Hiếu là điểm đến lý tưởng để bạn lắng lòng, sống chậm lại một chút, hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, chữa lành bao thương tổn và áp lực cuộc sống ngày thường.
Với vẻ đẹp hài hòa giữa kiến trúc và không gian thơ mộng, ngày nay ngôi cổ tự còn là điểm đến thu hút nhiều du khách ngoài nước.
Đất Việt xưa: Vẻ lộng lẫy của 'tòa lâu đài' 104 tuổi độc nhất nằm ở cố đô Huế
Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Cung An Định được xây dựng như một tòa lâu đài thực thụ, mang vẻ đẹp khác biệt so với hàng trăm di tích ở Huế.
Công trình kiến trúc đánh dấu sự giao thoa Đông - Tây đầu thế kỷ 20
Cung An Định được xây dựng vào năm 1917, nằm trên một vùng đất bằng phẳng, ngay bên cạnh là dòng sông An Thịnh chảy hiền hòa quanh năm. Nơi đây là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình.
Bên trong cung điện còn nguyên vẹn bức tượng của vua Khải Định được đúc bằng đồng. Bức tượng đồng này đã được đặt ở đây từ năm 1920. Tỷ lệ đúc bằng với tỷ lệ của người thật. Đến từng họa tiết trên tượng đều được điêu khắc tỉ mỉ và tinh tế. Hoa văn truyền thống kết hợp với hoa văn trang trí của phương Tây đem đến những không gian ấn tượng.
Dưới triều Hoàng đế Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1945), cung An Định là nơi tổ chức các lễ tiếp tân, lễ khánh hỷ của hoàng gia với sự tham dự của đình thần và các quan chức.
Đây còn là nơi ghi dấu một giai đoạn gia đình cựu hoàng Bảo Đại sinh sống sau khi nhà vua thoái vị; đặc biệt, cũng là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung - vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn.
Thăng trầm cùng lịch sử
Ban đầu, cung An Định Huế có tất cả 10 công trình, bao gồm: Lầu Khải Tường, bến thuyền, đình Trung Lập, cổng chính, hồ nước, nhà hát Cửu Tư Đài,... Tuy nhiên, do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, hiện nay cung An Định còn tồn tại 3 công trình chính: Cổng chính, lầu Khải Tường và đình Trung Lập.
Sau gần nửa thế kỷ bị rơi vào quên lãng, dưới tác động của thời gian, của chiến tranh, vẻ đẹp của cung An Định dần bị phủ lấp, thậm chí bị hủy hoại. Mặc dù đã mang nhiều vết hằn của thời gian, song giá trị kiến trúc và lịch sử của cung An Định Huế vẫn khiến không ít người trầm trồ.
Cung An Định ngày nay
Từ năm 2002, cung An Định được chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý và trùng tu tôn tạo để trả lại vẻ đẹp vốn có của tòa lâu đài tráng lệ. Nơi đây đã chính thức mở cửa cho du khách vào tham quan từ lâu và trở thành điểm tham quan được các bạn trẻ đua nhau tìm đến.
Tổng thể bên ngoài cung An Định mang dáng dấp của một cung điện nguy nga hoành tráng. Những góc check in vừa lạ vừa quen, vừa mang hơi hướng Đông - Tây khiến các bạn trẻ thích thú. Lầu Khải Tường chính là địa điểm sống ảo được nhiều người lựa chọn nhất.
Dù thời gian trôi qua để xóa mờ nhiều thứ, cung điện cổ của vua Khải Định vẫn luôn để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng người dân Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.
Chèo sup sông Hương cực vui và khám phá một xứ Huế thật khác Check-in giữa dòng sông với những khoảnh khắc thật đẹp, ngắm nhìn một thành phố Huế thật khác hay ngâm mình giữa dòng Hương Giang xanh mát là trải nghiệm đáng nhớ với bất kỳ ai. Du lịch Huế , ngoài thăm thú các đền đài, lăng tẩm, những ngôi chùa cổ hay danh thắng tuyệt đẹp thì bạn chớ bỏ qua cơ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quyến rũ vẻ đẹp hoang sơ suối Lang Bá

Mái nhà rêu xanh đẹp như tranh ở Hà Giang

Khám phá vẻ đẹp lạ của những hòn đá kỳ vĩ trên dãy Chư Pao

Khám phá Hang Múa, nơi mệnh danh "tiên cảnh" Ninh Bình

Dòng suối lạ cứ 15 phút lại ngừng chảy một lần

6 hang động ở Phong Nha Kẻ Bàng được CNN vinh danh xứng tầm thế giới

Điểm đến hấp dẫn cho du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa độc đáo

Bình Sơn - Điểm đến thân thiện, mến khách

Ngắm hoàng hôn, thưởng thức trà chiều ở hồ Lục Nhạc

Báo Hồng Kông "mách nước" du khách những trải nghiệm phải thử tại Sa Pa

Người phụ nữ Malaysia đi xe máy qua 7 châu lục

Cảnh xiêu lòng tại Mù Cang Chải mùa nước đổ
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố Nguyễn Thúc Thùy Tiên: Khi sự nổi tiếng không thể là vùng miễn trách nhiệm
Sao việt
23:20:54 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
Thế giới
23:14:16 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
14 dự án điện ảnh triển vọng tại 'Vườn ươm dự án' của DANAFF lần 3
Hậu trường phim
23:09:14 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025
Quế Anh ra sao sau một năm đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024?
Phong cách sao
22:40:23 19/05/2025
Chuyện tình chàng trai yêu cô gái "khổng lồ" cao 2,2m
Netizen
22:37:22 19/05/2025