Dấu ấn chuyển đổi số của MobiFone
Tại lễ trao giải “Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam 2021″, MobiFone có 4 sản phẩm góp mặt trong top 10 ở các hạng mục.
Ngày 11/12, Diễn đàn Quốc gia Phát triển Công nghệ số Việt Nam 2021 với chủ đề “Chuyển đổi số – Động lực phục hồi và phát triển kinh tế” đã diễn ra. Diễn đàn gồm 2 phiên tham luận chính, bàn về các giải pháp, nền tảng chuyển đổi số giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi, phát triển bền vững trong và sau đại dịch Covid-19. Lễ trao giải “Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam 2021″ cũng đã diễn ra trong khuôn khổ sự kiện.
Những giải pháp chuyển đổi số nổi bật
Diễn đàn do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội. Tổng công ty Viễn thông MobiFone đồng hành cùng Bộ TT&TT tài trợ tổ chức diễn đàn, đồng thời tham gia gian hàng giới thiệu các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin tại triển lãm thuộc 3 lĩnh vực chủ chốt: Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số.
Nhóm giải pháp chính phủ số của MobiFone hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyển đổi số, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu chi phí và tiết kiệm ngân sách quốc gia.
Một số giải pháp nổi bật có thể kể đến là truyền thanh thông minh – góp phần giải quyết bài toán truyền thông thông tin giữa chính quyền và người dân các địa phương; hay ứng dụng Smart Travel – giúp quảng bá hình ảnh du lịch.
Thủ tướng trải nghiệm ứng dụng du lịch thông minh của MobiFone.
Trong khi đó, giải pháp kinh tế số từ MobiFone giúp các hoạt động kinh tế có thể sử dụng dữ liệu số như yếu tố sản xuất chính; sử dụng Internet, mạng công nghệ thông tin làm không gian hoạt động; sử dụng công nghệ số, nền tảng số để tăng năng suất lao động và tối ưu nền kinh tế.
Video đang HOT
Bộ giải pháp này gồm nhiều sản phẩm thuộc đa dạng lĩnh vực: Bộ sản phẩm văn phòng điện tử (MobiFone Smart Office), bộ sản phẩm bán hàng và chăm sóc khách hàng (MobiFone Smart Sales), giải pháp hóa đơn điện tử (MobiFone Invoice) đáp ứng Thông tư 78 của Bộ Tài chính, chữ ký số (MobiCA), định danh điện tử (MobiFone eKYC) cùng nhiều giải pháp công nghệ khác.
Được định hình là sản phẩm cốt lõi trong chiến lược phát triển mới giai đoạn 2021-2022, hệ sinh thái MobiFone Smart Office áp dụng những công nghệ tiên tiến: SIM PKI chứng thực chữ ký số trên thiết bị di động, AI camera nhận diện khuôn mặt, AI OCR nhận diện ký tự quang học (số hóa tài liệu tự động, chuyển đổi file ảnh hay pdf sang dạng searchable…), AI text-to-speech và speech-to-text (chuyển đổi văn bản thành giọng nói và ngược lại), công nghệ Big Data Elasticsearch…
Gian hàng trải nghiệm các sản phẩm công nghệ số của MobiFone tại diễn đàn.
Ngoài ra, nhằm góp phần hình thành xã hội số, các sản phẩm của MobiFone cũng tích hợp ICT và công nghệ số vào mọi mặt đời sống. Tiêu biểu có thể kể đến ứng dụng lưu trữ cá nhân (mobiCloud), ví điện tử (MobiFonePay), giáo dục (MobiEdu), dịch vụ cung cấp nội dung số (ClipTV).
Vào top 10 sản phẩm công nghệ số “Make in Vietnam”
Trong khuôn khổ sự kiện cũng diễn ra lễ trao giải “Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietmam 2021″. Giải thưởng nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam, có giá trị thực tế lớn, được ghi nhận trong phát triển kinh tế số, chính phủ số và xã hội số. Điều này góp phần thúc đẩy nền kinh tế bứt phá, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Gian hàng của MobiFone thu hút sự chú ý của nhiều đại biểu và quan khách.
Qua nhiều vòng thẩm định khắt khe, hội đồng giám khảo – gồm những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ số – đã chọn ra top 10 sản phẩm tốt nhất tại các hạng mục: Giải pháp số xuất sắc, Nền tảng số xuất sắc, Sản phẩm số xuất sắc, Thu hẹp khoảng cách số…
4 sản phẩm của MobiFone gồm giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến (MobiFone Meeting), bộ sản phẩm quản trị kinh doanh (MobiFone Smart Sales), giải pháp giám sát điện thoại viên và giải pháp truyền thanh thông minh đã góp mặt trong top 10 giải pháp số xuất sắc, top 10 nền tảng số xuất sắc, top 10 sản phẩm số xuất sắc và top 10 thu hẹp khoảng cách số.
Chính phủ điện tử sẽ phát triển thành Chính phủ số, phục vụ người dân
Với định hướng phát triển hướng tới Chính phủ số, cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp sẽ được chuyển đổi.
Ngày 15/6, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.
Đây là lần đầu Chính phủ đưa ra nội hàm khái niệm Chính phủ số. Theo đó, chính phủ số bản chất là chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số.
"Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc" là một trong 4 tiêu chí của Chính phủ điện tử.
Chiến lược nêu rõ tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam vào nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo xếp hạng của Liên hợp quốc.
Chính phủ số sẽ chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp. Từ đó, giúp giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân. Mục tiêu cuối cùng là người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước, cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.
Chính phủ số cũng chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.
Đối với mỗi giai đoạn, mục tiêu cụ thể được đặt ra với các chỉ tiêu cơ bản. Tới năm 2025, chiến lược đặt ra 5 mục tiêu gồm cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội; huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội; vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước; giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, và thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia.
Về nhiệm vụ trọng tâm quốc gia, chiến lược nêu rõ 6 nhiệm vụ gồm: Hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển hạ tầng số; phát triển các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia; phát triển dữ liệu số quốc gia; phát triển các ứng dụng, dịch vụ quốc gia; bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia. Sáu nhiệm vụ này cũng là nhiệm vụ trọng tâm của bộ, ngành, địa phương triển khai trong phạm vi ngành, lĩnh vực địa bàn quản lý.
Chiến lược nêu rõ 10 giải pháp để triển khai, trong đó có các giải pháp về: Tổ chức, bộ máy, mạng lưới; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng số; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức; hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi; chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ; hợp tác quốc tế...
Theo Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, các chỉ tiêu Chính phủ điện tử sẽ cơ bản hoàn thành năm 2021, với trọng tâm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 100%. Chính phủ số sẽ được hình thành vào năm 2025. Theo đó, các dịch vụ của Chính phủ được cung cấp tự động 24/24 theo nhu cầu, các dịch vụ công mới được cung cấp kịp thời và trên cơ sở dữ liệu mở.
Chính phủ số bản chất là chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Vì vậy, khi nói phát triển chính phủ số chính là nói phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số đã bao hàm chính phủ điện tử.
Chính phủ điện tử, hiểu một cách đơn giản, là "bốn Không", gồm khả năng họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt.
Chính phủ số là chính phủ điện tử, thêm "bốn Có", có toàn bộ hành động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.
Covid-19 khiến doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số Ngày 11.12 tại Hà Nội, diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 3 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chủ đề của diễn đàn năm nay là "Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế". Chia sẻ trong phiên sáng 11.12 của Diễn đàn với chủ đề...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cách đổi biểu tượng thanh điều hướng trên Samsung dễ dàng

Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR

Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông

Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Dấu chấm hết cho kỷ nguyên smartphone LG sau 4 năm 'cầm cự'

Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"

Thêm lựa chọn sử dụng Internet vệ tinh từ đối thủ của SpaceX

Kế hoạch đầy tham vọng của Apple

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Cách Trung Quốc tạo ra chip 5nm không cần EUV
Có thể bạn quan tâm

Sao nam 9x bị tuyên án tù sau khi tự thú sử dụng ma túy và thuốc lắc
Sao châu á
17:11:54 02/05/2025
Lisa đưa mắt tán tỉnh trưởng nhóm Maroon 5, đánh nhau chán chê rồi lại khiêu vũ dưới đèn mờ cực tình
Nhạc quốc tế
17:06:55 02/05/2025
Chị Đẹp hát nhạc Trịnh hay tới mức netizen nói "xuyên không về 50 năm trước vẫn hoạt động tốt"
Nhạc việt
17:03:12 02/05/2025
Nissan trình làng xe điện N7 có phạm vi hoạt động lên tới 625 km
Ôtô
17:02:48 02/05/2025
Chồng đại gia hơn 26 tuổi của nàng hậu từng gần 90 kg: Tài sản "3 đời ăn không hết", gây ngỡ ngàng vì loạt ảnh này
Sao việt
16:58:08 02/05/2025
Diễn biến toàn bộ vụ tai nạn làm bé gái tử vong đến việc người cha nổ súng bắn tài xế
Pháp luật
16:50:06 02/05/2025
Vụ sinh viên vô lễ với cựu chiến binh: Trường Văn Lang họp khẩn; xuất hiện bài xin lỗi nghi dùng AI
Tin nổi bật
16:47:19 02/05/2025
Lễ diễu binh mừng 30/4: 1 nữ MC cướp lời bạn dẫn, VTV bị nói quay tệ
Netizen
16:35:43 02/05/2025
Thám Tử Kiên tranh luận motip nhưng rộng cửa trăm tỷ, mệnh danh Conan bản Việt
Phim việt
16:30:44 02/05/2025
Xe số 110cc giá 16 triệu đồng đẹp như Future, RSX, rẻ hơn Wave Alpha
Xe máy
16:21:12 02/05/2025