Đau đầu vì clip bạo lực học đường tràn lan
Theo báo cáo từ cục cảnh sát Singapore, số lượng tội phạm từ 21 tuổi trở xuống giảm dần đều trong thập kỷ vừa qua.
Mạng xã hội Singapore đầy rẫy video bạo lực học đường.
Cụ thể là từ 702 (năm 2011) xuống còn 322 (năm 2020). Tuy nhiên, bất cứ video nào quay cảnh thanh thiếu niên đánh nhau tung lên mạng Internet cũng đều lập tức lan nhanh như cháy rừng. Cùng với nó, tỷ lệ bắt nạt học đường gia tăng. Chí ít, 26% học sinh bị bắt nạt 1 đến vài lần trong 1 tháng.
Trào lưu tai hại
Tháng 8 vừa qua, mạng xã hội Singapore lan truyền video quay cảnh 1 nữ sinh 15 tuổi bị 3 bạn nữ cùng tuổi bạo hành trong bãi đậu xe. Mặc kệ nạn nhân khóc lóc, van xin, 3 kẻ bạo hành liên tiếp đấm, đá, giật tóc, xô ngã và luôn mồm chửi rửa.
Cùng tháng, video ghi cảnh 1 học sinh Trường Trung học St Andrew’s gây sự với nhân viên trường, hét lớn: “Tao sẽ giết mày” cũng lan nhanh. Tiếp đến là video học sinh đánh nhau trong nhà vệ sinh, hành lang trường học. Tất cả đều ý thức được đang bị quay.
Trước đó, vào tháng 5, mạng xã hội Singapore còn phát trực tuyến cảnh “đấu tay đôi” trên sân thượng 1 trường quốc tế. 2 “đấu thủ” trang bị găng tay đấm bốc, xung quanh có khoảng 10 người xem. Vụ quay phát trực tiếp này thu hút đông đảo tài khoản trực tuyến, cuối cùng kết thúc bằng sự có mặt của cảnh sát.
Ngày nay, mạng xã hội Singapore đầy rẫy video học sinh đánh nhau. Mỗi video đều được chia sẻ hàng trăm nghìn lượt. Hầu hết các cuộc ẩu đả đều 1 chọi 1 hoặc nhóm chọi nhóm. “Thiếu niên nơi nào chả đánh đấm nhau suốt ngày. Chẳng qua là trước đây chưa có nhiều video đăng lên mà thôi”, Charles (19 tuổi) nói.
Cũng theo Charles, phần lớn người đăng video là kẻ thắng (hoặc bạn bè kẻ thắng) trong cuộc đánh nhau. Họ đăng để gây áp lực, khiến nạn nhân mất mặt hoặc khoe khoang chiến tích.
Người chia sẻ video học sinh bạo lực thì là những kẻ ưa được chú ý. Nhờ những video hút lượt xem này, tài khoản của họ nổi tiếng hơn. Vì họ, các video bạo lực lan truyền chóng mặt, hình thành trào lưu mạng xã hội mới: Đăng – phát cảnh học sinh đánh nhau.
Singapore vẫn thiếu chiến lược giáo dục hiệu quả đối phó với bạo lực học đường.
Thực tế tiêu cực
Video đang HOT
Với tính chất công khai, đăng – phát cảnh học sinh đánh nhau trở thành vấn đề học đường lớn. Nhiều tổ chức xã hội, nhà giáo dục, chuyên gia hành vi… buộc phải vào cuộc, phân tích tình hình. Họ chia ra 2 phe: Thờ ơ và lo ngại.
Phe thờ ơ có cùng nhận định với Charles, cho rằng đây chỉ là “chuyện bình thường ở tuổi mới lớn”. Họ trích dẫn dữ liệu thống kê từ cảnh sát, chứng minh số lượng thanh thiếu niên bị bắt vì phạm tội bạo loạn đã giảm dần đều trong thập niên 2010, từ 702 trường hợp (năm 2011) xuống còn 322 (năm 2020).
“Vào những năm 1980 – 1990, Singapore đầy rẫy các băng nhóm và thanh thiếu niên vô cùng bạo lực. Tôi tin rằng, cường độ học sinh bạo lực ngày nay chẳng là gì so với thời đó”, cư dân Ong Teck Chye so sánh.
Một số người còn lạc quan “đăng – phát cảnh học sinh đánh nhau hữu ích cho… giáo dục”. Nhìn vào các video này, thanh thiếu niên nhận ra nên hành xử như thế nào. Họ ý thức được, ẩu đả là hành vi xấu, tránh bắt chước theo.
Phe lo ngại thì trái lại, lo sợ đăng – phát cảnh học sinh đánh nhau gây gia tăng bạo lực. Cũng theo dữ liệu từ cảnh sát, số lượng người từ 21 tuổi trở xuống bị bắt vì gây thương tích nghiêm trọng đã tăng từ 302 trường hợp (năm 2011) lên 496 trường hợp (năm 2020). Nó chỉ ra rằng, các vụ “1 chọi 1″ ở học sinh đang quá bạo lực.
Trong phạm vi trường học, tình trạng bắt nạt, đe dọa, tẩy chay gia tăng tới mức “trông thấy được”. Theo báo cáo từ Bộ Giáo dục, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt năm 2020 là 2/1.000 học sinh tiểu học và 5/1.000 học sinh trung học. Nghiêm trọng hơn, con số này chỉ mới phản ánh được một phần bạo lực học đường, vì tính toán trên số vụ tố cáo. Tỷ lệ thực tế có thể cao hơn rất nhiều.
Trước đó, năm 2018, khảo sát của Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế chỉ ra, 26% học sinh bị bắt nạt thường xuyên.
Tỷ lệ thanh thiếu niên bạo loạn giảm, nhưng tỷ lệ thanh thiếu niên bạo lực trầm trọng lại tăng.
Nan giải
Trước thực trạng bắt nạt học đường và bạo lực thanh thiếu niên gia tăng, nhiều người đổ lỗi cho trào lưu đăng – phát cảnh học sinh đánh nhau. Một số tổ chức, cá nhân còn đề xuất “nhổ cỏ tận gốc” bằng cách xóa sổ mạng xã hội hoặc ép buộc kiểm duyệt nội dung trước khi cho phép đăng.
Có 3 công ty công nghệ phát mạng xã hội ở Singapore: Twitter, TikTok và Meta. Cả 3 đều từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến đăng – phát cảnh học sinh đánh nhau.
“Trong vấn đề bạo lực học đường, cả hung thủ lẫn nạn nhân đều là các đối tượng cần được quan tâm và hỗ trợ”, nhân viên xã hội tên Wong lên tiếng. Bà khuyến cáo hạn chế chia sẻ video bạo lực, vì sự công khai và lan truyền này “có hại cho cả 2 bên”.
“Đăng – phát cảnh học sinh đánh nhau chỉ tác động tiêu cực, hoặc là khiến người trong video xấu hổ, hoặc là khiến họ vênh vang tự đắc. Kẻ vênh vang sẽ tiếp diễn hành vi xấu, còn người xấu hổ thu mình vào vỏ ốc, sức khỏe tinh thần suy giảm dần”, Wong phân tích.
Đối với đề nghị “cấm sóng” video bạo lực học đường, các nhà quan sát lo ngại có thể phản tác dụng. Tuy một mặt, nó đầy tai hại nhưng mặt khác, nó phản ánh thực trạng và cung cấp bằng chứng, cho phép xác minh kẻ bắt nạt và nạn nhân.
Theo Channelnewsasia
Công an TP.HCM: Cấp căn cước công dân còn thiếu sót, sẽ nỗ lực khắc phục
Sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online về thông tin chậm trả hoặc để người dân chờ lâu mới làm được căn cước công dân gắn chip, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an TP.HCM - thừa nhận có thiếu sót trong quá trình nhập liệu.
Thượng tá Trần Trung Hiếu trao đổi với phóng viên về những bất cập trong việc cấp CCCD - Ảnh: ĐAN THUẦN
Ngày 24-6, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại tá Lê Công Vân - trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an TP.HCM - cho biết phòng đã ghi nhận và báo cáo ban giám đốc Công an TP.HCM kịp thời giải đáp những thắc mắc của người dân, đồng thời có hướng khắc phục những khó khăn, vướng mắc.
Đại tá Vân thừa nhận quá trình cấp, trả căn cước công dân chưa đạt được 100% về thời gian. Cấp, trả số lượng lớn thẻ căn cước công dân không tránh khỏi những bất cập, khúc mắc mà người dân gặp phải với nhiều lý do chủ quan và khách quan.
Hiện nay, lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ song song vừa làm sạch dữ liệu, vừa cấp căn cước công dân. Thực tế những địa phương có đông dân cư còn áp lực rất nhiều về số lượng căn cước công dân phải cấp.
Bên cạnh đó, thời điểm dịch bệnh căng thẳng, cán bộ, chiến sĩ tại cơ sở vừa phòng dịch, vừa cấp căn cước công dân nên áp lực "nhân đôi", xảy ra những thiếu sót nhất định. Trong quá trình nhập dữ liệu, cán bộ, chiến sĩ tại cơ sở "chưa thực hiện đầy đủ, thiếu sót một số bước".
Thượng tá Trần Trung Hiếu - phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an TP.HCM - cho biết thêm: cấp căn cước công dân là dự án công nghệ lớn nhất từ trước đến nay mà Chính phủ thực hiện. Trong quá trình thực hiện có những vướng mắc, khó khăn phòng sẽ tiếp thu và quán triệt cán bộ, chiến sĩ vừa làm vừa đúc kết kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp để phục vụ người dân tốt nhất.
Nếu dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đồng bộ với dữ liệu căn cước công dân, nhập thông tin vào hệ thống không trùng khớp thì chưa thể cấp thẻ căn cước công dân, bắt buộc dữ liệu phải đồng bộ, phải sạch.
Vì thế, trong quá trình thao tác của người dân trong khai báo và trong quá trình thao tác trên máy của cán bộ, chiến sĩ chỉ cần sai một lỗi nhỏ như dấu chấm, dấu phẩy thì không thể làm căn cước công dân và bắt buộc làm lại.
Thời gian tới, PC06 sẽ chỉ đạo công an các quận, huyện, TP Thủ Đức tiến hành rà soát, điều tra cơ bản, thống kê số lượng người dân sai thông tin và chưa cấp được căn cước công dân, mời người dân lên có hướng khắc phục.
"Sẽ mời người dân lên xem sai thông tin ở đâu, sai như thế nào để giải đáp, khắc phục cho người dân, cấp lại căn cước công dân", thượng tá Hiếu nói.
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an cũng tăng cường cán bộ, chiến sĩ và máy móc cho TP.HCM để thực hiện việc cấp căn cước công dân, hướng dẫn từng bước khắc phục, làm lại căn cước công dân cho người dân.
Theo thượng tá Hiếu, hiện có khoảng 1.600 cán bộ, chiến sĩ công an tham gia làm căn cước công dân cho người dân trên địa bàn TP.HCM.
Đến nay, Công an TP.HCM đã cấp hơn 5,7 triệu thẻ căn cước công dân cho người dân thường trú. Dự kiến đến cuối năm sẽ cấp thêm 1,7 triệu thẻ cho người dân thường trú.
Người dân tập trung đông tại Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP Thủ Đức để nộp hồ sơ chỉ để lấy số thứ tự, 9 ngày sau quay lại làm căn cước công dân - Ảnh: MINH HÒA
Làm lại lần 2, lần 3
Ngồi chờ làm căn cước công dân với hàng chục người dân khác tại Công an phường 17, quận Gò Vấp, ông T.B.D. (53 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) cho hay phải đi từ sáng sớm mới lấy được số thứ tự. Cán bộ yêu cầu ông ra về rồi hẹn lại đầu giờ chiều mới lên thực hiện các thủ tục và đóng tiền.
Trước đó ông T.B.D. đã làm căn cước công dân hồi tháng 10-2021 ở Công an phường 17. Đầu tháng 6-2022, ông cầm giấy hẹn đến công an phường hỏi và nhận được câu trả lời thông tin của ông bị sai, phải làm lại.
"Thời điểm đó tôi đóng phí 30.000 đồng làm căn cước công dân gắn chip. Bây giờ làm lại cũng đóng tiền. Vậy số tiền đóng trước đó đã đi đâu?", ông D. thắc mắc.
Trường hợp bà Võ Thị Diệu (40 tuổi, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức) khá đặc biệt khi làm đến 2 lần vẫn chưa có. Lần đầu vào tháng 4-2021, bà Diệu làm căn cước công dân tại Công an phường Bình Chiểu và nhận được giấy hẹn 3 tháng sau quay lại lấy.
Hết 3 tháng bà nhận được câu trả lời là phải làm lại do sai thông tin. Làm xong thủ tục lần 2 vào tháng 12-2021, bà cũng được hẹn 3 tháng. Chờ mãi đến tháng 6-2022 bà nhận được câu trả lời chưa có dữ liệu và yêu cầu bà làm lại lần 3.
Hay chị Trần Ngọc Thiên Ân (28 tuổi, TP Thủ Đức) đi làm căn cước công dân vào tháng 10-2021 tại Công an phường Linh Đông lúc 1h sáng theo vận động của cảnh sát khu vực. Sau nhiều lần hỏi cảnh sát khu vực và công an phường thì chị được trả lời: "Sót rồi, đi làm lại đi". "Công an yêu cầu phải có mã số định danh cá nhân mới làm lại được. Hỏi công an khu vực, anh ấy kêu ra phường lấy, lên phường thì nói về lại hỏi công an khu vực", chị Ân bức xúc.
Ngoài ra, những ngày qua Tuổi Trẻ ghi nhận phản ảnh của người dân về việc làm thủ tục cấp căn cước công dân tại TP Thủ Đức, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh phải đi lại nhiều lần, bốc số thứ tự và chờ đợi nhiều ngày mới đến lượt.
Thậm chí tại TP Thủ Đức, Tuổi Trẻ ghi nhận có trường hợp bốc số thứ tự từ 5h sáng, trên phiếu số thứ tự hẹn 9 ngày sau đến làm thủ tục.
Kim Chi Sun vừa lạnh lùng "né thính", vừa ma mị, đầy mê hoặc trong MV "Don't Come" Sự trưởng thành trong giọng hát cũng như màu sắc âm nhạc ở Kim Chi Sun đã được thể hiện rõ nét hơn thông qua single "Don't Come". Sản phẩm lần này của cô nàng tiếp tục có sự đồng hành từ bạn trai CHARLES. xuyên suốt quá trình sản xuất. Hôm qua (22/3), giọng ca trẻ Kim Chi Sun vừa giới thiệu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đang đi cùng dì, bé gái 4 tháng tuổi bị chó dữ tấn công tử vong
Netizen
15:18:01 15/05/2025
Scarlett Johansson chỉ trích Oscar vì từng phớt lờ "Avengers: Endgame"
Hậu trường phim
15:17:06 15/05/2025
Cuộc sống của cặp diễn viên phim "Dòng máu anh hùng" sau gần 2 thập kỷ
Sao việt
15:04:39 15/05/2025
Nam thanh niên lừa tiền tỷ của nữ đồng nghiệp rồi 'nướng' vào cờ bạc
Pháp luật
14:51:54 15/05/2025
Qatar đã chi hàng tỷ USD để giành ảnh hưởng ở Mỹ thế nào?
Thế giới
14:50:55 15/05/2025
NSND Thu Hiền, Phạm Phương Thảo khiến khán giả nghẹn ngào qua các ca khúc về Bác Hồ
Nhạc việt
14:50:34 15/05/2025
Tông xe liên hoàn trên quốc lộ ở Đắk Nông, 2 người tử vong
Tin nổi bật
14:40:18 15/05/2025
Giảm giá kịch sàn, Ford Territory vẫn "hụt hơi" trước Mazda CX-5
Ôtô
14:11:25 15/05/2025
Chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày mang lại hiệu quả hơn bạn tưởng
Sức khỏe
13:54:47 15/05/2025
Phương Mỹ Chi được khen vì hành động tinh tế bảo vệ đồng nghiệp
Tv show
13:53:40 15/05/2025