Dạy học 2 buổi/ngày thế nào để phụ huynh đồng tình?

Theo dõi VGT trên

Chương trình mới lại được xây dựng học theo 2 buổi/ngày thì việc học sinh tới đây đi học 2 buổi/ngày đương nhiên sẽ là bắt buộc.

Lá đơn của một phụ huynh tại tỉnh An Giang xin nhà trường cho con được nghỉ học buổi chiều đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 11/1 đã nhận được sự quan tâm khá lớn của bạn đọc.

Dạy học 2 buổi/ngày thế nào để phụ huynh đồng tình? - Hình 1

Thời khóa biểu học 2 buổi/ngày được xếp các tiết học chính khóa và tăng cường sáng chiều lẫn lộn của Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang (Ảnh CTV)

Không ít phụ huynh tỏ ra đồng tình với lý do phụ huynh An Giang đưa ra để xin cho con chỉ phải học một buổi: “Con tôi ở lại lớp cũng được, đội sổ cũng được.

Chúng tôi không muốn những đứa trẻ cứ cắm đầu vào học rồi cứ lơ ngơ như gà công nghiệp. Trẻ con, phải phát triển thể chất, học làm người, rồi mới đến kiến thức sách vở…”.

Dù thế, phụ huynh sẽ vô cùng khó khi xin nhà trường chấp nhận cho con mình chỉ học một buổi. Bởi vì:

Nhiều trường xếp lịch học chính khóa đan xen cả buổi sáng lẫn buổi chiều

Về nguyên tắc, dạy 2 buổi/ngày thì buổi sáng sẽ học thời khóa biểu chính khóa (những môn học bắt buộc của chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Buổi chiều sẽ được bố trí học sinh học những môn bổ sung theo định hướng phát triển năng lực (kiểu học phân hóa theo sở thích của các em).

Thế nhưng hầu như các trường học dạy 2 buổi/ngày hiện nay, không xếp lịch thời khóa biểu như thế.

Những tiết dạy chính khóa được xếp lẫn lộn cả buổi sáng lẫn buổi chiều.

Và những tiết học bổ sung cũng không theo nhu cầu của học sinh mà chẳng khác gì kiểu học thêm đại trà tập trung nhiều ở một số môn được coi là môn chính như môn Toán, tiếng Việt (tiểu học), Anh văn, Lý hóa…(các bậc học còn lại).

Video đang HOT

Bởi thế, phụ huynh nào chỉ muốn con mình đi học một buổi cũng không thể được.

Vì, nếu đi học một buổi sẽ có một số môn học bắt buộc không được học và sẽ không có căn cứ để đánh giá, nhận xét vào cuối học kỳ, cuối năm.

Chương trình mới được xây dựng học 2 buổi/ngày

Chương trình hiện hành được xây dựng dạy học theo quy định 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần).

Thế nhưng nhiều trường học vẫn tổ chức việc dạy 2 buổi/ngày với việc học toán, tiếng Việt, Anh văn… dày đặc.

Nay Chương trình mới lại được xây dựng học theo 2 buổi/ngày thì việc học sinh đi học 2 buổi đương nhiên sẽ là bắt buộc.

Vấn đề cần bàn đến là, nhà trường sẽ tổ chức buổi 2 như thế nào cho hiệu quả để học sinh thật sự vui, thật sự hứng thú mỗi khi đến trường?

Tổ chức dạy thế nào để thật sự là dạy học phân hóa theo năng lực, sở thích đúng như mục tiêu đưa ra để phát triển năng lực cho các em?

Hay vẫn “lối cũ ta về” sáng học văn hóa, chiều vẫn là những tiết văn hóa bổ sung dạy và học đại trà như hiện nay?

Đây chính là bài toán khó nếu không thật sự đầu tư thì nhà trường và mỗi giáo viên cũng khó mà thực hiện tốt.

Và những đứa trẻ vẫn mãi mãi đến trường chỉ chúi đầu chúi mũi học, học và học đến mệt mỏi, ngao ngán mà thôi.

Phan Tuyết

Theo giaoduc.net.vn

Đóng tiền học thêm hay tiền an toàn phí?

Để "an toàn", học sinh đành đi học thêm; tiền học phí học thêm "vô tình" thành tiền "an toàn phí" cho con đến lớp mà phụ huynh phải đóng.

Lên thành phố công tác, được cậu học trò cũ đón thầy về nhà chơi; thấy cháu bé học lớp 7 buổi chiều ở nhà không đi học, thấy lạ so với năm ngoái nên hỏi mẹ nó "Sao Tý hôm nay không đi học thêm hả con?".

Mẹ bé nói nhỏ "Năm ngoái em không biết "bài" nên làm tội thằng bé, ngày nào cũng đi học; sáng học chính khóa, chiều học thêm chính khóa, tối lại học thêm ở nhà cô giáo; chẳng kịp ăn, ngủ.

Cả năm lớp sáu không tăng nổi 1 kg, chiều cao chỉ tăng chưa được 2cm. Hoảng quá, hè này em cho cháu nghỉ toàn tập ở nhà nội, cháu lên được hơn 2 kg, tăng chiều cao đúng 2cm.

Năm nay, lúc đầu định chuyển trường, cho cháu học trường quốc tế cho đỡ áp lực; chị bạn cùng công ty bày cho "bài" nên em không chuyển trường cháu nữa".

Tôi liền hỏi "Bài chi rứa con?". Mẹ bé liền rào đón "Con nói, thầy đừng tự ái nghen".

"Ừ, bài chi hay rứa, con cứ nói, thầy già rồi, tự ái chi, thầy coi vợ chồng con như con cái trong nhà mà".

"Hihi, có chi mô thầy, con cứ đăng ký cho cháu học thêm bình thường; năm bữa, nửa tháng chi đó cho cháu đi học một buổi; tiền học thì cứ đóng đầu tiên nên nhà trường chẳng nhắc nhở gì.

Các thầy cô dạy buổi tối, cháu không đi học, nhưng tháng nào con cũng đến "quan hệ", nên cũng ổn. Cháu đi học cũng "bình an", chẳng có ai nặng, nhẹ nữa; đầu năm đến nay, thấy cháu phổng phao hẳn thầy ạ.

Còn chuyện học, cháu tự học qua mạng, kiến thức cũng tốt; con không đặt nặng điểm số, chỉ cần cháu đạt trung bình, miễn là thấy cháu hạnh phúc".

Đóng tiền học thêm hay tiền an toàn phí? - Hình 1

Các phụ huynh phải có "bài" để đối phó với vấn nạn dạy thêm. (Ảnh minh họa: Báo Lao động)

Đóng tiền học thêm hay tiền "an toàn phí"?

Câu chuyện của mẹ cháu bé vừa kể không mới, đó là "bài" của phụ huynh "mua an toàn" cho con đi học. Không ít trường học tổ chức "dạy thêm chính khóa"; để đạt "doanh thu" họ "vận động khéo léo" nên 100% học sinh tham gia; lớp chính khóa như thế nào, lớp học thêm như thế đó.

Việc không phân lớp theo năng lực của học sinh đã vi phạm thông tư 17; giáo viên dạy "phụ đạo" dạy xuất phát từ điểm nhận thức của học sinh yếu kém, gây tâm lý coi thường, chủ quan, chán học cho học sinh có năng lực tốt hơn; đây cũng là "cơ sở" để giáo viên tiếp tục "kéo" học sinh học thêm ca ba tại nơi mình dạy thêm ngoài nhà trường; học sinh suốt cả ngày chỉ quay cuồng trong việc học; thể chất, tinh thần không phát triển bình thường được.

Nhiều giáo viên gây áp lực trong tiết dạy, "hỏi xoáy, đáp xoay" để "mời" học sinh đi học thêm; ra đề kiểm tra, câu hỏi miệng theo kiểu "Không học thêm thầy, đố mày giải được". Những "độc chiêu" của nhà trường, giáo viên "động viên" học sinh đi học thêm như thế, bản chất là "bạo hành" tinh thần!

Để "an toàn", học sinh đành đi học thêm; tiền học phí học thêm "vô tình" thành tiền "an toàn phí" cho con đến lớp mà phụ huynh phải đóng. Cùng một đơn vị kiến thức, phụ huynh phải đóng nhiều lần tiền cho con.

Giaỉ pháp nào để giảm áp lực cho học trò?

Để dạy thêm trong trường có hiệu quả, nhà trường phải thực hiện nghiêm túc Thông tư 17, phân loại học lực học sinh; chỉ dạy phụ đạo thêm với học sinh yếu kém; bồi dưỡng với học sinh khá giỏi.

Các cấp quản lý phải đình chỉ công tác ban giám hiệu không phân lớp dạy thêm theo năng lực, trong dạy thêm trong trường.

Với dạy thêm ngoài nhà trường, thực hiện đúng Thông tư 17; giáo viên dạy thêm không được dạy đối tượng học trò chính khóa; tránh tình trạng giáo viên ép học sinh học thêm, mớm đề kiểm tra... gây áp lực cho gia đình, xã hội.

Với phụ huynh, không nên "kỳ vọng" con mình là "thần đồng"; đừng vì áp lực điểm số, vô tình gây sức ép, tạo tâm lý "chán học", "chán sống" nơi con trẻ; tuyệt đối không so sánh con mình với "con nhà người ta".

Cuộc đời mỗi người, thành công hay không, không phụ thuộc vào điểm số ngày đi học; điểm số chỉ là kết quả học tập, không phải kết quả cuộc đời.

Không nên buồn lo khi kết quả học tập chưa cao; con trẻ có thể năng lực học tập văn hóa chưa tốt, nhưng năng lực khác vượt trội.

Hãy để con trẻ được hạnh phúc, được tận hưởng tuổi thơ, được phát triển thể chất và tinh thần tự nhiên; vừa học, vừa chơi; học tập là học cả đời, tự học là yếu tố quan trọng nhất để học tập thành công.

Lê Mai

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam Hoàng lộ tình hình Quang Linh trong tù, oan ức thay em, liên quan Mr Pips?Nam Hoàng lộ tình hình Quang Linh trong tù, oan ức thay em, liên quan Mr Pips?
10:24:43 09/05/2025
Đại học Văn Lang đưa ra quyết định cuối cùng với nam sinh vô lễ với Cựu chiến binhĐại học Văn Lang đưa ra quyết định cuối cùng với nam sinh vô lễ với Cựu chiến binh
11:47:22 09/05/2025
Máy bay Vietjet Air trượt khỏi đường băng khi hạ cánhMáy bay Vietjet Air trượt khỏi đường băng khi hạ cánh
16:01:30 09/05/2025
Người tố Kim Soo Hyun bị "xử", gia đình Kim Sae Ron sống trong lo sợ?Người tố Kim Soo Hyun bị "xử", gia đình Kim Sae Ron sống trong lo sợ?
11:28:03 09/05/2025
Huy Khánh hối hận sau 2 tháng ly dị Mạc Anh Thư, ghen với người lạ vì nhớ con?Huy Khánh hối hận sau 2 tháng ly dị Mạc Anh Thư, ghen với người lạ vì nhớ con?
15:08:56 09/05/2025
3 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân: Được chồng kém 11 tuổi chăm hơn em bé, ngoại hình gây ngạc nhiên khi mang thai lần đầu ở tuổi 463 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân: Được chồng kém 11 tuổi chăm hơn em bé, ngoại hình gây ngạc nhiên khi mang thai lần đầu ở tuổi 46
13:14:07 09/05/2025
Đi theo thanh niên 19 tuổi, người phụ nữ bị hiếp dâm trong rừng keoĐi theo thanh niên 19 tuổi, người phụ nữ bị hiếp dâm trong rừng keo
13:45:50 09/05/2025
Thế Lòng Se Điếu xin lỗi, nói sự thật về món ăn, CĐM lo cho TikToker 4,5M followThế Lòng Se Điếu xin lỗi, nói sự thật về món ăn, CĐM lo cho TikToker 4,5M follow
11:36:53 09/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lôi ra loạt váy vóc trong vali của cụ ông U80 "phượt" xe máy từ Nghệ An vào TP.HCM: Có lý do đặc biệt

Lôi ra loạt váy vóc trong vali của cụ ông U80 "phượt" xe máy từ Nghệ An vào TP.HCM: Có lý do đặc biệt

Netizen

16:21:10 09/05/2025
Được biết, đây là quà ông ngoại mua vào để cho các cháu. Bên trong vali hầu như là quần áo, váy của các cháu, cụ ông chỉ 2 bộ đồ, 1 chiếc gối,...
Lời khai kẻ cầm đầu nhóm 'cắt đá tìm ngọc', giao dịch hàng trăm tỷ

Lời khai kẻ cầm đầu nhóm 'cắt đá tìm ngọc', giao dịch hàng trăm tỷ

Pháp luật

16:11:54 09/05/2025
30 người đã bị Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức cắt đá đổ thạch, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất

Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất

Xe máy

16:04:59 09/05/2025
Arc Vector là mẫu xe máy điện siêu sang với số lượng sản xuất giới hạn, tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới. Khung sườn kiêm vỏ pin được làm từ sợi carbon nguyên khối.
Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Tin nổi bật

16:03:20 09/05/2025
Dẫn vụ việc lòng se điếu , Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TPHCM Phạm Khánh Phong Lan cho biết, mới thông tin là sẽ cho kiểm tra thì truyền thông đã đăng tải rất nhiều, đi đến đâu cũng thông báo em hết lòng , như thế sẽ rất khó.
Rashford bắt đầu đàm phán với Barca

Rashford bắt đầu đàm phán với Barca

Sao thể thao

16:02:19 09/05/2025
Theo truyền thông Tây Ban Nha, Marcus Rashford bắt đầu cuộc đàm phán sơ bộ với Barcelona về khả năng chuyển nhượng vào hè 2025.
Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng

Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng

Thế giới số

15:53:03 09/05/2025
Tuổi thọ pin luôn là thách thức lớn nhất đối với người dùng smartphone và xu hướng công nghệ hiện nay càng khiến người dùng lo lắng.
Trailer Squid Game 3: Người chơi 222 sinh con, tất cả bỏ mạng, chỉ 1 thứ tồn tại

Trailer Squid Game 3: Người chơi 222 sinh con, tất cả bỏ mạng, chỉ 1 thứ tồn tại

Phim châu á

15:49:03 09/05/2025
Dựa trên những gì được hé lộ trong trailer mới nhất, Trò chơi con mực (Squid Game) mùa 3 không chỉ tiếp tục thử thách thể lực và tinh thần của những người chơi còn sống sót, mà còn đẩy họ đến ranh giới cuối cùng của sự hy sinh.
Siêu xe điện đầu tiên của Ferrari lỡ hẹn

Siêu xe điện đầu tiên của Ferrari lỡ hẹn

Ôtô

15:46:25 09/05/2025
Thay vì chính thức ra mắt vào tháng 10 năm nay như thông tin ban đầu, siêu xe điện Ferrari Elettrica sẽ được hãng xe thể thao Italy trình làng vào năm sau.
Đi làm, đi học đều đẹp dịu dàng, sang trọng với váy họa tiết

Đi làm, đi học đều đẹp dịu dàng, sang trọng với váy họa tiết

Thời trang

15:44:15 09/05/2025
Các thiết kế mang màu sắc tươi vui hài hòa trên những bản vẽ giàu tính thẩm mỹ giúp nàng có được vẻ ngoài tinh tế, dịu dàng, sang trọng mà vẫn thoải mái và thoáng mát.
Hoa hậu Ý Nhi được Miss World ưu ái, độ hot chỉ xếp sau đối thủ đặc biệt này

Hoa hậu Ý Nhi được Miss World ưu ái, độ hot chỉ xếp sau đối thủ đặc biệt này

Sao việt

15:43:24 09/05/2025
Sau hơn 2 ngày nhập cuộc Miss World 2025, Hoa hậu Ý Nhi đang khiến người hâm mộ nhan sắc trong nước yên tâm vì năng lượng mà cô mang đến.
Uganda ngừng cấp phát lương thực cho một triệu người tị nạn do thiếu hụt viện trợ quốc tế

Uganda ngừng cấp phát lương thực cho một triệu người tị nạn do thiếu hụt viện trợ quốc tế

Thế giới

15:40:56 09/05/2025
"Chúng tôi không còn kiểm soát được tình hình. Không thể trông đợi vào viện trợ như trước. Người tị nạn sẽ phải gánh chịu hậu quả", ông Onek tuyên bố, đồng thời cảnh báo về nguy cơ bất ổn xã hội nếu cộng đồng tị nạn không được hỗ trợ kị...