Dạy học tích hợp, thầy trò đau đầu vì thời khóa biểu thay đổi xoành xoạch
Học sinh liên tục phải thay thời khóa biểu nên hôm nhớ hôm quên, mang sách cứ thiếu trước thiếu sau.
Việc học dồn môn cũng làm các em mệt mỏi.
Năm học 2022-2023 là năm học thứ hai các trường trung học cơ sở thực hiện việc dạy học tích hợp ở 2 môn Khoa học tự nhiên và Lịch sử và Địa lý. Tuy vậy, việc phân công chuyên môn giáo viên đảm nhận các tiết dạy ở 2 môn học này vẫn đang làm khó nhiều trường học.
Hiện mỗi trường đều có cách phân công chuyên môn theo cách riêng của mình. Bởi thế chỉ trong một địa phương có gần 10 trường trung học cơ sở nhưng chẳng trường nào giống trường nào.
Việc bố trí giáo viên dạy môn học tích hợp đang gặp nhiều rắc rồi. (Ảnh minh hoạ)
Có trường phân công giáo viên chuyên môn nào vẫn dạy phân môn đấy
Mặc dù 3 môn Vật lý (Lý), Hoá học (Hóa), Sinh học (Sinh) đã ghép làm một môn Khoa học tự nhiên (2 môn Lịch sử, Địa lý ghép thành Lịch sử và Địa lý) thế nhưng nhiều trường học hiện nay vẫn không thể bố trí giáo viên dạy tích hợp, vẫn ai có chuyên môn nào cứ dạy môn ấy.
Tuy có rắc rối một chút về việc 3 thầy 1 sách dẫn đến việc ra đề kiểm tra, vào điểm, cộng điểm, lên lịch báo giảng phải ngồi lại thống nhất nhưng nhà trường ít phải thay thời khoá biểu, học sinh không quên soạn vở ghi chép, thầy cô không quên tiết dạy cũng không áp lực khi phải dạy những môn có khi là sở đoản.
Chuyên môn nhà trường vẫn cứ vận hành bình thường như khi chưa ghép môn (tích hợp).
Có trường chỉ phân công giáo viên dạy tích hợp ở lớp 6
Theo chia sẻ của nhiều giáo viên, kiến thức các môn tích hợp ở lớp 6 chưa nặng, chủ yếu là lý thuyết nên giáo viên chịu khó đầu tư bài dạy cũng đủ tự tin lên lớp. Vì thế, nhiều trường học cũng đã phân công giáo viên dạy liên môn để tập làm quen.
Đối với lớp 7, trường chỉ chọn một số giáo viên trẻ đảm nhận. Những giáo viên lớn tuổi hoặc sắp về hưu phân công dạy đơn môn cho khối 8 và khối 9.
Có trường buộc giáo viên phải dạy liên môn
Cô giáo T. (đề nghị không nêu tên), phó hiệu trưởng một trường trung học cơ sở cho biết:
“Trường mình dù sao cũng là trường có tiếng, vì thế sẽ phân công giáo viên dạy môn tích hợp (một thầy dạy 2 đến 3 môn) để sau này thầy cô giáo ấy có chuyển đi trường khác vẫn có thể dạy tốt”.
Video đang HOT
Thế là, những thầy cô giáo giảng dạy môn tích hợp đều được phân công dạy liên môn. Giáo viên Lịch sử dạy luôn Địa lý, giáo viên Vật lý dạy cả Hoá học và Sinh học…
Những thầy cô giáo này cũng cho biết, lớp 6, lớp 7 vẫn có thể cố gắng, còn lớp 8, lớp 9 nếu vẫn phân công thế này chắc chắc không thể dạy nổi.
Rất khó tìm giáo viên dạy tích hợp
Thầy giáo P. (giáo viên môn Vật lý một trường trung học cơ sở) chia sẻ: “Giáo viên đảm nhận tốt môn dạy tích hợp chắc chắn phải là người có kiến thức chuyên sâu, sự hiểu biết toàn diện, có lòng nhiệt huyết, có trách nhiệm với công việc.
Cái khó hiện nay là tìm đúng người để phân công chứ không phải ai cũng có thể dạy tốt. Giáo viên có thâm niên lâu năm thì có điểm mạnh là kỹ năng sư phạm tốt nhưng kiến thức toàn diện có thể không bằng lớp trẻ. Bên cạnh đó, sự nhiệt tình, xông xáo ít nhiều cũng phai nhạt.
Giáo viên trẻ mới ra trường có kiến thức nhưng lại thiếu kỹ năng sư phạm. Độ chín nhất là những thầy cô giáo đã giảng dạy từ 10 đến 15 năm. Tuy thế, những thầy cô giáo này lại đang khá áp lực về gánh nặng gia đình.
Người thì lo con cái còn nhỏ, người lại dành quá nhiều thời gian để lo kinh tế. Việc đầu tư cho chuyên môn sau mỗi ngày lên lớp cũng có phần hạn chế”.
Đảm nhận dạy liên môn, buộc giáo viên phải dành hết thời gian, công sức cho việc nghiên cứu bài, soạn bài trước khi đến lớp. Vì thế, giáo viên vô cùng vất vả.
Đã vậy, không phải giáo viên nào dành thời gian đầu tư chuyên môn cũng có thể dạy tốt, do kiến thức không chuyên sâu nên nhiều giờ dạy cũng chỉ đạt ở mức dạy được.
Nhà trường gặp khó khi phải thay thời khoá biểu xoành xoạch
Thực hiện giảng dạy tích hợp (1 thầy dạy 2 – 3 phân môn) làm xáo trộn khá nhiều nền nếp trong nhà trường.
Trước hết, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn là người vất vả nhất khi liên tục phải thay thời khoá biểu cho 3 giáo viên luân phiên dạy môn Khoa học tự nhiên.
Vì sao phải thay thời khoá biểu?
Do các phân môn Lý, Hóa, Sinh có số tiết học khác nhau như lớp 6 sẽ là Hóa 20%, Sinh 38%, Lý 32%; Lớp 7 sẽ là Hóa 24%, Lý 28%, Sinh 38%…nên giáo viên Vật lý sẽ phải dạy liên tục nhiều tuần, rồi mới đến Hóa học, Sinh học.
Cô giáo T. L. tại Hải Dương cho biết: “Giáo viên phải dạy cuốn chiếu, dẫn đến tình trạng có tuần, giáo viên phải dạy số tiết lên 50 tiết. Giáo viên mệt mỏi, áp lực và không đủ sức.
Còn nhà trường bất lực vì không xếp nổi thời khóa biểu. Học sinh liên tục phải thay thời khóa biểu nên hôm nhớ, hôm quên mang sách cứ thiếu trước, thiếu sau. Việc học dồn môn cũng làm các em mệt mỏi.
Mỗi lần thay thời khoá biểu môn tích hợp lại ảnh hưởng đến thời khoá biểu toàn trường. Các tiết dạy khác cũng bị đảo lộn nên phải sắp xếp lại, dẫn đến giáo viên cũng quên tiết dạy. Có khi 2 giáo viên vào cùng một lớp, có khi lớp lại không có thầy cô giáo nào vào dạy”.
Một giáo viên, đồng nghiệp của người viết thốt lên: “Tôi thật sự không thể hiểu được tại sao lại tích hợp kiểu này, nó chỉ làm cho mọi việc trở nên rối ren, phức tạp. Việc phân công, thời khóa biểu, ra đề thi, chấm điểm, tổng hợp cứ rối ren bung bét lên cả… áp lực ngày càng đè nặng cho nhà trường, cho giáo viên và cả học sinh”.
Tích hợp kiểu cơ học thà cứ để vậy cho xong
Anh K.Đ (một cựu biên tập viên sách giáo khoa) nhận xét: “Tích hợp là để kiến thức không bị học trùng lặp, học sinh đỡ mất thời gian học những điều đã được học. Thế nhưng kiểu tích hợp hiện nay của chúng ta thì lại ngược lại.
Ở đây, cuốn sách vẫn có ba mảng kiến thức. Nó chính là ba cuốn sách trước đây được đóng chung vào một cuốn.
Đã thế, lại khiến cho việc dạy học ở trường phổ thông bị rối loạn. Chẳng hạn, cùng một nội dung kiến thức cần truyền đạt, lẽ ra chỉ nên trình bày ở một chỗ, rồi sử dụng kiến thức của nó để học các kiến thức khác ở các phần khác nhau (thuộc Vật lý, Hóa học, Sinh học) thì ở sách mới nó lại được trình bày ở cả ba nội dung Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Dẫn đến, học sinh vừa mất thời gian phải học lại mà học không sâu được vì chỗ nào cũng trình bày sơ sài”.
Việc dạy và học tích hợp đã bước sang năm thứ hai. Những phản ánh của giáo viên hiện nay là từ trải nghiệm thực tế. Bởi vậy, rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xem xét để có những chấn chỉnh kịp thời và phù hợp nhất.
* Bài viết thể hiện quan điểm, nhận thức và câu chuyện thực tế của tác giả.
Đổi tên các nguyên tố Hóa học theo SGK mới: Ngôn ngữ, cách đọc có quan trọng?
Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên tố Hóa học nên dùng theo cách gọi được Việt hóa bởi số học sinh có nhu cầu du học nước ngoài sau bậc THPT và số học sinh đi thi quốc tế hàng năm chỉ là thiểu số.
Cách đọc mới sẽ dần quen và trở lại bình thường trong 1-2 năm
Việc thay đổi cách đọc tên các nguyên tố Hóa học trong SGK môn Khoa học tự nhiên của lớp 7 và môn Hóa học lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới đang nhận ý kiến trái chiều.
Đại Đoàn Kết Online đã đăng tải bài viết "Nguyên tố Hóa học mỗi lớp đọc một kiểu: Giáo viên, học sinh có bị loạn?" phản ánh về việc không chỉ có học sinh, nhiều giáo viên cũng bối rối khi không phát âm chuẩn tên các nguyên tố hóa học theo chương trình sách giáo khoa mới hiện nay.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trong SGK mới lớp 7 và lớp 10.
Theo đó, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên học sinh lớp 7 học môn Khoa học tự nhiên, học sinh lớp 10 học môn Hóa học theo chương trình SGK mới. Một trong những điểm mới đáng chú ý là tên gọi các nguyên tử, nguyên tố, hợp chất... được đọc bằng tiếng Anh theo danh pháp IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry) thay vì đọc theo phiên âm tiếng Việt như trước đây.
So sánh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giữa chương trình cũ và chương trình mới, một số nguyên tố như Nitơ (N) sẽ đọc là Nitrogen; Đồng (Cu) đọc là Copper; Canxi (Ca) đọc là Calxium; Oxy (O) là Oxygen; Flo (F) là Fluorine; Nhôm (Al) là Aluminlum...
Về vấn đề này, theo giải thích của PGS. TS Đặng Thị Oanh, Trưởng tiểu ban Xây dựng và Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018, chương trình mới thay đổi danh pháp Hóa học (cách gọi tên) theo 4 nguyên tắc: Khoa học, thống nhất, hội nhập và thực tế.
Ở Việt Nam, danh pháp Hóa học không thống nhất ở các ngành như Y, Dược, Giáo dục và giữa các cấp học. Cách đây nhiều năm, Hội Hóa học Việt Nam có đề tài cấp quốc gia về Thuật ngữ và danh pháp Hóa học được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam cho phép. Hội đã đề nghị với Bộ GDĐT cho sử dụng danh pháp Hóa học theo tiếng Anh trong đợt đổi mới SGK 2018 và được đồng ý.
Danh pháp Hóa học sử dụng theo khuyến nghị của Liên minh quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng IUPAC, có tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam. Tên 13 nguyên tố đã quen dùng trong tiếng Việt tiếp tục được sử dụng nhưng có kèm chú thích tiếng Anh, gồm: Vàng, Bạc, Đồng, Chì, Sắt, Nhôm, Kẽm, Lưu huỳnh, Thiếc, Nitơ, Natri, Kali và Thủy ngân. Hợp chất của các nguyên tố này cũng được gọi tên theo khuyến nghị của IUPAC.
Bà Oanh cho rằng, những học sinh bắt đầu học môn Hóa theo chương trình mới sẽ không có trở ngại do được học từ sớm. Nhưng những em lớp 8, 9 học theo chương trình 2006, năm nay lên lớp 10 và một số giáo viên lớn tuổi, đã lâu không dùng tiếng Anh, sẽ chưa quen cách đọc. Trong 1-2 năm, cách đọc mới sẽ quen và trở lại bình thường.
Còn theo PGS. TS Lê Kim Long, Chủ biên nội dung Hóa học trong môn Khoa học tự nhiên (bậc THCS) và Tổng chủ biên SGK Hóa học lớp 10 bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống", các tác giả đã thực hiện hướng dẫn của chương trình mới về thể thức viết và gọi tên nguyên tố Hóa học.
Hiện nay, số người nói tiếng Anh trên thế giới chiếm đa số và phát âm không giống nhau vì thế, ông Long cho rằng, các thầy cô và học sinh cũng không nên quá chú trọng vào việc phát âm cho đúng, chỉ cần đủ hiểu là được. Nội dung học tập, năng lực và phẩm chất học sinh cần xây dựng và phát triển khi học Hóa học để sống và làm việc mới là quan trọng nhất.
Không thể áp đặt đa số theo thiểu số
Dưới góc độ chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc thay đổi cách đọc tên các nguyên tố Hóa học trong SGK môn Khoa học tự nhiên của lớp 7 và môn Hóa học lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Theo ông Thịnh, lâu nay bao thế hệ học trò vẫn quen sử dụng tiếng Việt với các nguyên tố Hóa học như: Đồng, Sắt, Nhôm... nhưng theo SGK mới thì những nguyên tố này đọc hoàn toàn khác Copper, Iron, Aluminium... rất khó đọc và phức tạp với đa số người dân.
Ông Thịnh nêu quan điểm: "Người Việt phải học tiếng Việt, nói tiếng Việt và giữ gìn, làm cho tiếng Việt trong sáng hơn. Hơn nữa số học sinh có điều kiện, nhu cầu du học nước ngoài sau bậc THPT và số học sinh đi thi quốc tế hàng năm là rất ít so với số học sinh bình thường. Thế nên, không thể lấy thiểu số để áp đặt vào đa số".
Cách gọi các nguyên tố Hóa học được thay đổi trong môn Hóa học lớp 10 theo SGK mới.
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh dẫn chứng về các bậc trí thức Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, họ tranh thủ Việt hóa tiếng nước ngoài và thay đổi dần cho sát với tiếng Việt. Thế hệ ông cùng nhiều giáo sư Hóa học khác vẫn sử dụng cách đọc các nguyên tố bằng tiếng Việt.
Có điều kiện được học tập, nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới, ông Thịnh cho biết, về các nguyên tố Hóa học trong bảng tuần hoàn, mỗi nước đều có cách đọc riêng theo tiếng của họ. Khi được cử đi nước ngoài, ông cũng như nhiều người khác mới bắt tay vào học tiếng các nước bạn và sau đó nhập cuộc ngay.
Ông Thịnh cho rằng, thay đổi cách đọc tên nguyên tố Hóa học không quan trọng bằng việc tìm giải pháp đưa Việt Nam trở thành nước văn minh, khoa học kỹ thuật tiên tiến để thu hút nhiều người nước ngoài đến học tập và nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Việt Nam.
"Thực tế hiện nay, số người nước ngoài du học và nghiên cứu về khoa học kỹ thuật của nước ta rất ít. Đây là điều đáng suy ngẫm. Chất lượng chương trình, phương pháp dạy học mới là quan trọng chứ không phải ngôn ngữ hay cách đọc", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nêu quan điểm.
Nguyên tố Hóa học mỗi lớp đọc một kiểu: Giáo viên, học sinh có bị loạn? Việc thay đổi cách đọc tên các nguyên tố Hóa học trong SGK môn Khoa học tự nhiên của lớp 7 và môn Hóa học lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới đang nhận ý kiến trái chiều. Tiết học Hóa như tiết học tiếng Anh Theo lộ trình thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, từ năm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cách sắp xếp đồ dùng nhà bếp gọn gàng, đẹp mắt, tiện nghi để tạo cảm hứng nấu nướng
Căn bếp vừa là nơi giữ lửa của gia đình vừa là nơi các chị em nội trợ có thể thỏa thích với niềm đam mê ẩm thực của mình.
Làm rõ nhóm thanh, thiếu niên mang hung khí náo loạn đường phố
Pháp luật
11:33:13 26/05/2025
Bạn trai Lisa lộ bí mật ít ai ngờ, tay đánh điêu luyện, sao họ 'tìm thấy nhau'?
Sao châu á
11:32:40 26/05/2025
NSND Kim Liên 4 lần hát cho Bác Hồ nghe, lý do qua đời khiến khán giả chua xót
Sao việt
11:30:38 26/05/2025
Chả sụn gà rau thơm phức mềm trong, giòn ngoài, ngon mọng ai ăn cũng thích
Ẩm thực
11:20:26 26/05/2025
Tỏa sáng ngày hè với trang phục gam màu xanh mát lạnh
Thời trang
11:19:40 26/05/2025
"Squid Game 3" diễn biến sốc, 456 thất bại, quan hệ với Front Man chấn động hơn?
Phim châu á
10:50:21 26/05/2025
Mỹ phát hiện nhiều ca nhiễm biến thể Covid-19 liên quan đợt bùng phát ở Trung Quốc
Thế giới
10:28:49 26/05/2025
Tại sao trồng hoa giấy trước nhà giúp mang lại may mắn, tài lộc nhưng trồng hoa giấy trong nhà lại gây cản dòng năng lượng tích cực?
Sáng tạo
10:26:36 26/05/2025
Cô dâu Vĩnh Long chụp ảnh bên ngôi mộ, phía sau là chuyện thắt lòng
Netizen
10:21:35 26/05/2025