Đây là ứng dụng chống Covid-19 của Apple và Google
Liên minh với hàng tỷ người dùng Apple và Google vừa tiết lộ giao diện chính thức của ứng dụng truy vết, được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc chiến với Covid-19.
Apple và Google đã chia sẻ thêm nhiều thông tin về hệ thống tự động cảnh báo, hỗ trợ truy vết người nhiễm Covid-19 của họ. Được giới thiệu từ 10/4, hệ thống này vẫn chưa được đặt tên.
Giao diện thông báo khi có nghi ngờ tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Tính năng này sử dụng tín hiệu Bluetooth năng lượng thấp, cho phép các điện thoại nhận biết và trao đổi khóa bí mật khi người dùng ở gần nhau. Hệ thống này sẽ chỉ được áp dụng vào mùa dịch, và khi dịch kết thúc sẽ ngay lập tức bị đóng cửa.
Theo ảnh giao diện mới được công bố, khi nghi ngờ đã tiếp xúc gần với người bị xác định nhiễm Covid-19, hệ thống sẽ tự hiển thị thông báo cho người dùng. Thông báo này cho biết những thời điểm có thể đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh trong vòng 14 ngày, và hướng dẫn họ liên hệ với cơ quan y tế để được hỗ trợ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng có tính năng “cảnh báo người xung quanh”. Theo đó, người nhận kết quả dương tính có thể chủ động nhập mã số xét nghiệm, thời điểm xét nghiệm và chia sẻ mã số bí mật của mình để hệ thống cảnh báo những người đã tips xúc gần.
Ngoài các hình ảnh giao diện, đội ngũ phát triển cũng chia sẻ công cụ để các nhóm của chính phủ, cơ quan y tế có thể tích hợp với ứng dụng này. Chia sẻ với The Verge, đại diện nhóm phát triển cho biết hệ thống này sẽ được cung cấp trực tiếp cho các nhà phát triển chứ không được phát hành theo dạng ứng dụng.
Giao diện tự thông báo khi biết mình dương tính.
Nhóm phát triển cũng từ chối chia sẻ các đơn vị đã hợp tác, nhưng cho biết nhiều chính phủ đã ngỏ ý quan tâm vì đây là giải pháp duy nhất cho phép truy cập kết nối Bluetooth trên smartphone ở mức độ hệ thống.
Vào ngày 18/4, Bộ TTTT cũng giới thiệu ứng dụng truy vết, bảo vệ cộng đồng trước Covid-19 có tên Bluezone. Cũng với phương pháp làm việc tương tự, các smartphone được cài đặt Bluezone có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2 m, ghi nhận sự tiếp xúc gần, vào lúc nào và trong bao nhiêu lâu.
Nếu có F0, cơ quan y tế có thẩm quyền nhập dữ liệu F0 vào hệ thống. Hệ thống sẽ gửi dữ liệu F0 đến tất cả các smartphone trong cộng đồng Bluezone. Khi đó, lịch sử tiếp xúc với F0 sẽ được Bluezone trên máy phân tích, so sánh. Nếu có sự trùng khớp, ứng dụng sẽ lập tức cảnh báo cho người dùng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Ứng dụng truy vết được đón nhận trái ngược
Chỉ sau hai ngày, ứng dụng Covidsafe của Australia thu hút hơn hai triệu lượt tải, gấp đôi những gì TraceTogether của Singapore đạt được trong một tháng.
Ngày 26/4, Australia công bố ứng dụng Covidsafe, sử dụng công nghệ Bluetooth để ghi nhận sự tiếp xúc gần nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Chỉ sau 5 tiếng triển khai, ứng dụng đạt một triệu lượt tải và đến 28/4, con số này tăng lên 2,44 triệu. Bộ trưởng y tế Australia Greg Hunt cho biết ứng dụng được người dân ủng hộ và số lượt tải vượt kỳ vọng ban đầu của đội ngũ phát triển.
Trong khi đó, Singapore là một trong những nước đầu tiên triển khai ứng dụng truy vết từ giữa tháng 3. Tuy nhiên, hiện chỉ hơn một triệu người tải ứng dụng TraceTogether. Một ứng dụng tương tự TraceTogether tại Ấn Độ hiện thu hút 50 triệu lượt tải trên điện thoại Android, nhưng cũng chỉ là một phần nhỏ so với dân số hơn 1,3 tỷ.
Các ứng dụng truy vết, khai thác công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp, sẽ trao đổi tín hiệu với smartphone cùng cài ứng dụng trong khoảng cách gần và lưu lại nhật ký tiếp xúc. Khi phát hiện một ca nhiễm Covid-19 mới, lịch sử tiếp xúc của người bệnh được gửi tới các smartphone để đối chiếu. Nếu trùng khớp, người dùng sẽ nhận được cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm.
Giải pháp này đang được chính phủ nhiều nước quan tâm và phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ấn Độ, Việt Nam... Tuy nhiên, số lượng người cài sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của ứng dụng trong việc kiểm soát các ổ dịch mới.
Ứng dụng truy vết đang được nhiều nước phát triển.
Tại Việt Nam, ứng dụng Bluezone, do Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phát triển, thu hút gần 150.000 lượt tải sau một tuần đưa lên kho ứng dụng. Ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav, đánh giá Bluezone và những ứng dụng truy vết tương tự đóng vai trò như "khẩu trang điện tử" ngăn ngừa sự lây lan của virus.
"Mỗi khi có ca nhiễm mới, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người phải cách ly. Chúng ta cũng lo lắng liệu mình có từng tiếp xúc người nhiễm bệnh hay không, khiến cuộc sống không thể diễn ra bình thường", ông Quảng chia sẻ. "Ứng dụng Bluezone cảnh báo nếu bạn tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây lan trong cộng đồng, giúp mọi người trở lại cuộc sống bình thường, có thể sống chung với dịch cho tới khi thế giới tìm ra vaccine".
Theo MIT Technology Review, để thuyết phục người dân cài ứng dụng, nhà phát triển cần khiến họ yên tâm về sự riêng tư. Không ít người lo ngại ứng dụng truy vết trở thành công cụ giám sát của chính phủ. Các quan chức y tế của Australia đã phải lên tiếng bác bỏ tin giả lan truyền trên mạng xã hội rằng Covidsafe "có thể nhận ra bạn ở khoảng cách 20 km tính từ địa chỉ nhà". Ông Greg Hunt khẳng định ứng dụng không theo dõi vị trí, mà chỉ đo khoảng cách giữa điện thoại của người dùng với những điện thoại khác có cài ứng dụng.
Google và Apple, hai hãng đang sở hữu Android và iOS - hệ điều hành được cài trên hơn 90% smartphone toàn cầu, khẳng định sự riêng tư là ưu tiên hàng đầu khi thiết kế ứng dụng truy vết. Ứng dụng cũng sẽ dừng hoạt động khi đại dịch kết thúc.
Trước những hậu quả khó lường của đại dịch, người dân cũng bắt đầu chấp nhận các công cụ giám sát. Khảo sát của Pew Research đầu tháng 4 cho thấy hơn một nửa số người tham gia tại Mỹ "phần nào chấp nhận" cho chính phủ sử dụng dữ liệu smartphone để xác định người dương tính với Covid-19 đã đi đâu, tiếp xúc với ai. 45% đồng ý cho chính phủ thực hiện biện pháp này với những người có thể đã tiếp xúc gần với ai đó nhiễm virus.
Chính sách của Apple cản trở ứng dụng truy vết Pháp cho biết việc phát triển ứng dụng truy vết người nhiễm Covid-19 của họ đang bị chậm trễ và đề nghị Apple bỏ rào cản liên quan tới Bluetooth. Hệ điều hành của Apple ngăn các ứng dụng truy vết sử dụng kết nối Bluetooth chạy nền liên tục, nếu những dữ liệu đó bị truyền đi khỏi thiết bị, nhằm bảo...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khắc phục lỗi bị nhảy khoảng trắng trong Word nhanh chóng

Câu chuyện thú vị về bài hát khiến Windows 'đứng hình'

Dự án 'quả cầu ma thuật' của Sam Altman ra mắt nước Mỹ

Cách đổi biểu tượng thanh điều hướng trên Samsung dễ dàng

Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông

Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI

Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'

AI tham gia vào toàn bộ 'vòng đời' dự luật

Xiaomi bất ngờ ra mắt mô hình AI tự phát triển

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Dấu chấm hết cho kỷ nguyên smartphone LG sau 4 năm 'cầm cự'
Có thể bạn quan tâm

"Đứa trẻ vàng" của ngành âm nhạc bị chê không có tố chất, nhảy đơ cứng như robot
Nhạc quốc tế
12:58:58 03/05/2025
Nữ ca sĩ Việt lộ ảnh bí mật ăn hỏi nhưng không ai tin, hoá ra vì hành động này của chú rể
Sao việt
12:55:44 03/05/2025
Vừa kết hôn, nam thần Địa Ngục Độc Thân tiếp tục bị réo gọi trong scandal của cô gái ồn ào nhất hiện nay
Sao châu á
12:52:30 03/05/2025
Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần
Ẩm thực
12:45:17 03/05/2025
Phân khúc môtô phân khối lớn ngày càng khốc liệt tại Việt Nam
Xe máy
12:42:12 03/05/2025
Bảng giá ô tô KIA mới nhất tháng 5/2025
Ôtô
12:38:23 03/05/2025
4 lý do vì sao bạn không nên mua điện thoại thông minh mới mỗi năm
Đồ 2-tek
12:06:18 03/05/2025
Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'
Tin nổi bật
12:04:06 03/05/2025
Những sai lầm gây tổn thương da khi tẩy tế bào chết
Làm đẹp
12:01:23 03/05/2025
VKSND Tối cao: Tài xế xe tải có lỗi trong cái chết của bé gái ở Vĩnh Long
Pháp luật
12:00:11 03/05/2025