Đây mới là cách ăn rau muống an toàn nhất các mẹ Việt nên áp dụng ngay
Tốt nhất là rửa sạch rau muống sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn (lúc này lượng thuốc sâu sẽ bị phân hủy bớt).
Rau muống lại được xếp vào danh sách những loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ chứa nhiều chất độc thuốc trừ sâu, kích phọt, nhiễm chì hoặc trồng ở cống rãnh hôi thối… Về lâu dài nếu thường xuyên ăn phải rau nhiễm bẩn này rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Để nguội nước rau muống biến thành màu xanh chứng tỏ rau dùng quá nhiều phân hóa học.
Theo phân tích của các chuyên gia, rau muống là loại thân rỗng, nếu trồng ở môi trường bẩn, rau rất dễ hấp thụ kim loại. Trong đó nghiêm trọng nhất có thể kể đến là nhiễm độc chì.
Người bị nhiễm độc chì cấp sẽ gây ra tình trạng nôn mửa, co giật, hôn mê. Nhiễm chì mãn tính có thể gây suy nhược thần kinh, mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, suy gan, suy thận… Trẻ em ăn phải thực phẩm nhiễm chì có thể chậm lớn, kém thông minh. Phụ nữ vô tình tiêu thụ các sản phẩm có chì trong quá trình mang thai sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thai nhi.
Chưa kể tới việc người trồng rau vì tham lợi nhuận mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường…
Để an toàn khi ăn rau muống, buộc các bà nội trợ phải thật cẩn thận từ khâu lựa chọn cho đến chế biến:
Tốt nhất là rửa, để ráo nước sau đó cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn. Ảnh minh họa
Theo chia sẻ PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia), nhiều bà nội trợ thường chỉ rửa rau bằng nước thông thường, việc làm này chỉ làm rau sạch được bụi bẩn chứ không diệt được hết ký sinh trùng trong rau.
Để an toàn, nên rửa sạch từng ngọn rau muống. Ngâm rau muống vào nước muối loãng trước khi nấu. Tốt nhất là rửa sạch rau muống sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn (lúc này lượng thuốc sâu sẽ bị phân hủy bớt). Ăn rau chín kỹ (không ăn rau muống luộc, nấu vẫn còn tái).
Khi luộc rau muống không nên đậy vung bởi điều này sẽ làm cho các hóa chất có trong rau không thoát được ra ngoài mà vẫn giữ nguyên ở trong rau khiến gia đình bạn dễ dàng ngộ độc, nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Vì vậy, cách chế biến rau muống đúng cách nhất là bạn hãy mở vung để món rau xanh hơn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách nhận biết rau muống an toàn
- Khi chọn mua rau muống, không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường.
- Không nên chọn loại rau khi tươi bẻ thấy quá giòn, lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa mặt trên của lá rất bóng và mướt, vì loại rau này người trồng dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá.
- Khi luộc, nước rau luộc nóng có màu xanh nhạt, khi nước nguội biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen chứng tỏ rau dùng quá nhiều phân hóa học.
Đặc biệt, khi rửa rau muống nếu thấy nổi bong bóng quá nhiều cũng không nên dùng vì có nguy cơ rau bị nhiễm hóa chất.
Lưu ý, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, người đang điều trị các bệnh nội khoa, ngoại khoa… không nên ăn rau muống.
M.H (th)
Mắc 1 trong 6 bệnh này thì thèm đến mấy cũng phải kiêng rau muống, nếu không bệnh sẽ ngày một nặng hơn
Rau muống là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình người Việt. Tuy nhiên, với một số người mắc bệnh như khớp, gout, sỏi thận hay người đang uống thuốc đông y, ăn rau muống lại cực kỳ độc cho cơ thể.
Theo nhiều tài liệu Đông y từng viết, cứ 100 g rau muống chứa 90% nước, 3 g chất xơ, 3 g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Loại rau này rất tốt và cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) trước đó, rau muống có thể khiến tình trạng của một số bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế để tránh các tác dụng phụ, những nhóm người dưới đây không nên động vào rau muống:
Người mắc bệnh gout
Ảnh minh họa
Theo giải thích của các chuyên gia, rau muống là thực phẩm chứa nhiều purin, người đang bị đau nhức xương khớp, người bị bệnh gút hoặc tăng axit uric máu ăn vào có thể bị kích hoạt phản ứng viêm, rất dễ làm tăng nguy cơ tái phát một cơn đau gút cấp tính.
Người mắc bệnh thận
Ảnh minh họa
Đặc biệt, trong rau muống còn chứa hàm lượng oxalat cao, chất này khi vào cơ thể có thể kết tủa ở thận, gây sỏi thận, sỏi niệu đạo. Trong khi đó, bệnh gút cũng có thể làm tăng nguy cơ kết tủa tinh thể urat, gây nên sỏi thận. Vì vậy, những người bị bệnh gút ăn rau muống sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường.
Không ăn khi đau nhức xương khớp
Ảnh minh họa
Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người mắc các bệnh này thì cũng nên hạn chế.
Những người đang uống thuốc Đông y
Ảnh minh họa
Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Người điều trị ngoại khoa nội khoa
Ảnh minh họa
Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.
Người có hệ tiêu hóa yếu
Ảnh minh họa
Rau muống là loại rau nằm trong nhóm rau ăn lá được trồng nhiều ở ao hồ nên rất dễ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu... Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị đầy bụng, khó tiêu, ngộ độc mãn tính...
M.H (th)
Cẩn thận mắc bệnh nặng vì uống thuốc bổ Một số người có thói quen uống vitamin thường xuyên vì cho rằng đây là thuốc bổ. Tuy nhiên, dùng không đúng cách, vitamin cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Ảnh minh họa Ốm thêm vì thuốc bổ Bà Đỗ Phương Anh (55 tuổi, ở Hà Nội), tự dưng thấy da khô, môi khô nứt, viêm lưỡi, nôn mửa,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?

Trị phồng rộp da do cháy nắng

3 loại trà tốt cho người tăng huyết áp

Loại cây được ví như 'thần dược' cho sức khỏe, người Việt lại chỉ trồng làm cảnh

9 loại rau giàu tinh bột tốt cho sức khỏe toàn diện

Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương

Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh
Có thể bạn quan tâm

2 ngày sau vụ sát hại người phụ nữ, phát hiện thi thể nghi phạm trên sông Hồng
Pháp luật
13:12:04 01/05/2025
Honda Vario 160 Repsol bản đặc biệt về Việt Nam có giá trên 100 triệu
Xe máy
13:09:15 01/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Bố Phỏm là doanh nhân thành đạt
Phim việt
13:06:32 01/05/2025
Bảng giá xe Jeep tháng 5/2025: Cái tên nào đắt nhất?
Ôtô
13:06:31 01/05/2025
Thunderbolts*: Phim siêu anh hùng điên rồ và dị biệt nhất vũ trụ điện ảnh Marvel
Phim âu mỹ
12:56:15 01/05/2025
8 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng 'mất tác dụng'
Làm đẹp
12:54:01 01/05/2025
10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025
Sao nữ cả đời chưa biết xấu, là đối thủ nặng ký về mặt mộc với Phương Anh Đào
Hậu trường phim
12:30:28 01/05/2025
Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ
Ẩm thực
11:42:39 01/05/2025