Dạy thêm – học thêm có xấu không?
Dạy thêm – học thêm là những từ khóa khá nhạy cảm khiến dư luận không ít lần bức xúc, phẫn nộ, đòi xóa bỏ triệt để tình trạng học sinh học ngày ở trường, học tối ở các trung tâm đến mệt nhoài và mất hết tuổi thơ.
Một lớp dạy thêm ở Q.5, TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG
Dưới quan điểm cá nhân, tôi xin khẳng định dạy thêm – học thêm không hẳn là xấu. Tại sao ư?
Dõi theo những tranh luận không dứt trên các diễn đàn phản ảnh tình trạng dạy thêm – học thêm đầy tiêu cực, tôi và nhiều người đồng tình với thực tế có giáo viên “găm bài”, “gạ đề” và gây sức ép buộc phụ huynh phải đăng ký cho con trẻ theo lớp học thêm.
Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận số giáo viên hao mòn đạo đức nhà giáo ấy có lẽ chỉ là vài “con sâu làm rầu nồi canh”. Còn phần lớn đội ngũ nhà giáo mở lớp dạy vẫn đang “bán cháo phổi” một cách công bằng, nhiệt tâm đổi lấy đồng lương làm ngoài giờ chính đáng.
Cuộc sống ngày càng đủ đầy so với trước đây đồng nghĩa với mối bận tâm lo toan cho việc học của con trẻ trong mỗi gia đình cũng được đặt lên hàng đầu. Chúng ta đừng so sánh một cách khập khiễng rằng thế hệ chúng ta ngày trước không học thêm vẫn học giỏi bởi mỗi thời đại có những yêu cầu riêng với những bệ phóng thành công khác hẳn.
Trong một xã hội vẫn đang đặt nặng vị thế của tấm bằng đại học, cao học như bây giờ, không học tốt thật khó kiếm một chỗ đứng vững vàng và một tương lai ổn định. Vậy nên nhà nhà lao vào chăm lo sự học của con trẻ và luôn đeo mang cảm giác học ở trường chưa đủ, thế là “chạy đua” tìm kiếm thầy giỏi để đăng ký, tìm chỗ dạy thêm uy tín để đưa con đến học.
Bên cạnh đó là tâm lý so sánh thành tích của con trẻ với “con nhà người ta” của một bộ phận phụ huynh. Cứ hễ thấy con mình thua thiệt phương diện nào đó là y như rằng quay quắt lo lắng, cay cú mắng con và gây sức ép buộc con phải đi học thêm cho bằng bạn bằng bè.
Trong thời đại mạng xã hội nở rộ như hiện nay, tình trạng xét nét, so sánh ngày càng ươm mầm mọc rễ nhiều hơn!
Những lời đồn thổi không căn cứ về tình trạng giáo viên “ép”, “đì” bọn trẻ không tham gia lớp học thêm đổ dồn thêm mối lo mơ hồ trong phụ huynh. Những lời mách miệng “đăng ký học thêm để mua sự yên tâm” truyền từ tai người này sang người khác nhen nhóm và thổi bùng lên cuộc đua học thêm.
Quả thật, tình trạng dạy thêm – học thêm tràn lan như hiện nay có phần lỗi không nhỏ xuất phát từ chính những phụ huynh cả lo, cả nghĩ và a dua theo đám đông!
Video đang HOT
Bên cạnh đó, khối lượng kiến thức cần đạt, yêu cầu về năng lực, kỹ năng trong mỗi bài học đặt ra thách thức không nhỏ cho người giáo viên đứng lớp bị khống chế về thời lượng tiết dạy, số lượng học sinh quá tải và chất lượng học sinh không đồng đều.
Rất khó để vừa nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi vừa bổ trợ kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém. Và lúc này những lớp học thêm ngoài giờ lên lớp lại đáp ứng được yêu cầu đó: bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
Phụ huynh và học sinh tùy theo năng lực của con trẻ mà có thể theo đuổi mục tiêu giáo dục trong các lớp học thêm!
Hãy nhìn vào các phong trào thi học sinh giỏi, tuyển sinh đầu cấp hay cuộc thi giành vé vào cổng trường đại học, độ khó trong các bộ đề vượt xa chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản trong nhà trường phổ thông. Độ khó trong các bộ đề buộc học sinh phải bồi dưỡng kiến thức nâng cao, thực hành luyện đề, giải đề rèn năng lực.
Và các lớp học thêm của những người thầy danh tiếng chính là môi trường bổ khuyết thêm phần còn thiếu hụt ấy để học sinh đáp ứng và phấn đấu cho những mục tiêu lớn trên con đường học hành!
Nếu xuất phát điểm của việc dạy thêm – học thêm là để bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng nảy sinh từ chính nhu cầu của người học thì chúng ta hà cớ gì lại phê phán, chĩa mũi dùi lên án một cách kịch liệt và “vơ đũa cả nắm” như thế?
Phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trong sáng 11-11 một lần nữa đề cập đến vấn nạn dạy thêm – học thêm một cách tràn lan gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Và bộ trưởng khẳng định tới đây sẽ bổ sung quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Dạy thêm – học thêm không hẳn là xấu nếu người học có nhu cầu và động lực học tập chính đáng, còn người dạy giàu nhiệt tâm và công tâm trong sự nghiệp trồng người!
Thầy cô có lạc lối vì dạy thêm?
Một lần nữa, vấn đề dạy thêm, học thêm nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu quốc hội trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn vào ngày 11.11.
Trả lời các đại biểu Quốc hội xoay quanh vấn đề dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn giải thích, trước đây, Bộ có thông tư quy định việc dạy thêm và học thêm nhưng nếu đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì mới điều tiết được. Năm 2016, luật Đầu tư bỏ dạy thêm ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên nhiều điều trong thông tư không còn hiệu lực.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ này đang đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Học sinh học thêm tại một trung tâm dạy thêm học thêm Q.1, TP.HCM trước đợt 4 dịch Covid-19 - V.X
Dạy thêm để trang trải cuộc sống
Tầm sư học đạo đã có từ thời xa xưa, cha mẹ lều chõng dắt con đến xin thầy dạy thêm. Từ đó có biết bao bậc lương sư dạy dỗ những hiền tài của đất nước.
Thế sự vần xoay cũng khiến không ít thầy cô lạc lối vì dạy thêm, thiếu giữ đạo để đánh mất mình, làm ảnh hưởng đến vị thế người thầy. Đâu đó trong xã hội vẫn còn hiện tượng "đì học sinh", "o ép học thêm", thầy cô cư xử quá khó chỉ khi gửi con học thêm thì hết... Phụ huynh chỉ biết than và thương cho con mình.
Cũng phải nói rõ trong xã hội có rất nhiều thầy cô dạy rất hay, rất có tâm được học sinh yêu quý, phụ huynh kính trọng và đồng nghiệp xem là hình mẫu của "lương sư". Chính những thầy cô này đã đào tạo biết bao học sinh đậu cao vào các trường đại học danh giá, hàng ngàn học sinh đi du học.
Giống như kỹ sư xây dựng nhận xây nhà cho dân, bác sĩ mở phòng mạch tư chữa bệnh cho dân, ca sĩ hát ở các phòng trà, sự kiện... để mưu sinh. Thầy cô dạy thêm để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống thì quý vô cùng. Sống bằng nghề được đào tạo chính danh còn gì hạnh phúc hơn. Nhất là khi tiền lương khó mà đủ lo cho cái ăn, cái mặt... Không thực sao vực được đạo?
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT vào tháng 7 vừa qua - K.H
Học thêm có là nhu cầu?
Vào năm 2012, Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT ra đời, có quy định ngừng dạy thêm thì phát sinh dạy buổi 2 trong nhà trường. Có thể thấy đây là trường hợp lách luật để hợp thức hóa dạy thêm trong nhà trường.
Đến năm 2019, Bộ GD-ĐT yêu cầu dạy thêm phải đến trung tâm, mà trung tâm thì mời số thầy cô có "hạng", nghĩa là không phải thầy cô nào cũng được trung tâm mời dạy. Một loạt nhà giáo buộc phải mưu sinh bằng nghề khác như bán hàng trực tuyến, chạy xe ôm công nghệ, đi làm phục vụ quán... thậm chí bỏ dạy. Và thế là công tác tuyển dụng giáo viên cấp tiểu học và THCS vài năm trở lại đây giống như "mò kim đáy biển".
Bất cứ ngành nghề nào cũng phải thỏa mãn quy luật "cung - cầu" mới tồn tại và phát triển, giáo dục cũng không ngoại lệ.
Vấn đề đặt ra là góc nhìn của mỗi người và hầu hết phụ huynh cho rằng họ rất cần cho con đi học thêm vì đề thi quá khó, nếu học nghiêm túc và học chỉ trong sách giáo khoa thì bao giờ mới có cơ hội đậu đại học trường mình mong muốn.
Ngoài ra, bên ngoài xã hội có nhiều cám dỗ nếu cha mẹ bận đi làm ở nhà không ai quản lý, ắt các trẻ sẽ có nguy cơ tiếp xúc cái không hay. Do đó, khoảng thời gian học thêm là một lợi thế kép.
Còn những phụ huynh có điều kiện cho con học trường quốc tế thì rất khó chấp nhận việc dạy thêm học thêm vì cho rằng trẻ bị nhồi nhét kiến thức, dạy thêm có nhiều biến tướng...
Ngành nghề nào cũng có hạt sạn. Vì thế nếu thầy giáo thù ghét học sinh, dùng điểm số như một chiêu thức moi tiền phụ huynh.... thì chỉ là "một con sâu trong nồi canh" mà thôi.
Giáo viên dạy trực tuyến - B.T
Để giáo viên không còn "trốn chạy" khi dạy thêm
Từ khi Nghị định 151 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý, sử dụng tài sản công, ra đời năm 2017, các trường học đóng cửa bỏ trống sau 17 giờ. Nếu nhìn về mặt kinh tế thì rõ ràng điều này không hiệu quả.
Nên chăng cho phép nhà trường sử dụng cơ sở vật chất để cho trung tâm ngoại ngữ thuê hay tổ chức dạy thêm. Việc làm này mang đến nhiều mối lợi như: giáo viên có cơ sở vật chất tốt, có môi trường đúng sư phạm, quản lý nhà trường giám sát dạy thêm học thêm. Khi đó, giáo viên có thể dạy học một cách đường hoàng không phải "trốn dạy" tăng thu nhập lo cho gia đình. Nhà trường tăng phúc lợi cho giáo viên, chính quyền thì thu được thuế, phụ huynh an tâm.
Còn hiện tại, nhiều giáo viên đang ứng dụng công nghệ để dạy thêm cho học sinh. Nhiều người dùng mạng xã hội như Facebook để bán hàng kiếm sống. Các trường ĐH tổ chức dạy thêm nhiều loại chứng chỉ bằng hình thức trực tuyến, vậy có cấm giáo viên dạy thêm bằng hình thức trực tuyến được không?
Trong tình hình hiện nay, vật giá tăng nên đời sống của giáo viên gặp nhiều khó khăn, nếu thầy cô có con nhỏ thì khó khăn bội phần hơn. Nên chăng để họ sống được bằng nghề chân chính của mình, trong đó có dạy thêm theo pháp luật.
Thầy cô còn phải soạn giáo án theo mẫu của Bộ, học trò làm sao thoát Văn mẫu? Không chỉ có chuyện Văn mẫu, mà "mẫu" có trong tất cả các môn học ở nền giáo dục hiện nay. Dạy thêm, học thêm tràn lan, có thể nói đã và đang tác động tiêu cực lên giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Chính nguồn thu từ dạy thêm, học thêm tràn lan, đã khiến người ta sẵn sàng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

60 ngày tới, có 4 con giáp tiền tài lặng lẽ ập đến, tài khoản nhân đôi
Trắc nghiệm
11:34:18 04/05/2025
Bắt giữ 7 đối tượng mang súng tự chế vào rừng săn bắn
Pháp luật
11:29:06 04/05/2025
Nữ ca sĩ tài sắc vẹn toàn lên ngôi Quán quân Chị Đẹp, có ông là nhà ngoại giao từng tham gia đàm phán Hiệp Định Paris
Nhạc việt
11:28:54 04/05/2025
Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ
Tin nổi bật
11:27:06 04/05/2025
Thượng Hải lúc 2h sáng khiến bạn choáng váng: Hoá ra công việc bạn đang phàn nàn là điều mơ ước của hàng trăm nghìn người
Netizen
11:24:39 04/05/2025
Clip hot: Miu Lê mắng thẳng mặt hội thanh niên coi thường cựu chiến binh, 1 câu nói khiến hàng triệu người vỗ tay
Hậu trường phim
11:18:22 04/05/2025
Honda Giorno+: Mẫu xe tay ga cổ điển giá khoảng 45 triệu đồng
Xe máy
11:06:07 04/05/2025
Đây mới là ý tưởng trang trí phòng khách có cầu thang đẹp nhất
Sáng tạo
10:58:54 04/05/2025
Trang phục phối màu đen đỏ 'quyền lực', thống trị mọi ánh nhìn
Thời trang
10:56:40 04/05/2025
3 món nấu đơn giản mà đậm đà hương vị: 10 phút ra món, ngon đến giọt cuối cùng!
Ẩm thực
10:41:08 04/05/2025