ĐB Hồng Xuân: “Nhiều người chưa hiểu hết ý tôi trong chuyện cái lu”
“Tôi buồn lắm, rất buồn khi mạng xã hội có những phản ứng rất tiêu cực trước phát biểu của tôi trên nghị trường. Nhưng tôi sẽ không giải thích lại hay phản ứng lại với cộng đồng mạng”, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân chia sẻ.
Sáng 13/7, phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi ngắn với đại biểu Phan Thị Hồng Xuân xung quanh những ồn ào về việc dùng lu chứa nước để chống ngập, mà bà Xuân phát biểu trên nghị trường.
Bà Phan Thị Hồng Xuân tại nghị trường. Ảnh: HV
Chia sẻ với Dân Việt, bà Xuân cho biết: “Trước hết, nói dùng từ cái lu là tôi nói theo từ dân gian, bản địa. Ở Việt Nam, trong văn hoá dân gian, văn hoá bản địa, nhà nào cũng có cái lu để chứa nước. Tôi phát biểu ý này cũng từ việc Tổ chức JICA đã nghiên cứu và tư vấn trong một cuộc họp mà tôi tham dự. JICA cũng cho biết, họ đã áp dụng rất thành công tại Tokyo”.
“Tôi cũng từng tới Philippines, ở đó, người dân có một chiếc xe ba bánh và đặt trên đó một thùng nước. Khi nhà ngập nước nội bộ, người ta sẽ cắm vòi hút nước chứa tạm vào thùng nước đó. Khi hết mưa, hết ngập họ lại dùng chính nước đó để lau rửa nhà cửa, tưới cây tưới vườn… Những vấn đề này do nghị trường không có thời gian, nên mình chưa nói hết ý, từ đó báo chí đưa, rồi mạng phản ứng khiến tôi buồn lắm. Tuy nhiên, buồn nào rồi cũng qua, tôi nói với cái tâm, dùng từ dân gian cho dễ hiểu, chứ thực tế ý, tôi mà có thời gian diễn giải thì nó sẽ khác”, bà Xuân chia sẻ.
Theo bà Xuân, việc bà dùng từ cái lu là từ dân gian cho dễ hình dung, chứ ý của bà là để chống ngập tạm thời, mỗi nhà cần có một bể (hoặc hầm) chứa nước tùy theo diện tích nhà. Nếu bà dùng từ này, sẽ không gây bão mạng như vậy.
Chia sẻ về cảm xúc khi thấy trên mạng xã hội phản ứng rất mạnh?”, bà Xuân cho biết bà rất buồn. Mạng xã hội không chỉ phản ứng mà còn giễu cợt ý phát biểu của bà… Nhưng bà không muốn phản ứng lại.
“Cũng có những ý kiến thấu hiểu và ủng hộ. Các học trò của tôi tại trường (Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM) cũng động viên… Còn tôi, sẽ không phản ứng lại ai đó giễu cợt mình, vì sẽ có người hiểu, sẽ có người không hiểu, càng giải thích, câu chuyện có thể sẽ càng đi xa hơn, đôi khi chẳng hay ho gì”, bà Xuân chia sẻ.
Trước đó, trong phiên thảo luận chiều 12/7, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân có phát biểu và chia sẻ về kinh nghiệm dân gian trong việc chống ngập bằng lu chứa nước. Sau đó, báo chí đã đưa tin, cộng đồng mạng xôn xao bàn tán nhiều về phát biểu của đại biểu Xuân.
Phát biểu tại nghị trường, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân “xin có ý kiến nho nhỏ” đóng góp về giải pháp chống ngập do mưa. Theo bà, hiện, thế giới có xu hướng hoạt động xanh, bảo vệ môi trường, do vậy sẽ khai thác những yếu tố về văn hóa địa phương trong quy hoạch và phát triển xã hội.
Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân phát biểu “dùng lu chống ngập” trên nghị trường ngày 12/7. Ảnh: HV
“Theo góc nhìn của khoa học xã hội và nhân văn, chúng tôi thấy rằng có thể khai thác một số giá trị ở cộng đồng địa phương, để ứng dụng hiệu quả ở các đô thị. Hiện nay, các nhà ở nông thôn, trước sân thường có những cái lu to đựng nước với nhiều tính năng, trong đó có chứa nước mưa. Qua kinh nghiệm các quốc gia cũng như trong khu vực, người ta sử dụng lu này để chứa nước mưa với mục đích giảm ngập.
Nên chăng chúng ta cũng suy nghĩ về biện pháp đó để chính quyền thành phố, bên cạnh các giải pháp công trình, phi công trình, có thể ứng dụng từ văn hóa bản địa, trang bị cho mỗi nhà dân hoặc một cộng đồng những cái lu to như vậy, và mỹ thuật chút xíu để bà con phấn khởi, có thể hứng bớt lượng mưa, điều đó góp phần giảm ngập do mưa”, đại biểu Xuân đề xuất.
Theo Danviet
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất dùng lu chống ngập ở TP.HCM: 'Tại sao lại chỉ trích, thoá mạ, đe doạ tôi?'
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân cho biết đề xuất dùng lu chống ngập là kinh nghiệm của nhiều nước, bà rất buồn khi bị dư luận chỉ trích, thóa mạ, đe dọa.
Video: PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất mỗi nhà trang bị một lu nước để chống ngập
Trong phiên họp HĐND TP.HCM chiều 12/7, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM đề xuất sáng kiến "dùng lu chống ngập".
Đề xuất này ngay lập tức gây xôn xao dư luận, nhiều người cho rằng đây là giải pháp hài hước, không thực tiễn, thiếu hiệu quả và có thể gây bùng phát dịch sốt xuất huyết.
Sáng 13/7, trả lời VTC News về giải pháp "dùng lu chống ngập", PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân cho biết đây là giải pháp bà rất tâm huyết, nghiên cứu kĩ lưỡng nên mới đề xuất. Tuy nhiên do thời gian trên nghị trường quá ngắn nên bà không thể diễn giải hết được ý kiến khiến dư luận hiểu nhầm.
Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân. (Ảnh: Tự Trung)
"Nếu không tâm huyết, không trăn trở trước nỗi khổ của người dân khi liên tục hứng chịu cảnh ngập nước thì tôi đã không đề xuất giải pháp này. Tại sao lại chỉ trích, thoá mạ, đe doạ tôi khi tôi đưa ra giải pháp.
Từ tối qua đến giờ tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, nhắn tin. Trong đó có nhiều người hiểu vấn đề đã động viên, chia sẻ với tôi về giải pháp này. Tuy nhiên đa phần có những lời lẽ thoá mạ, xúc phạm, đe doạ khiến tôi rất sốc.
Nếu không tâm huyết, không trăn trở trước nỗi khổ của người dân khi liên tục hứng chịu cảnh ngập nước thì tôi đã không đề xuất giải pháp này. Bà Phan Thị Hồng Xuân
Tôi hy vọng luật an ninh mạng sẽ sớm được triển khai để xử lý những đối tượng này, bảo vệ những người tâm huyết, có nguyện vọng muốn xây dựng thành phố, đất nước", bà Xuân nói.
Lý giải về giải về đề xuất "dùng lu chống ngập", bà Xuân cho rằng đây là giải pháp tạm thời trong việc tránh ngập do nước mưa gây ra. Đây là giải pháp, kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và châu Á áp dụng, đồng thời là tri thức bản địa ở vùng nông thôn Việt Nam.
"Trong điều kiện ngân sách thành phố còn eo hẹp, thay vì xây một hồ chứa nước lớn tốn nhiều tiền, chúng ta có thể trang bị cho người dân khu vực ngập nước mỗi nhà 1- 2 cái lu.
Giải pháp này cũng được các chuyên gia JICA (Nhật Bản) nêu ra trong chương trình lắng nghe trao đổi về chống ngập vừa qua chứ không phải tự tôi suy diễn ra. Giải pháp này không chỉ chống ngập mà còn giúp tiết kiệm nước sạch", PGS.TS Hồng Xuân lý giải.
Về ý kiến dư luận cho rằng giải pháp này có thể gây dịch sốt xuất huyết ở thành phố, bà Xuân khẳng định đây chỉ giải pháp tạm thời, sau khi kết thúc mưa, người dân xử lý nước đó, không để trong lu nên sẽ không gây dịch bệnh.
Tại phiên thảo luận về chống ngập tại kỳ họp thứ 15, HĐND TP.HCM khóa IX, chiều 12/7, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân cho rằng, nếu thử nhìn ở góc độ khoa học xã hội và nhân văn, có thể tìm ra sáng kiến chống ngập đơn giản, thay vì chờ các giải pháp chống ngập hiện nay.
Bà nói: "Mỗi nhà ở nông thôn, trước sân có lu nước rất to để đựng nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa. Nên chăng, cần suy nghĩ về biện pháp này bên cạnh các giải pháp chống ngập bằng công trình. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà một lu nước to để hứng nước mưa".
Sau ý kiến của đại biểu này, hội trường vang lên nhiều tiếng xôn xao.
Dù vậy, sau đó, khi phát biểu về công tác chống ngập của TP.HCM trong thời gian qua, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cũng không đả động gì đến sáng kiến này.
QUANG ANH
Theo VTC
Đề xuất 'mạnh tay' với người nhập cư vi phạm chuẩn mực lối sống TPHCM Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân (trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM) cho rằng thành phố cần xây dựng chuẩn mực văn hóa lối sống và có biện pháp mạnh tay, kể cả đưa người nhập cư về nơi cũ nếu họ không tuân thủ trong thời gian lưu trú tại TPHCM. Tình trạng xả rác nơi công...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dừng đèn đỏ, bé trai 10 tuổi bị nhánh cây khô rơi trúng đầu, vỡ hộp sọ

Vụ bà trùm Q7 PR dầu gội 'dỏm': Cục Quản lý Dược chưa kịp 'trở tay' ở kênh này?

Thương tâm con gái đi cùng bố bị xe đầu kéo cán tử vong trên quốc lộ 5

Hai cha con tử vong bất thường trong căn nhà khóa trái ở Lâm Đồng

Hồ sơ công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội đầu bị thu hồi

Lòng Se Điếu 'hót hòn họt' gặp biến, loạt cơ sở bị điều tra, tạm ngừng đón khách

Đi chợ từ 4h sáng khắp Hà Nội, TPHCM vẫn... không mua được bộ lòng xe điếu

Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa

Nam điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Nam Định đang phải điều trị chấn thương đầu, mặt

Xử phạt người đánh nhân viên y tế ở Phú Thọ, đã công khai xin lỗi

5 trụ bê tông bất ngờ "mọc lù lù" trước khu chung cư ở Hà Nội

Một học sinh lớp 8 bị đánh phải nhập viện
Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng bỏ việc lương cao về phố núi, biến nhà gỗ 50 năm thành chốn đẹp như mơ
Netizen
14:44:06 08/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh có thể tiếp tục hợp tác Trương Nghệ Mưu
Hậu trường phim
14:41:48 08/05/2025
Nam thần Vbiz nhận cát-xê tới 60 cây vàng: Giải nghệ sớm, từng nặng tới gần 130kg
Sao việt
14:39:15 08/05/2025
Galaxy A 'lên đời' mạnh mẽ khi 'hồn' Galaxy S25 nhập vào điện thoại giá rẻ
Đồ 2-tek
14:37:49 08/05/2025
Doãn Hải My tăng 7kg so với thời thi hoa hậu, vóc dáng thay đổ rõ rệt nhưng vẫn khiến Văn Hậu say đắm
Sao thể thao
14:32:09 08/05/2025
21 thói quen bị con gái gọi là "lạc hậu", nhưng giúp tôi tiết kiệm hàng triệu mỗi tháng
Sáng tạo
14:29:24 08/05/2025
Hàng chục ngàn người đăng ký tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí
Thế giới số
14:02:20 08/05/2025
Hoãn phiên sơ thẩm vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Tịnh thất Bồng Lai
Pháp luật
13:59:36 08/05/2025
Anh Trai lột xác nhan sắc ngoạn mục nhất Say Hi công bố tin sốc, đăng loạt status gây hoang mang
Nhạc việt
13:58:50 08/05/2025
Nữ idol đẹp tới mức bị ghét suốt cả thập kỷ, sự nghiệp chạm đáy vì scandal bắt nạt
Nhạc quốc tế
13:56:10 08/05/2025