Đế chế Nga rộng lớn đã ra đời như thế nào?
Đế chế Nga từng là đế chế lớn thứ 3 trên thế giới. Vậy nó đã được tạo ra như thế nào? Câu chuyện xoay quanh sự ra đời của Đế chế này rất thú vị.
Trong tiến trình lịch sử, Đế chế Nga chiếm các vùng thuộc Đông và Bắc Âu, châu Á, và thậm chí cả Bắc Mỹ. Đây từng là quốc gia lớn thứ 3 trong lịch sử loài người, chỉ đứng sau Đế chế Anh (xếp thứ 3) và Đế chế Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn (xếp thứ nhất).
Đế chế Nga. Ảnh: Russia Beyond.
Pi-e Đại đế đã làm gì để tạo ra Đế chế Nga?
Vào đầu thế kỷ 18 trong số các quốc gia châu Âu, Nga là một nước mới. Thậm chí danh hiệu quân vương của Nga, tức Sa hoàng, cũng là một điều gì đó khá khó hiểu đối với nhiều người châu Âu. Vô số lần trước đó, Pi-e đã được người châu Âu nhắc đến như là “Hoàng đế Nga”, chẳng hạn trong lần ông thăm Anh Quốc, hồi tận năm 1698. Mức độ rộng lớn của lãnh thổ Nga (đặc biệt là so với các quốc gia châu Âu) ám chỉ rằng vị quân vương này phải hơn một vị quốc vương, nhưng không chỉ có thế.
Từ năm 1706, Pi-e lần đầu tiên trong lịch sử Nga đã tặng cho một số bề tôi của mình (tư lệnh Boris Sheremetev, chính khách Nikita Zotov, Đô đốc Fyodor Apraksin, và những người khác) danh hiệu “Bá tước”. Năm 1707, Alexander Menshikov là nam giới đầu tiên ở Nga trở thành Thân vương không phải do xuất thân mà là theo mệnh lệnh của Sa hoàng. Mà ở châu Âu, quyền trao tước hiệu như bá tước và thân vương thuộc về các hoàng đế. Năm 1710, một năm sau chiến thắng ngỡ ngàng của Nga trước Thụy Điển trong trận chiến Poltava, đặc phái viên của Anh tại Nga, Charles Whitworth, trong bài phát biểu của mình đã gọi Pi-e Đại đế là “Kaiser” (tương tự cái tên Kaiser hay Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh tồn tại cho đến đầu thế kỷ 19).
Cuối cùng Pi-e Đại đế đã điều chỉnh các thể chế nhà nước của mình. Năm 1711, ông tạo ra Thượng viện Điều hành – đây rõ ràng là một động thái tôn vinh Viện nguyên lão của Đế chế La Mã. Thượng viện Nga là một hội đồng các công chức dân sự và chỉ huy quân sự cấp cao có quyền đưa ra các quyết định nhà nước trong trường hợp Sa hoàng vắng mặt. Sau này, vào các năm 1718-1719 bắt đầu quá trình tạo ra các bộ nhà nước tập trung, phân chia chức năng nhà nước giữa các thể chế tương ứng.
Video đang HOT
Đến năm 1721, toàn bộ việc chuẩn bị đã xong xuôi để công bố vị thế mới của nhà nước Nga và vị quân vương của nó.
Chân dung Pi-e Đại đế. Ảnh: Bảo tàng Nga.
>> Xem thêm: Vì sao Pi-e Đại đế lại là hoàng đế đặc biệt vĩ đại của Nga?
Công bố Đế chế Nga
Việc tạo ra Đế chế Nga được công bố vào ngày 22/10/1721, đồng thời với việc tổ chức kỷ niệm Hiệp ước Nystad (ký kết giữa Sa quốc Nga và Đế chế Thụy Điển vào ngày 10/9/1721) chấm dứt Cuộc Đại chiến Bắc Âu với chiến thắng quyết định thuộc về Nga. Theo Hiệp ước này, Thụy Điển công nhận việc chuyển giao Estonia, Livonia, Ingria, và Đông Bắc Phần Lan sang Nga. Đối với người Nga, đây là một chiến thắng có ý nghĩa to lớn, bởi lẽ trước cuộc chiến này, Thụy Điển là cường quốc quân sự mạnh nhất châu Âu. Giờ đây niềm tự hào này, trên mọi phương diện, là thuộc về Nga.
Vào ngày 18/10/1721 (tức là 4 ngày trước buổi lễ long trọng nói trên), các thành viên của cơ quan quản lý của Giáo hội Chính thống giáo Nga đã lần đầu tiên chính thức nêu ra vấn đề phong Pi-e làm Hoàng đế Nga. Họ quyết định “cầu xin” Pi-e chấp nhận tước hiệu “Pi-e Đại đế, Cha của Tổ quốc, và Hoàng đế của Toàn Nga”.
Vào ngày 19/10 năm đó, quyết định trên được thông báo cho Thượng viện. Vào ngày 20/10, Thân vương Alexander Menshikov công bố quyết định này cho chính Pi-e, người được cho là đã liên tục từ chối nhận tước hiệu đó nhưng cuối cùng thì cũng ưng thuận.
Vào ngày 22/10, một buổi lễ được tổ chức ở Nhà thờ Trinity Cổ kính (nhà thờ đầu tiên và cổ nhất của Saint Petersburg). Hơn 1.000 quan chức dân sự và quân sự tụ tập tại đó, và 125 tàu thuộc hạm đội Baltic xếp thành hàng trên sông Neva gần quảng trường Trinity. Bên trong nhà thờ này, Pi-e chấp nhận tước hiệu Hoàng đế. Sau nghi lễ nhà thờ, Đại pháp quan Gavriil Golovkin phát biểu, trong đó thay mặt cho Thượng viện, Giáo hội Chính thống giáo, và tất cả nhân dân Sa quốc Nga, đã yêu cầu Pi-e chấp nhận tước hiệu Hoàng đế.
Khi đón nhận danh hiệu trên, Pi-e Đại đế đã có bài phát biểu rất ngắn chỉ gồm 3 câu, cảm ơn Chúa về chiến thắng trước Thụy Điển, khuyến khích binh lính Nga tập luyện quân sự thêm, và kết luận rằng “điều phù hợp là làm việc vì lợi ích chung mà Chúa đã đặt ra trước mắt chúng ta… để nhân dân được yên vui”.
Cùng với Pi-e, người đã thay đổi tước hiệu từ Sa hoàng sang Hoàng đế, vợ ông cũng đổi tước hiệu từ vợ Sa hoàng thành Hoàng hậu.
Sau buổi lễ, một cuộc ăn mừng hoành tráng diễn ra, với pháo hoa được bắn trong gần 3 tiếng đồng hồ, việc ăn mừng do chính Pi-e Đại đế tổ chức và kiểm soát. Hoàng đế Pi-e uống rượu với các vị khách cho đến 3 giờ sáng và toàn bộ việc ăn mừng này kéo dài thêm một tuần nữa./.
Trung Quốc ngăn bảo tàng Pháp mở triển lãm Thành Cát Tư Hãn
Một bảo tàng ở thành phố Nantes, Pháp, phải hủy triển lãm về Thành Cát Tư Hãn sau khi bị giới chức Trung Quốc phản đối.
Bảo tàng lịch sử Château des ducs de Bretagne ở thành phố Nantes, miền tây nước Pháp, hôm 14/10 thông báo họ sẽ dừng chương trình triển lãm về Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập Đế quốc Mông Cổ, trong hơn ba năm.
Đại diện bảo tàng cho hay quyết định này được đưa ra sau khi giới chức Trung Quốc can thiệp, đã yêu cầu họ không được dùng một số từ như "Thành Cát Tư Hãn", "Đế chế" và "Đế quốc Mông Cổ" tại triển lãm. Các quan chức Bắc Kinh sau đó còn yêu cầu được duyệt các tài liệu, chú giải và bản đồ trong triển lãm.
Tượng Thành Cát Tư Hãn ở phía đông Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồi tháng 6/2019. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi quyết định dừng triển lãm vì các giá trị nhân văn, khoa học và đạo đức mà chúng tôi bảo vệ", Bertrand Guillet, giám đốc bảo tàng Château des ducs de Bretagne, cho biết.
Cuộc triển lãm của bảo tàng Pháp ban đầu được lên kế hoạch hợp tác với Bảo tàng Nội Mông ở Hohhot, Trung Quốc. Tuy nhiên, bảo tàng Pháp cho hay căng thẳng nảy sinh khi Cục Di sản Văn hóa Trung Quốc gây áp lực buộc họ phải thay đổi các kế hoạch ban đầu, bao gồm cả phần nội dung liên quan đến văn hóa Mông Cổ.
Bảo tàng Château des ducs de Bretagne gọi hành động của giới chức Trung Quốc là "kiểm duyệt" và cho rằng nó thể hiện "lập trường cứng rắn của chính phủ Trung Quốc với người Mông Cổ".
Cơ quan ngoại giao Trung Quốc tại Paris hiện chưa bình luận về thông tin.
Người đàn ông Trung Quốc ngồi tù vì xúc phạm Thành Cát Tư Hãn 10 Người Mông Cổ nói 'nhờ Thành Cát Tư Hãn' nên ít nhiễm nCoV
Bên trong lò đào tạo vệ sĩ cho giới siêu giàu ở Trung Quốc "Học viện An ninh Thành Cát Tư Hãn" được coi là trường đào tạo vệ sĩ chuyên nghiệp, cung cấp vệ sĩ cho giới tỉ phú siêu giàu ở Trung Quốc. Học viện Thành Cát Tư Hãn được coi là lò đào tạo vệ sĩ bài bản và chuyên nghiệp nhất ở Trung Quốc. Ở thời đại bùng nổ công nghệ số, học...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?

Apple đang tạo ra chipset mạnh gấp 6 lần M3 Ultra

Các nước Bắc Âu và Anh ủng hộ lệnh ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine

Hội nghị hòa bình nhân dân kêu gọi giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine

Mỹ vạch 'lằn ranh đỏ' trong chính sách đáp trả Houthi

Ấn Độ tăng cường an ninh tại các cảng biển

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng vượt dự báo giữa 'bão' thuế quan

Thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ gây sóng gió cho ngành ô tô

Theo dõi động vật di cư: Thách thức bảo tồn xuyên quốc gia

Lịch trình bận rộn của Giáo hoàng Leo XIV

Vatican thông báo ngày tổ chức lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

'Lá chắn thép' S-400 của Ấn Độ phô diễn sức mạnh phòng không trong thực chiến
Có thể bạn quan tâm

Nữ diễn viên bật khóc công bố mang thai ở tuổi 40, phản ứng của chồng gây chú ý
Mới đây, nữ diễn viên Trung Quốc Hầu Mộng Sa và chồng là nam diễn viên Mao Dịch đã chính thức chia sẻ tin vui trên mạng xã hội, xác nhận sắp chào đón con đầu lòng sau 4 năm kết hôn.
Cảnh báo khẩn liên quan đến nam thần 1m90 Byeon Woo Seok
Sao châu á
12:57:39 10/05/2025
Mưa lớn diện rộng, loạt tỉnh 'chìm' trong nước, người dân 'mất việc' than trời
Tin nổi bật
12:44:22 10/05/2025
Giải pháp hạn chế tiết dầu cho da dầu vào mùa hè
Làm đẹp
12:34:30 10/05/2025
Harley-Davidson Ultra Limited 2024 giá từ 1,4 tỷ đồng
Xe máy
12:32:34 10/05/2025
Trải nghiệm cảm giác ngủ trên vách đá cao 1.600m với giá hơn 350 nghìn đồng
Du lịch
11:58:41 10/05/2025
Tesla Roadster thế hệ thứ hai: Cơn sóng lớn sắp tấn công thị trường
Ôtô
11:56:51 10/05/2025
Phong cách Y2K đang trở lại táo bạo và đầy cá tính
Thời trang
11:51:56 10/05/2025
Thiếu gia nghìn tỷ vào showbiz vì muốn nuôi tóc dài, thừa kế bất động sản 50.000m2, tiền tiêu 4 đời không hết
Hậu trường phim
11:40:12 10/05/2025
"Mất tích" nửa năm, đồng đội cũ Công Phượng bỗng vụt sáng ở V.League, sáng cửa vô địch
Sao thể thao
11:36:31 10/05/2025