Để có nguồn nhân lực tốt cho tương lai

Tình trạng gia tăng bạo lực học đường và căn bệnh lệch chuẩn văn hóa ở học sinh đang gây ra nỗi lo ngày một lớn hơn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều nhà trường quá chú trọng đến thành tích các môn văn hóa mà ít bồi dưỡng nhân cách cho học sinh.

Để có nguồn nhân lực tốt cho tương lai - Hình 1

Ảnh minh họa.

Vấn đề này cần phải được xốc lại trước khi nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Đó là yêu cầu mà Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục và đào tạo.

Các bộ: Văn hóa, Thể thaoDu lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn, Hội LHPN Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố cũng phải tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, coi đây là vấn đề thường xuyên và hết sức quan trọng nhằm bảo đảm nguồn nhân lực tốt cho tương lai đất nước.

Theo đó, các nhà trường, cơ quan liên quan phải tăng cường đôn đốc, kiểm tra, kịp thời biểu dương điển hình tốt, xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm, vi phạm để học sinh ý thức tốt về giá trị đạo đức trong mọi hành vi, lối sống cả trong và ngoài trường học.

Một trong những việc cần làm ngay từ đầu năm học này là phải chú ý đến lễ khai giảng năm học mới đảm bảo không mang tính hình thức, tạo ra được động lực trong cả năm học cho học sinh. Thực hiện nghiêm và thực chất các hoạt động chào cờ, hát Quốc ca, tập thể dục giữa giờ, trực nhật, dọn vệ sinh, tham gia lao động tập thể… Đẩy mạnh đổi mới dạy và học các môn đạo đức, giáo dục công dân, chú ý chất lượng sinh hoạt đoàn, đội. Tăng cường liên hệ với thực tiễn, các tấm gương người thực, việc thực, nêu gương người tốt, việc tốt nhằm lan tỏa tinh thần, trách nhiệm sẻ chia, đức hy sinh.

Đồng thời làm tốt hơn các hoạt động tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đặc biệt và trước hết, giáo viên phải gương mẫu trong nhà trường cũng như ngoài xã hội để nêu gương cho học sinh cũng như phụ huynh trong việc xây dựng một môi trường học đường văn hóa.

Một vấn đề quan trọng khác đó là các khẩu hiệu đã trở thành truyền thống của ngành giáo dục và đào tạo cần phải được xốc lại, tránh hình thức trong thực hiện. Rà soát các quy định, chỉ đạo, hướng dẫn nhằm giảm bớt áp lực có tính hành chính cho nhà trường, giáo viên, học sinh và khắc phục bệnh thành tích, hình thức, nhằm tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, sự tham gia của phụ huynh học sinh vào các hoạt động của nhà trường.

Video đang HOT

Mục tiêu của giáo dục là xây dựng con người vừa có trình độ vừa có phẩm chất. Vì thế, bên cạnh việc dạy chữ thì không thể tách rời yêu cầu dạy làm người.

Xốc lại việc giáo dục về đạo đức, văn hóa cho học sinh là yêu cầu cấp thiết để có nguồn nhân lực toàn diện cho tương lai đất nước. Đây là vấn đề cần được các nhà trường nhận thức đầy đủ để thực hiện nghiêm.

Lam Vũ

Theo baothanhhoa

Đừng lãng quên giáo dục đạo đức, lối sống !

Vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì buổi tọa đàm của Ủy ban đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2021 và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016-2021.

Buổi tọa đàm lần này tập trung thảo luận về công tác giáo dục, đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông.

"Có thi đâu mà lo"

Đề cập đến trách nhiệm của người thầy trong việc việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho rằng, hoạt động đổi mới giáo dục, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phải gắn và tương đồng với thi cử ở tất cả các khối lớp. Đặc biệt, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh bắt đầu từ những người làm thầy.

Đừng lãng quên giáo dục đạo đức, lối sống ! - Hình 1

Giáo dục đạo đức, dạy làm người từ những điều nhỏ. (Ảnh minh họa)

Đồng thời, cô Nguyễn Thị Nhiếp cũng chỉ ra nhiều điểm còn hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở các trường phổ thông hiện nay. Theo đó, mặc dù ngành giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh nhưng các trường vẫn chưa xem trọng và chỉ coi đó như "một cơn mưa rào, ào lên một lát rồi tạnh ngay".

Ngay cả đối với các cán bộ quản lý hay giáo viên cũng thiếu đi sự định hướng. Bởi vậy, họ không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào, nhỡ sai thì làm sao, có được bảo vệ không? Do đó, cách an toàn nhất là làm cầm chừng hoặc không làm cho... yên tâm. Phụ huynh, giáo viên, học sinh cũng không mấy quan tâm đến vấn đề này vì cho rằng thiếu tính thực dụng, không gắn với kiểm tra, thi cử...

Các hoạt động đổi mới giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh chưa gắn liền và chưa tương đồng với thi cử hiện nay. Vì thế các nhà trường dù rất quan tâm cũng khó triển khai và khó lan tỏa tới học sinh, phụ huynh. Nhất là vào những thời điểm thi, cha mẹ thường nói: "Thôi thôi cô ơi. Làm sao để các con tập trung vào học".

Các bậc phụ huynh lo lắng nếu như giáo viên cứ đầu tư vào hoạt động giáo dục thì con cái của họ sẽ có kết quả thi không tốt. Đây là một thực tế áp lực rất lớn đối với giáo viên. Do đó, cô Nhiếp cho rằng, đổi mới giáo dục, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần phải gắn với thi cử ở tất cả các khối lớp. Thực tế, các môn học - dạy chữ đều có tổ chức kiểm tra, thi cử để vào đời, nhưng có môn cần như "dạy người" luôn phải "thi" suốt đời lại chưa được chú trọng.

Có thể khẳng định, giáo dục con người thành công sẽ tạo được kết quả trước cả kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra. Còn giáo dục bất thành công là khi học trò đỗ với tấm bằng tốt nghiệp THPT nhưng vẫn ngơ ngác, bơ vơ và nông cạn trước nhiều cảnh huống. Ấy là vì các em bị thiếu hụt, không có những kỹ năng sống tốt cuộc sống của mỗi con người.

Ta thường nói, "học chữ song song với học làm người" hoặc "dạy người thông qua dạy chữ" chứ chưa tiếp cận theo hướng đạo đức là nền tảng của mọi môn học, không phải là môn học tách biệt. Học làm người mà chỉ đợi "cài theo", "cõng cùng" các nội dung kiến thức thì dù quý nhưng chưa đủ. Do vậy, cần phải có sự chỉ đạo và bắt đầu ngay ở tất cả các nhà trường.

Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phải bắt đầu từ những người thầy. Nhiều nhà trường, vì thiếu tính cụ thể, bài bản nên thường rơi vào tình trạng "mạnh ai nấy làm", "không làm không sao", "có thi đâu mà lo". Vậy nên điều đầu tiên giờ đây là cần "thông suốt" nhận thức trong giáo viên. Sẽ không thể có hiệu quả khi ta dạy đạo đức bằng cách giảng giải bởi đạo đức được hình thành qua rèn giũa và trải nghiệm, đặc biệt là khi nhìn thấy thầy cô làm.

Bắt đầu từ những việc nhỏ

Báo cáo tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý đầy đủ để thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên...

"Từ năm 2017, môn Giáo dục công dân được chọn là một môn thi trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội của kỳ thi THPT quốc gia. Kết quả thi THPT quốc gia môn Giáo dục công nhân luôn nằm trong nhóm các môn có điểm thi cao nhất" - Bộ trưởng cho hay.

"Tuy nhiên, nội dung giáo dục đạo đức chưa thiết thực; công tác quản lý ở một số trường học còn bất cập; công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục học sinh chưa chặt chẽ; một bộ phận học sinh có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường vẫn còn diễn ra ở một số địa phương gây bức xúc, lo lắng cho xã hội".

Dẫn câu ngạn ngữ nước ngoài "Cần một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ", ông Trần Đức Cảnh, Cố vấn Hội đồng tuyển sinh Đại học Havard cho rằng, hệ thống giáo dục, đặc biệt từ mẫu giáo đến lớp 12 không thể tách rời khỏi các vấn đề xã hội đang diễn ra, giáo dục là một phần của xã hội.

Chia sẻ về việc cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục trẻ em ở một số nước trên thế giới, ông Cảnh cho biết, sẽ có một nhóm tư vấn tâm lý, kỹ năng, đạo đức cho trẻ em gồm nhiều thành phần cộng đồng tham gia, nhóm này sẽ xây dựng kế hoạch lâu dài, tạo động lực, cảm hứng ngay tại cộng đồng địa phương. Còn GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục cho rằng, vấn đề không thể giải quyết được nếu "đóng khung" trong trường học.

"Việc này không thể làm được bằng khẩu hiệu chung chung như trước nay vẫn nói là "phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội", mà cần có những điều chỉnh cụ thể trong các hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Báo chí, Luật Điện ảnh, Luật Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em và các quy định pháp luật khác".

Tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, thời gian qua công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường đã đạt được kết quả tích cực; từ những việc nhỏ như hát quốc ca khi chào cờ, vệ sinh trường lớp,... đã có chuyển biến. Nhưng yêu cầu phát triển trong tình hình mới đòi hỏi chúng ta phải chú trọng hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng cho học sinh. Theo Phó Thủ tướng, các phong trào, nếp sinh hoạt truyền thống như "Năm điều Bác Hồ dạy", "Thi đua dạy tốt, học tốt", "Tất cả vì học sinh thân yêu"... phải tiếp tục duy trì và phát huy.

"Đổi mới lễ khai giảng với tinh thần "vì học sinh thân yêu", giữ gìn vệ sinh trường học, đưa các môn thể thao, võ thuật vào trường học... có chuyển biến trong vài năm gần đây nhưng chưa mạnh mẽ. Năm học tới Bộ GD&ĐT phải siết chặt hơn nữa, phong trào phải thiết thực, tránh hình thức", Phó Thủ tướng nêu. Phó Thủ tướng "đặt hàng" Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng Hệ Tri thức Việt số hoá để huy động giáo viên đóng góp các bài giảng mẫu mực về đạo đức, giáo dục công dân, sao cho thiết thực, sinh động, nhất là cấp mầm non, tiểu học; tổ chức cuộc thi "em yêu trường em", phản ánh người tốt việc tốt từ các em học sinh bằng clip, hình ảnh; phát động phong trào cô trò cùng học...

Và ở góc độ thực tế, theo cô Nguyễn Thị Nhiếp, nhìn lại các khẩu hiệu trong mỗi nhà trường ta thường gặp như "5 điều Bác Hồ dạy", "Tiên học lễ, hậu học văn", "Thi đua dạy tốt-học tốt", "Tất cả vì học sinh thân yêu", "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo".... thiết nghĩ đến 5 phẩm chất của chương trình giáo dục phổ thông mới là "yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm". Soi ngẫm lại, thành thật với chính mình, chúng ta thấy còn nhiều thầy cô giáo chưa thực hiện tốt các khẩu hiệu trên. 5 điều Bác Hồ dạy, lời đầu tiên là "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào".

Thế nhưng khi nghe tiếng nhạc Quốc ca, thầy cô vẫn ngang nhiên đi trên sân trường thì thật khó để dạy học sinh rằng yêu Tổ quốc từ những hành động nhỏ nhất, đó là khi nghe nhạc Quốc ca, ta dừng lại nghiêm trang nhìn lên lá cờ Tổ quốc và hát bằng cả trái tim mình! Có những thầy cô ngồi quán cafe hay đi chơi đâu đó, ngay lập tức mạng xã hội biết vì thầy cô chụp ảnh bằng những công cụ với hiệu ứng rất đẹp và hiện đại nhưng lại không biết ứng dụng CNTT để soạn bài.

"Chúng ta sẽ không thể có học trò có đạo đức, lối sống tốt nếu thầy cô chưa là tấm gương tốt, từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hằng ngày. Việc nêu gương đạo đức, lối sống chính là việc thầy cần trau dồi mỗi phút giây và trò cần học mỗi ngày nên thầy cô không thể trì hoãn", cô Nhiếp nhấn mạnh.

Uyên Na

Theo phapluatplus

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Full màn thuyết trình của Ý Nhi ở Miss World: "Bắn" tiếng Anh đỉnh nhưng tại sao vẫn bị nói là "khá nông"?Full màn thuyết trình của Ý Nhi ở Miss World: "Bắn" tiếng Anh đỉnh nhưng tại sao vẫn bị nói là "khá nông"?
06:12:01 22/05/2025
Sống trong nhà chồng 4 tầng và 3 thế hệ, tôi ngột ngạt đến mức khó thởSống trong nhà chồng 4 tầng và 3 thế hệ, tôi ngột ngạt đến mức khó thở
06:43:20 22/05/2025
Thả 2 con rắn trong chung cư vì chó nhà hàng xóm sủa quá ồnThả 2 con rắn trong chung cư vì chó nhà hàng xóm sủa quá ồn
06:55:13 22/05/2025
Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'
07:01:42 22/05/2025
Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?
08:06:51 22/05/2025
Nước cống tràn vào nhà dân sau mưa lớn ở Hà NộiNước cống tràn vào nhà dân sau mưa lớn ở Hà Nội
06:38:34 22/05/2025
Nhóc tỳ "Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?" sau 8 năm: Lột xác thành mỹ nhân tuổi teen khiến dân tình trầm trồNhóc tỳ "Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?" sau 8 năm: Lột xác thành mỹ nhân tuổi teen khiến dân tình trầm trồ
07:32:01 22/05/2025
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025
06:09:21 22/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Peanut đang là tuyển thủ tệ nhất top 4 Rừng hàng đầu Regular Seasons 2025

Peanut đang là tuyển thủ tệ nhất top 4 Rừng hàng đầu Regular Seasons 2025

Mọt game

08:45:49 22/05/2025
Peanut đang có những thông số rất kém nếu so với 3 người còn lại trong số 4 Rừng tốt nhất của Regular Seasons 2025 hiện tại.
Sau 8 năm chồng mất, mẹ chồng khuyên tôi nên đi bước nữa

Sau 8 năm chồng mất, mẹ chồng khuyên tôi nên đi bước nữa

Góc tâm tình

08:44:58 22/05/2025
Tôi vẫn nghĩ mình sẽ ở vậy sau khi chồng mất thì gần đây mẹ chồng - người mà tôi luôn kính trọng, yêu thương lại khuyên tôi nên đi bước nữa.
Jin (BTS) chia sẻ về khoảnh khắc khó quên với Tom Cruise

Jin (BTS) chia sẻ về khoảnh khắc khó quên với Tom Cruise

Sao châu á

08:36:53 22/05/2025
Mới đây khi xuất hiện trong chương trình radio Wendy s Youngstreet của SBS, Jin đã chia sẻ câu chuyện hậu trường về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ với Tom Cruise.
Kevin Spacey trở lại Cannes, các nhiếp ảnh gia xô đổ hàng rào

Kevin Spacey trở lại Cannes, các nhiếp ảnh gia xô đổ hàng rào

Sao âu mỹ

08:32:05 22/05/2025
Kevin Spacey đã nhận được giải thưởng thành tựu trọn đời từ Qũy Better World Fund. Đây là một sự kiện không rầm rộ và ít khách mời nổi tiếng của Cannes.
Em gái "chân dài" của Lâm Tây tuổi 18 xinh như búp bê, nhìn ảnh hồi nhỏ mới thấy "dậy thì thành công" cỡ nào

Em gái "chân dài" của Lâm Tây tuổi 18 xinh như búp bê, nhìn ảnh hồi nhỏ mới thấy "dậy thì thành công" cỡ nào

Sao thể thao

08:30:43 22/05/2025
Không chỉ có anh trai là thủ môn nổi tiếng điển trai nhất nhì ĐT Việt Nam, em gái ruột Đặng Văn Lâm - hot girl Đặng Thanh Giang mới đây bất ngờ chiếm sóng cõi mạng với nhan sắc lên hương thấy rõ ở độ tuổi 18,
Cao Viên Viên gây thương nhớ ở Liên hoan phim Cannes

Cao Viên Viên gây thương nhớ ở Liên hoan phim Cannes

Hậu trường phim

08:24:01 22/05/2025
Liên hoan phim Cannes năm nay vắng bóng nhiều người đẹp của làng giải trí Hoa ngữ nên sự xuất hiện của Cao Viên Viên được chú ý.
Bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa

Bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa

Sức khỏe

08:05:53 22/05/2025
Cụ thể, khi gặp trường hợp trẻ đuối nước cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, tới vị trí an toàn gần nhất. Cẩn thận đặt trẻ trên nền cứng, phẳng, chắc chắn.
Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Việt 'sốc nặng' phát hiện An - Nguyên yêu nhau

Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Việt 'sốc nặng' phát hiện An - Nguyên yêu nhau

Phim việt

07:40:20 22/05/2025
Sau khi chứng kiến anh Nguyên và An cãi nhau giống như hai người đang yêu ghen nhau, về nhà, Việt nghĩ nhiều về chuyện này. Anh lờ mờ nhận ra hai người như thể có tình cảm với nhau.
Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Tin nổi bật

07:35:49 22/05/2025
Một nữ công nhân cho biết: Lúc đó nổ to quá tôi hoảng hốt. Tôi bị thương ở đầu, máu chảy nhiều, choáng váng. Nước phòng cháy chữa cháy ở trên tự động xả xuống rất nhiều, tôi không thấy đường đi .
Đoàn Di Băng bể kèo bán 4000 son với Thùy Tiên, hẹn việc sốc trước khi đeo lắc?

Đoàn Di Băng bể kèo bán 4000 son với Thùy Tiên, hẹn việc sốc trước khi đeo lắc?

Netizen

07:31:38 22/05/2025
Một video cũ của hoa hậu Thùy Tiên và Đoàn Di Băng đang được chia sẻ lại rầm rộ, hút hàng triệu lượt xem, hàng nghìn tương tác của cư dân mạng. Trong video, Thùy Tiên cùng nữ đại gia quận 7 xuất hiện rạng rỡ, cười nói vui vẻ.
Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Thế giới

07:29:42 22/05/2025
Chính phủ Nga ngày 21/5 đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc về việc trì hoãn đàm phán hòa bình về vấn đề Ukraine, cho biết hiện vẫn chưa có quyết định về địa điểm diễn ra hòa đàm.